Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) hôm 16/12 đã lần lượt có cuộc hội kiến với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong đó ông Tập Cận Bình khi nói chuyện với bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã nhấn mạnh ngữ khí một cách rõ ràng, tiếp tục đề cập đến những lời hằn học về việc nghiêm trị Hồng Kông mà ông đã nói hồi tháng trước tại Brazil. 

Lâm Trịnh Nguyệt Nga, Tập Cận Bình, Carrie Lam
Chỉ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội kiến Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 16/12 (Ảnh chụp màn hình video của HK01)

Lâm Trịnh Nguyệt Nga hội kiến Lý Khắc Cường, Tập Cận Bình

Theo Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, sáng hôm qua (16/12) Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường đã gặp mặt bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đang có chuyến báo cáo công tác tại Bắc Kinh, ông khen bà Lâm làm việc “chịu khó khăn để tiến lên”, đồng thời nói chính phủ Trung ương khẳng định những nỗ lực mà bà đã làm. 

Ông Lý Khắc Cường và bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cùng đều cập đến vấn đề kinh tế. Ngoài ra, ông Lý còn nói hy vọng chính phủ Đặc khu tiếp tục nỗ lực “ngăn chặn bạo loạn, khôi phục trật tự” chiểu theo pháp luật, cũng như yêu cầu nắm bắt chặt chẽ nghiên cứu hàng loạt những vấn đề mâu thuẫn sâu rộng trong sự phát triển kinh tế xã hội Hồng Kông.

Còn buổi chiều cùng ngày, ông Tập Cận Bình cũng đã tiếp kiến bà Lâm tại Trung Nam Hải, ông Tập đề cập tương đối nhiều về tình hình Hồng Kông. 

Ông Tập miêu tả năm nay là một năm vô cùng phức tạp mà Hồng Kông đối mặt kể từ khi “trở về” Trung Quốc, còn nói bà Lâm đã “làm rất nhiều công việc vất vả”, “tại thời điểm đặc biệt của Hồng Kông (bà Lâm) đã thể hiện dũng khí và gánh vác trách nhiệm, Trung ương hoàn toàn ủng hộ”, v.v.

Ông Tập Cận Bình còn đặc biệt nhắc đến ngày 14/11, tại Hội nghị BRICS được tổ chức ở Brazil khi ông phát biểu đã cho rằng đã biệt đạt rõ lập trường và thái độ cơ bản của Trung ương Bắc Kinh đối với tình hình Hồng Kông. Ông Tập tái khẳng định việc ủng hộ cảnh sát Hồng Kông tiến hành cái gọi là “nghiêm chính chấp pháp”.

CNA chỉ ra, khi ông Tập Cận Bình nói đến ủng hộ cảnh sát Hồng Kông “nghiêm chỉnh chấp pháp” đã tăng nặng ngữ khí.

Ngoài ra, ông Tập còn hy vọng “nhân sĩ các giới trong xã hội đoàn kết nhất trí”.

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga hồi đáp “vô cùng cảm ơn” ông Tập đã “tin tưởng và ủng hộ” bà.

Tập Cận Bình ngày càng cứng rắn với Hồng Kông do nhu cầu đấu đá quyền lực?

Ngày 14/11 theo giờ địa phương, ông Tập Cận Bình tham dự Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS – gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) lần thứ 11 diễn ra tại Brazil, khi phát biểu ông Tập cũng đã có những ngôn luận cứng rắn chưa từng có về tình hình Hồng Kông. 

Khi đó, ông Tập nói tình hình phạm tội bạo lực cấp tiến tiếp tục xảy ra tại Hồng Kông, đã chà đạp nghiêm trọng nền pháp trị và trật tự xã hội, phá hoại nghiêm trọng sự phồn vinh ổn định của Hồng Kông, thách thức nghiêm trọng đến nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Ông Tập Cận Bình còn nói “ngăn chặn bạo loạn, khôi phục trật tự là nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay tại Hồng Kông”. Nhưng ông không đề cập đến việc cảnh sát bị cáo buộc lạm dụng bạo lực và xâm phạm nhân quyền. 

Ngoài ra, ông Tập còn liên tiếp nói nhiều câu “kiên định ủng hộ” “kiên định không rời”: Kiên định ủng hộ các biện pháp hành chính Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông và chính phủ Hồng Kông, kiên định ủng hộ cảnh sát Hồng Kông nghiêm chỉnh chấp pháp, kiên định ủng hộ cơ quan tư pháp Hồng Kông trừng trị theo pháp luật những phần tử bạo lực phạm tội. Chính quyền quán triệt quyết tâm và kiên định phương châm “một quốc gia, hai chế độ”, quyết tâm kiên định phản đối bất cứ thế lực bên ngoài nào can thiệp đến sự vụ Hồng Kông, v.v.

Nhà bình luận thời sự Trần Phá Không cho biết, những lời này của ông Tập có phần nặng hơn so với phát biểu ngày 4/11 khi ông hội kiến Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga tại Thượng Hải, có thể gọi là “sát khí đằng đằng”. Nhiều người vì thế mà giải thích rằng ông Tập phát tín hiệu đối với Hồng Kông, hoặc sẽ tăng cường lực độ trấn áp. 

Ngày 4/11, ông Tập Cận Bình hội kiến bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tại Thượng Hải đã từng nói, Trung ương “tín nhiệm cao” đối với bà, “hoàn toàn ủng hộ” đối với bà và đội ngũ quản lý của bà, đồng thời nói bà Lâm và chính phủ Hồng Kông “nghiêm túc cẩn thận với trách nhiệm của mình”, yêu cầu bà tiếp tục “ngăn chặn bạo loạn, khôi phục trật tự”.

Sau đó, ngày 6/11, Thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ Hàn Chính – người quản về vấn đề Hồng Kông & Macao cũng có cuộc hội kiến với và Lâm, ngoài khẳng định ủng hộ bà Lâm và chính phủ Hồng Kông ra, ông còn khen ngợi cảnh sát Hồng Kông “nghiêm túc cẩn thận với trách nhiệm của mình”; đồng thời yêu cầu “ngăn chặn bạo loạn” là “trách nhiệm chung” hiện nay của chính phủ, lập pháp và tư pháp của Hồng Kông.

Giới quan sát phát hiện, sau mỗi lần bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nhận được sự hỗ trợ của cao tầng ĐCSTQ đối với Hồng Kông, tình hình Hồng Kông đều sẽ xấu đi hơn. 

Tuy nhiên, cuối tháng 11, bầu của cấp quận tại Hồng Kông đã cho thấy dân ý mạnh mẽ ủng hộ phản đối Dự luật Dẫn độ. Ngày 25/11, kết quả bầu cử được công bố cho thấy phe dân chủ đã giành được 388 ghế trong số 452 ghế tại 18 quận, phe kiến chế thân ĐCSTQ thảm bại, chỉ giữ được 59 ghế. Điều này cũng phản ánh dân ý người Hồng Kông đáng về phía mà bị ĐCSTQ và chính phủ Hồng Kông chỉ trích là “bạo dân”, cũng là hô ứng điều mà ông Tập Cận Bình nói “hy vọng các giới trong xã hội đoàn kết nhất trí”.

Nhiều kênh truyền thông từng đưa tin, kết quả bầu cử Hội đồng quận tại Hồng Kông hồi tháng trước đã khiến cho ông Tập Cận Bình cảm thấy kinh hãi, Trung Nam Hải vì thế mà kinh hoàng chưa biết làm thế nào, do phán đoán sai tình hình, chính quyền đến nay chưa đưa ra bất cứ phương án ứng phó nào. Còn thực tế, trước đó nhiều cuộc khảo sát dân ý tại Hồng Kông cũng phản bác sự tự tin của ĐCSTQ, chỉ là ĐCSTQ không dám thừa nhận. 

Khảo sát dân ý tại Hồng Kông cho thấy, người Hồng Kông không tin tưởng cảnh sát Hồng Kông, mặc dù tuyệt đại đa số người Hồng Kông cũng không thích bạo lực, nhưng họ cho rằng nguyên nhân của bạo lực vẫn là quy về tội cho chính phủ. 

Ông Tập Cận Bình có thái độ ngày càng cứng rắn đối với Hồng Kông, có quan điểm cho rằng, do nhu cầu đấu đá quyền lực của ông Tập nên ông cần phải có thái độ cứng rắn.

Ông Lã Bình Quyền – Giảng viên cấp cao của Đại học Tẩm Hội Hồng Kông chia se với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng, tình hình Hồng Kông hiện nay khiến cho người đang vướng vào khó khăn cả đối nội lẫn đối ngoại như ông Tập Cận Bình cảm thấy mất mặt, đằng sau chắc chắn ông có không ít áp lực. Do đó ông Tập Cận Bình cần phải có biểu hiện tương đối cứng rắn đối với Hồng Kông và Đài Loan.

Nhà bình luận thời sự Trần Phá Không nghi ngờ, xưa nay người lãnh đạo tối cao hát chính diện, những lãnh đạo khác hát vai phản diện, để lại không gian cho sự biến đổi. Lẽ nào ông Tập Cận Bình không hiểu nguyên lý ABC vận hành chính trị chính phủ này?

Ông cho rằng, ông Tập Cận Bình hoàn toàn có thể để người khác trong chính quyền ĐCSTQ nói những lời hằn học, cấp bậc thấp như Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung ương Vương Chí Dân, Chủ nhiệm Văn phòng sự vụ Hồng Kông & Macao Trương Hiểu Minh, cấp bậc cao có thể là Thường ủy Bộ Chính trị chủ quản về vấn đề Hồng Kông & Macao Hàn Chính. Còn bản thân ông Tập là người lãnh đạo tối cao, đích thân nói ra những lời này, chỉ có thể cho thấy ông ấy thiếu trí huệ về chính trị, trong lúc cấp bách đã không màng đến thân phận thẳng thắn phát biểu, kết quả là nói cả lập tưởng của bản thân mình cho bên ngoài biết. Còn có một khả năng nữa là những lãnh đạo khác, thậm chí những quan chức cấp bậc khác không muốn hát vai phản diện, làm người xấu, nên dẫn đến việc ông Tập chỉ đành tự mình lộ diện nói những lời hằn học như vậy.

Trí Đạt

Xem thêm: