Tình hình dịch bệnh tại Vũ Hán vẫn đang tiếp tục lan rộng, ngày 24/1/2020 là ngày thứ hai thành phố Vũ Hán phong tỏa thành phố do dịch viêm phổi, được chỉ thị của ông Tập Cận Bình, quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã công khai tham gia vào phòng chống và khống chế dịch bệnh.

vu trang
Có cư dân mạng chụp được hình ảnh, tại địa phương có cảnh sát vũ trang tay cầm súng trường tự động đang mặc quần áo phòng hộ đứng gác tại bến xe ở Vũ Hán (Ảnh chụp màn hình video)

Có cư dân mạng chụp được hình ảnh, tại địa phương có cảnh sát vũ trang tay cầm súng trường tự động đang mặc quần áo phòng hộ đứng gác tại bến xe ở Vũ Hán. Có người nắm được tình hình cho biết, do tình dịch dịch bệnh mất kiểm soát và thiếu sự cứu trợ, trong thành phố Vũ Hán e là đã tiếp cận điểm tới hạn bùng phát xung đột, có khả năng xảy ra bạo loạn. 

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin hôm 24/1, vì để quán triệt chỉ thị của ông Tập Cận Bình và yêu cầu bố trí của Quân ủy Trung ương, Bộ đảm bảo hậu cần Quân ủy Trung ương ĐCSTQ dẫn đầu triển khai quân đội ứng phó sự kiện y tế công cộng đột phát.

Theo video mà cư dân mạng tại Trung Quốc đăng tải, đã có nhóm cảnh sát vũ trang tay cầm súng trường tự động canh gác bến xe tại Vũ Hán, những người này đều mặc quần áo phòng hộ. Súng tự động là vũ khí có tính năng cao cấp, có thể trong thời gian ngắn tấn công vào mục tiêu trên phạm vi lớn. 

Đài Á châu Tự do (RFA) nhắc đến nghi ngờ của cư dân mạng rằng, phòng chống dịch có cần những vũ khí sát thương như thế này không?

Trong một bức ảnh chụp màn hình tin nhắn WeChat, một người được cho là có bối cảnh quân đội nói: “Các bạn chiến hữu, hiện tại trật tự xã hội tại Vũ Hán có rủi ro mất kiểm soát, có bộ phận người bệnh trong lúc tinh thần suy sụp đã bắt đầu tấn công nhân viên y tế.”

Theo CCTV đưa tin hôm 24/1, ông Tập Cận đã hạ lệnh quân đội tham gia phòng chống dịch, có thông tin chỉ ra, Quân ủy Trung ương đã đưa nhiều thiết bị tiên tiến như xe tăng, xe vận binh bọc thép để bước vào “thực chiến”, trấn áp bạo loạn tiềm ẩn. 

Nhà bất đồng chính kiến Lê Văn Học tại Hán Khẩu cho rằng, phong tỏa thành phố trong thời gian ngắn thì họ có thể giải quyết được vấn đề đảm bảo vật tư cơ bản, nhưng thời gian dài thì rất khó nói. Trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do, ông cho biết, nhiều bạn bè thân thích của ông vẫn ở lại Vũ Hán, ông rất lo lắng cho an nguy của họ, càng lắng dịch bệnh tiếp tục xấu đi, địa phương có thể sẽ bùng nổ hỗn loạn. 

Chính quyền tỉnh Hồ Bắc trong đêm ngày 22 đến rạng sáng ngày 23/1 tuyên bố phong tỏa thành phố Vũ Hán từ 10:00 ngày 23/1, sáng sớm ngày 23/1, chính thức tuyên bố công tác phòng dịch bước vào “trạng thái thời chiến” toàn diện. Sau đó, trong liên tiếp 2 ngày, tỉnh Hồ Bắc đã phong tỏa ít nhất 15 thành phố. Trong thời gian này đã có tin đồn quân đội nhận lệnh tham gia phong tỏa và phòng chống dịch bệnh. 

Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) cho rằng, đây là quyết định cực đoan cấp tiến của chính quyền. Một thành phố lớn với hơn 10 triệu người, lệnh cấm phương tiện giao thông công cộng trong thành phố có thể duy trì bao lâu cũng khiến nhiều người nghi ngờ, nếu cưỡng chế duy trì, liệu có dẫn đến việc thành phố không cách nào vận hành được, từ đó tạo thành thảm họa nhân đạo nghiêm trọng?

Theo một bài viết của nhà bình luận Trịnh Trung Nguyên đăng trên tờ Vision Times chỉ ra, ông Tập Cận Bình đã đưa ra chỉ thị đối với tình hình dịch bệnh Viêm phổi Vũ Hán, yêu cầu ngăn chặn dịch bệnh lây lan nhưng cũng không quên nhấn mạnh cần “kiên quyết duy hộ ổn định đại cục xã hội”.

Trước đó, ngày 17/1, tại Hội nghị Công tác Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương, cựu Cựu Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương Quách Thanh Côn đã truyền đạt lại chỉ thị của ông Tập Cận Bình: Yêu cầu công tác của Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương trong năm 2020 sẽ coi “duy hộ an ninh chính trị quốc gia” ở vị trí số một, cách nói này cũng giống với chỉ thị mới nhất của ông Tập về dịch Viêm phổi Vũ Hán, dường như Trung Nam Hải đã dự kiến về đại tai họa của chính quyền ĐCSTQ. 

Có thể thấy, việc phong tỏa thành phố Vũ Hán là xuất phát từ nhu cầu duy hộ ổn định chính trị hơn là phòng chống dịch bệnh dân sinh, điều này cũng cho thấy hàm ý chính trị đối với sự kiện mà cư dân mạng gọi là “Vũ Hán khởi dịch”. Tình hình dịch bệnh viêm phổi tại thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc đột nhiên bùng phát vào cuối tháng trước, cư dân mạng gọi “Vũ Hán khởi dịch” (lối chơi chữ đồng âm, khởi nghĩa đọc giống khởi dịch), có ý nói khởi nghĩa Nam Xương dẫn đến nhà Thanh diệt vong, ở mức độ nào đó có sự trùng hợp. 

Tuy nhiên, bài viết cho rằng, điều mà chính quyền ĐCSTQ không ngờ được là, việc Vũ Hán phong tỏa thành phố sẽ đem đến cho ĐCSTQ hậu quả xấu. Thứ nhất là tăng nhanh tốc độ người dân Vũ Hán đào thoát, trong quá trình đào thoát cũng có thể sẽ có người lây nhiễm, và sẽ lây lan ra nhiều nơi khác, việc này cũng bằng như khiến cho cái gọi là phong tỏa thành phố của chính quyền không đạt được mục đích phòng chống dịch, ngược lại dịch bệnh lây lan nhanh hơn, khiến toàn thế giới nổi giận.

Thứ hai, có người dùng Twitter đăng video cho thấy, không ít người dân Vũ Hán trong đêm khuya “vượt biên” đến các thành thị khác ở Trung Quốc. Còn chính quyền ngăn chặn kiểu “vượt biên này”, biện pháp hiệu quả nhất là để quân đội chặn tại các trạm kiểm soát đường bộ, vậy thì những người không muốn đợi chết sẽ mạo hiểm xung đột với quân đội, tình huống này cũng là chưa từng có.

Đương nhiên, không phải là nói những người dân tay không tấc sắt có thể đánh thắng được quân đội, mà là quân cảnh tiếp xúc liên tục với người có mang virus, thì “báng súng” của ĐCSTQ sẽ bị trúng chiêu. Nếu ngay cả doanh trại canh phòng nghiêm ngặt cũng bị lây nhiễm viêm phổi Vũ Hán, đối với ĐCSTQ dựa vào súng để bảo vệ đảng, thì sẽ là điều khủng khiếp.

Trí Đạt

Xem thêm: