Mới đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tổ chức lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập chính quyền, một số nguyên lão buộc phải xuất hiện với tình trạng sức khỏe có vẻ không được tốt lắm. Có phân tích cho rằng, ngoài thực hiện bổn phận “người máy chính trị”, họ còn muốn thể hiện cho các thế lực biết “tôi vẫn còn ở đây”. Trong khi đó, cũng có một số người nhìn nhận, tính hợp pháp của quyền lực trong tay ông Tập Cận Bình, cơ bản không thoát khỏi sự kiềm chế và ảnh hưởng của thể chế của ĐCSTQ. Vì thế, vào thời điểm này hàng năm đều phải làm ra vẻ “hòa hợp êm thấm”.

Embed from Getty Images

Ông Giang Trạch Dân thu hút sự chú ý khi phải cần đến sự hỗ trợ của người khác để xuất hiện tại lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm ĐCSTQ thành lập chính quyền. (Ảnh: Getty Images)

Hôm 6/10, Đài Phát thanh Quốc tế Pháp dẫn phân tích của Mirror Media nói rằng, bàn luận từ thể chế chính trị của ĐCSTQ, bắt đầu từ thời kỳ Mao Trạch Đông cho đến hiện nay, thực ra mức độ văn minh của họ không có quá nhiều tiến bộ. Cộng thêm đấu đá quyền lực trong nội bộ đảng không thể hiện ra bề mặt giống như Mỹ, do đó mọi người vẫn là theo thói quen thông qua một số hoạt động công khai để suy đoán chiều hướng của các lãnh đạo cấp cao.

Bản tin còn trích dẫn bình luận của học giả nhận định, ngoài những người bị giam trong nhà tù Tần Thành như Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, ông Tập Cận Bình không có quá nhiều khả năng động đến những “người già”. Do đó, những người xuất hiện trên thành Thiên An Môn vào ngày 1/10 dĩ nhiên chứng minh rằng họ không có vấn đề gì, nhưng những cựu Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Thường ủy Bộ Chính trị không có mặt, về cơ bản cũng không có quá nhiều khả năng có vấn đề.

Bản tin nói, “Quốc khánh” của ĐCSTQ nói trắng ra chính là một vở tuồng thường niên và được sắp xếp một cách công phu. Mặc dù tình trạng của ông Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào không ổn định, nhưng vì về cơ bản họ đều thuộc “người máy chính trị”, trong thời điểm này có vai cần phải diễn, cho nên không thể không bị “hành hạ” dưới ánh mặt trời và liên tục xem biểu diễn mấy tiếng đồng hồ.

Thêm nữa, cho dù thấy hàng loạt những người già trên thành Thiên An Môn có vẻ rất náo nhiệt, nhưng thực ra khó nhìn được tinh thần hưng phấn cần có của họ. Có thể nói các nguyên lão lộ diện một cách định kỳ chủ yếu là đang bàn giao hai việc, thứ nhất là đích thân làm chỗ dựa cho Tập Cận Bình, dùng đó để biểu đạt sự ủng hộ đối với hạt nhân Tập Cận Bình; thứ hai là thông qua việc đích thân xuất hiện tại Thiên An Môn để nói với mọi người rằng “tôi vẫn còn ở đây”, cũng chính là muốn thế lực các phe tiếp tục phải dè chừng.

Bài báo đặt nghi vấn, hiện nay quyền lực của ĐCSTQ rốt cuộc có nằm trong tay của ông Tập Cận Bình hay không? Rất có khả năng trên bề mặt, ông Tập là “định vu nhất tôn” (quyền uy tối cao), nhưng thực ra “nhất tôn” này vẫn cần các nguyên lão tồn tại, và ông Tập vẫn cần họ đứng cùng ông trên Thiên An Môn, cũng tức là cơ bản ông Tập không thoát khỏi sự kiềm chế và ảnh hưởng của ĐCSTQ.

Bình luận nhấn mạnh, ông Tập Cận Bình dù sao cũng không phải là hoàng đế, càng không phải là lãnh đạo được sinh ra trong quá trình dân chủ, cái gọi là tính hợp pháp của quyền lực vẫn phải dựa vào “hộp đen bí mật”. Nếu muốn triệt để thoát khỏi sự ảnh hưởng của các nguyên lão, thì chỉ có đợi đến ngày quyền lực của ông đến từ bầu cử thực sự bởi người dân và Trung Quốc thực hiện dân chủ hóa. Nếu không dù là đổi cho ai lên nắm quyền hay là các “tiền bối” trong nội bộ đảng có làm ra dáng vẻ gì đi nữa, thì hàng năm vào thời điểm này đều sẽ thấy được cảnh tượng “hòa hợp êm thấm”.

Trước đó, cũng có phân tích chỉ ra, nguyên lão của ĐCSTQ có sự chia rẽ nghiêm trọng với ông Tập Cận Bình trong vấn đề chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và vấn đề Hồng Kông. Lần duyệt binh này, thành Thiên An Môn cũng thể hiện cuộc chiến ngầm đấu đá quyền lực, ngoài ông Chu Dung Cơ được cho là lấy lý do sức khỏe để vắng mặt, mái tóc bạc không hợp thời của ông Hồ Cẩm Đào, cũng được cho là họ mượn cơ hội này để biểu đạt phản đối. Do nội tâm bất hòa, nên khán giả cũng khó thấy được dáng vẻ hết sức phấn khởi của các cựu lãnh đạo cấp cao.

Cũng có người nhìn ra cách thức đấu đá quyền lực của họ. Đài Phát thanh Hy vọng (SOH) dẫn lời của một cư dân ở Bắc Kinh cho biết, lần này ông Giang Trạch Dân lộ diện đã trở thành chủ đề bàn tán gây cười của dư luận. Ông nói, khi duyệt binh, người dân không được phép ra khỏi cửa, ở nhà xem ti vi, nhìn thấy Giang Trạch Dân sắp không xong rồi: “Trên thành Thiên An Môn nhìn thấy Giang Trạch Dân đứng, bộ dạng mắt mở trừng trừng giống như cương thi, rồi đến cảnh quay Tập Cận Bình đứng che hai mắt ông ta, ý tứ là: Ông sống có ý vị gì chứ.”

Trí Đạt

Xem thêm: