Trước khi diễn ra Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, có nhiều đồn đoán xung quanh việc sẽ sửa đổi Điều lệ đảng và khôi phục lại chức chủ tịch đảng. Khi đó ông Hồ Bình – Chủ biên Tạp chí Mùa xuân Bắc Kinh cho rằng có nhiều dấu hiệu cho thấy chưa thể khôi phục lại chế độ chủ tịch.

tapcanbinh
Ông Tập Cận Bình (Ảnh: Getty Images)

Theo ông Hồ Bình, nếu như khôi phục lại chế độ chủ tịch đảng tại Đại hội 19, chính quyền cần phải làm dư luận trước để có bước trải thảm, do kênh thông tin chính thống của chính quyền Trung Quốc không có đưa những thông tin liên quan về vấn đề này, do đó Đại hội 19 không có khả năng khôi phục lại chức chủ tịch đảng.

Đến nay Đại hội 19 đã kết thúc, chế độ chủ tịch đảng chưa được khôi phục, ông Tập Cận Bình vẫn làm Tổng Bí thư. Tuy nhiên, ông Hồ Bình cho rằng đến Đại hội 20 (nếu như vẫn còn Đại hội 20), chế độ chủ tịch đảng rất có khả năng sẽ được khôi phục lại.

Ông Hồ Bình cho biết, theo nhận định ban đầu của ông, tại Trung Quốc, chức vụ lãnh đạo quốc gia và chính phủ được hiến pháp quy định rất rõ nhiệm kỳ, nhưng chức vụ lãnh đạo đảng lại không có hạn chế về nhiệm kỳ. Tuy nhiên, ông nói “Trước đó không lâu tôi mới biết, thì ra đối với chức vụ lãnh đạo trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, chính quyền đương nhiệm cũng đưa ra hạn chế về nhiệm kỳ. Tháng 6/2006, Văn phòng Trung ương ĐCSTQ đưa ra văn bản ‘Quy định tạm thời về nhiệm kỳ chức vụ của cán bộ lãnh đạo Đảng và Chính phủ’, trong đó điều 6 quy định rõ: ‘Cán bộ lãnh đạo Đảng và Chính phủ giữ chức vụ liên tiếp đến hai nhiệm kỳ sẽ không được giới thiệu, nêu tên hoặc bổ nhiệm tiếp tục giữ cùng chức vị đó nữa’. Quy định này về sau cũng được nhắc lại nhiều lần. Và như vậy, sau 5 năm nữa, ông Tập Cận Bình sẽ rời khỏi ghế chủ tịch nước, đồng thời cũng rời khỏi chức vị Tổng bí thư và Chủ tịch Quân ủy.”

Nếu ông Tập Cận Bình muốn tiếp tục nắm quyền tối cao sau 5 năm nữa, thì ông có thể có 2 lựa chọn. Thứ nhất, học theo ông Đặng Tiểu Bình, buông rèm chấp chính. Chuyến “nam tuần” xuống miền nam năm 1992, ông Đặng Tiểu Bình đã rút khỏi chức vụ Chủ tịch Quân ủy, chỉ còn là đảng viên bình thường, nhưng dựa vào mối quan hệ hùng hậu, ông vẫn có quyền lực “nhất ngôn cửu đỉnh”. Đặc điểm lớn nhất về quyền lực của ông Đặng Tiểu Bình là: quyền lực thực tế vượt xa rất nhiều quyền lực trên danh nghĩa. Về điểm này, Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình không giống nhau. Ông Tập bằng cách có được quyền lực danh nghĩa, mới có được quyền lực thực tế. Ông Tập là lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc có nhiều chức vụ nhất, nhưng quyền lực thực tế của ông e là nhỏ hơn so với quyền lực trên danh nghĩa. Tuy nhiên trải qua 5 năm, và thêm 5 năm tiếp theo nữa, ông Tập có thể có được quyền lực thực tế lớn hơn nữa.

Một lựa chọn khác đó là thay đổi chế độ. Thay đổi chế độ tổng bí thư thành chủ tịch đảng, thay đổi chức chủ tịch nước thành tổng thống. Nếu như tại Đại hội 20 và Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc sau đó có thể thay đổi chế độ thành công, thì ông Tập có thể tiếp tục nắm quyền lực cao nhất ở chức vụ mới. Trước đó, tại hải ngoại cũng có người cổ xúy chế độ chủ tịch đảng và tổng thống cũng không phải là vô cớ.

Tuy nhiên dù là học theo ông Đặng Tiểu Bình “buông rèm chấp chính” hay thay đổi chế độ, ông Tập Cận Bình cũng sẽ không được thuận buồm xuôi gió. Sự độc tài quyền lực của ông không chỉ là xây dựng trên sự áp chế đối với người dân, mà còn xây dựng trên sự áp chế đối với các đồng liêu trong đảng. Để mở rộng quyền lực của chính mình, ngoài việc áp chế sức mạnh trong dân chúng, ông Tập cũng cần phải thanh trừng nội bộ đảng, nhưng trong nội bộ vẫn còn có thế lực chống lại ông Tập, do đó cuộc đấu tranh quyền lực trong nội bộ đảng vẫn còn đang tiếp tục.

Trí Đạt

Xem thêm: