Hôm 30/6, Quốc hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thông qua Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông nhằm đàn áp nhân quyền người Hồng Kông. Đến buổi tối cùng ngày, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã ký luật và chính thức có hiệu lực. Luật này bị cáo buộc chấm dứt chính sách “một quốc gia hai chế độ” mà ĐCSTQ cam kết với Hồng Kông, gây ảnh hưởng sâu rộng. Ngoài ra, đạo luật cũng đồng thời làm sâu sắc thêm khủng hoảng cai trị của ông Tập Cận Bình. 

unnamed 1
(Ảnh: kremlin.ru)

Tổng hợp các nguồn tin cho thấy đã có những phản ứng lên án mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế trong việc ĐCSTQ thúc đẩy Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông. Ngày đầu tiên khi Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông có hiệu lực (1/7), lập tức 27 Chính phủ phương Tây lên tiếng phản ứng tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, kêu gọi ĐCSTQ bãi bỏ Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông.

Nhà Trắng đã ban hành một tuyên bố lên án hành vi làm luật của ĐCSTQ vi phạm nghiêm trọng các cam kết quốc tế, tuyên bố sẽ có hành động mạnh mẽ đối với những người bóp nghẹt tự do và tự trị của Hồng Kông. Đông đảo nghị sĩ của hai đảng tại Mỹ cũng đồng loạt lên án ĐCSTQ, chỉ trích ông Tập Cận Bình và những tên ‘côn đồ’ cùng phe cánh của ông phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng vì hành vi phá hoại tự do của Hồng Kông.

Ngày 29/6, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố sẽ thu hồi tình trạng đặc biệt của Hồng Kông, tạm ngừng thực hiện các quy tắc ưu đãi đối với Hồng Kông, bao gồm cả việc miễn giấy phép xuất khẩu. Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố rằng các hành động của Bắc Kinh đã ngăn Mỹ khu biệt Hồng Kông với Trung Quốc Đại Lục, theo đó sẽ lập tức ngừng xuất khẩu thiết bị quốc phòng sang Hồng Kông. Trước đó, hôm 26/6 Ngoại trưởng Pompeo cũng tuyên bố sẽ áp đặt các hạn chế về thị thực đối với các quan chức ĐCSTQ trước đây và hiện tại đã vi phạm quyền tự trị của Hồng Kông.

MỜI NGHE PODCAST: Mỹ hạn chế thị thực với quan chức làm xói mòn tự do Hồng Kông

Nhưng ngay trong ngày Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông có hiệu lực (1/7), người dân Hồng Kông đã xuống đường biểu tình phản đối bất chấp đe dọa của Luật này, nhiều người Hồng Kông nói rằng việc thông qua Luật An ninh Quốc gia đã củng cố niềm tin của họ trong việc “lấy lại Hồng Kông”.

Tại Trung Quốc Đại Lục, sau khi dự thảo Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông được Ban Thường vụ Quốc hội ĐCSTQ phê chuẩn, chính quyền đã huy động toàn bộ máy truyền thông nhà nước tuyên truyền cổ vũ và đàn áp bất đồng chính kiến. Đài Á châu Tự do (RFA) do dẫn lời một chuyên gia pháp lý Trung Quốc nói rằng việc ĐCSTQ buộc phải thúc đẩy luật an ninh quốc gia là vì họ sợ rằng “những suy nghĩ nổi loạn” của Hồng Kông sẽ lan sang Trung Quốc Đại Lục.

Đài Á Châu Tự Do công bố bài bình luận cho rằng, việc Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông được đưa ra không chỉ chính thức tuyên án tử hình cho tự do của người Hồng Kông mà còn đưa thế giới vào tình huống nguy hiểm như thời trước thềm Thế chiến II. Ông Tập Cận Bình không hiểu hết hậu quả của việc thực hiện bước đi này.

Tác giả bài viết cho rằng ông Tập Cận Bình không thể cam chịu đầu hàng, có một lý do sâu xa đó là nghĩ rằng không còn đường lùi. Vì dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán khiến con át chủ bài trong tay ông là mức phụ thuộc cao của nền kinh tế thế giới vào Trung Quốc đã suy yếu nghiêm trọng. Thêm nữa là các biện pháp trừng phạt do Mỹ và phương Tây nhắm vào ĐCSTQ đã không ngừng đẩy nhanh quá trình chia tách kinh tế toàn cầu khỏi Trung Quốc. Trong cảnh quân bài chủ lực bị vô hiệu hóa, tình trạng ông Tập Cận Bình trong thế tiến thoái lưỡng nan đã trở thành vấn đề gây bất an ngày càng lớn đối với Trung Quốc và thế giới.

Bài viết cũng chỉ ra rằng rủi ro mới nhất và cấp bách nhất hiện nay chính là tình hình leo thang nghiêm trọng của xung đột biên giới Trung Quốc-Ấn Độ. Bắc Kinh tự cho họ thông minh trong cái gọi là “dạy cho quân đội Ấn Độ bài học”, hệ quả đã kích động tình cảm người dân Ấn Độ trở nên căm thù ĐCSTQ chưa từng thấy. Một khả năng mà ông Tập Cận Bình hiện phải đối phó là trong tình trạng áp lực chính trị nội bộ đặc biệt nghiêm trọng có thể khiến lãnh đạo Ấn Độ Modi phải có hành động trả đũa Trung Quốc. Mặc dù kết quả của cuộc chiến là gây mất mát cho cả hai bên, nhưng về mặt chính trị thì ông Tập Cận Bình dễ bị tổn thương hơn ông Modi, do bối cảnh hiện nay, ông Tập bị cô lập chưa từng thấy cả trong và ngoài nước.

Tác giả nhận định những nguy cơ hiện nay của ông Tập Cận Bình không khó để nhận thấy, liệu ông Tập có chấp nhận rút lui? Sự xuất hiện gần đây của cựu lãnh đạo Ôn Gia Bảo gợi liên tưởng rằng với vị thế, tài năng và uy tín của mình, ông ấy nên có động thái hỗ trợ ông Tập Cận Bình. Về vấn đề này, nhà bình luận Trương Kiệt (Zhang Jie) nhận định trên Twitter rằng việc ĐCSTQ phá hủy Hồng Kông chính là tự sát. Ông nói, kỳ thực mỗi lần một triều đại diệt vong đều xuất hiện một lãnh đạo ngu xuẩn, nhiệm vụ của hắn chính là chấm dứt triều đại này, vì vậy vào thời khắc quan trọng này hy vọng không nên thay thế Tập Cận Bình.

Hôm 27/6, cựu thủ tướng ĐCSTQ Ôn Gia Bảo của ĐCSTQ đã bất ngờ có lần xuất hiện hiếm hoi trong dịp tặng chữ cho Viện Khoa học Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản của Đại học Lan Châu, sự kiện gây nhiều chú ý từ công luận. Trong nhiều quan điểm khác nhau về sự xuất hiện của Ôn Gia Bảo, có nhiều người liên tưởng đến vấn đề quản lý lũ lụt gần đây của Trung Nam Hải.

p2720481a292756512
Cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (giữa) với lãnh đạo của Đại học Lan Châu (Nguồn: Trang web Đại học Lan Châu).

Do những cơn mưa và lũ lụt hoành hành gần đây ở miền nam Trung Quốc đã gây nghi ngờ về chất lượng và khả năng kiểm soát lũ của đập Tam Hiệp. Liệu đập Tam Hiệp có trụ vững được không đã trở thành chủ đề nóng trong các cuộc thảo luận trên mạng xã hội. Cộng đồng mạng lan truyền lại thông tin về Lễ cất nóc (topping out) đập Tam Hiệp không ai trong số các quan chức hàng đầu Trung Nam Hải tham dự, bao gồm cả hai nhân vật hàng đầu xuất thân trong lĩnh vực xây dựng thủy lợi là Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Sau khi ông Hồ Cẩm Đào nhậm chức đã không một lần đến thăm Dự án Tam Hiệp, còn ông Ôn Gia Bảo trong hơn ba năm kể từ khi trở thành Thủ tướng chỉ đến khu vực hồ chứa Tam Hiệp hai lần, mỗi lần chỉ chú ý đến vấn đề di dân mà ít quan tâm đến chính dự án. Có giải thích cho rằng ông Hồ Cẩm Đào không muốn bị liên lụy vì dự án mà những người tiền nhiệm là ông Giang Trạch Dân và Lý Bằng khởi xướng.

Hiện nay có vấn đề đáng quan tâm là lãnh đạo trung ương ĐCSTQ chắc hẳn có lo ngại con đập sẽ không trụ được nên đã ra lệnh xả lũ, trong khi lưu vực sông Dương Tử (Trường Giang) chưa bước vào giai đoạn đỉnh mùa lũ. Việc xả lũ làm thành phố Nghi Xương ở hạ lưu Trùng Khánh bị ngập lụt. Mãi đến ngày 28/6, ông Tập Cận Bình mới lần đầu tiên bày tỏ quan điểm về thảm họa, thừa nhận rằng vấn đề này rất nghiêm trọng, những biểu hiện của ông Tập khiến nhiều người không khỏi cảm thấy lo lắng.

Một bài bình luận khác của RFA cho biết trước đây khi tại chức, mỗi khi có thảm họa thiên tai là ông Ôn Gia Bảo lập tức đến thăm nơi xảy ra thảm họa. Lần này ông xuất hiện phải chăng hàm nghĩa không hài lòng với lãnh đạo đương nhiệm hiện nay?

Lý Văn Long

Xem thêm: