Ông Trương Cao Lệ là một nhân vật trọng yếu thuộc phe cánh của ông Giang Trạch Dân, nhờ tận dụng đàn áp Pháp Luân Công mà lên chức. Hiện nay, khi chính quyền ông Tập Cận Bình đào sâu thanh lý phe Giang thì ngày tháng còn lại của ông Trương đang ngày một xấu đi.

tap-can-binh-truong-cao-le

Những năm gần đây, liên tục có “địa chấn” xảy ra tại quan trường Thiên Tân, “hậu viện” của Thường ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ. Các nhân vật lần lượt “ngã ngựa” vì tham nhũng có liên quan mật thiết đến ông Trương là:

  • Cựu Tổng giám đốc Tập đoàn Đầu tư Thành phố Thiên Tân Mã Bạch Ngọc, mệnh danh là tổng quản của ông Trương Cao Lệ;
  • Cục trưởng Tổng cục An ninh Quốc gia, từng nhiều năm là Phó thị trưởng Thiên Tân, ông Dương Đống Lương;
  • Phó thị trưởng Thiên Tân Doãn Hải Lâm;
  • Thị trưởng Thiên Tân Hoàng Hưng Quốc; v.v…

Ông Trương từng là Bí thư Thành ủy Thiên Tân, việc các nhân vật này “ngã ngựa” liên tiếp thể hiện rằng “tổ cũ” của ông liên tục bị chính quyền ông Tập Cận Bình công phá, từ đó hé mở tấm màn đen của việc quan thương câu kết lợi ích mà kịch tính nhất là vai diễn của ông Trương cũng liên tục được hé lộ.

Hoàng Hưng Quốc theo Trương Cao Lệ 5 năm

Ngày 10/9, Ủy ban Kỷ luật Trung ương đột nhiên công bố tin tức, Bí thư thành ủy kiêm Thị trưởng Thiên Tân Hoàng Hưng Quốc vì “tình nghi vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” đã bị bắt điều tra.

Theo tư liệu, năm 2007, khi ông Trương Cao Lệ được điều từ Bí thư tỉnh ủy Sơn Đông sang làm Bí thư thành ủy Thiên Tân, thì tháng 12 cùng năm, ông Hoàng Hưng Quốc cũng được điều đến Thiên Tân làm Thị trưởng. Sau đó, ông Hoàng Hưng Quốc là đồng sự của ông Trương Cao Lệ 5 năm, đến tháng 11/2012, Trương Cao Lệ chuyển lên làm Thường ủy viên Bộ chính trị, sau đó giữ chức Phó thủ tướng Quốc vụ viện.

Tháng 12/2014, có nhiều tin đồn về việc cựu Bí thư thành ủy Thiên Tân là người có quan hệ mật thiết với ông Trương Cao Lệ, được điều đi làm Bộ trưởng Bộ Thống nhất Chiến tuyến Trung ương ĐCSTQ, để ông Hoàng Hưng Quốc nắm cả hai chức vụ Bí thư và Thị trưởng Thiên Tân.

Ngày 12/8/2015, vụ nổ tại Thiên Tân làm cả thế giới chấn động, lúc đó ông Hoàng Hưng Quốc đã nói: “Không thể nào thoái thác trách nhiệm”.

>> Thị trưởng Thiên Tân Hoàng Hưng Quốc “ngã ngựa”

Tiểu tổ khai phát tân khu Tân Hải

Tháng 5/2007, khi vừa nhận chức Bí thư Thiên Tân không bao lâu, ông Trương Cao Lệ ngay lập tức thành lập một tiểu tổ để tiến hành khai phát khu Tân Hải bao gồm: ông Trương làm tổ trưởng, tổ phó là các ông Đới Tử Long, Dương Đống Lương, Hoàng Hưng Quốc. Đến nay, ông Dương Đống Lương và Hoàng Hưng Quốc đều đã bị bắt điều tra, có tin đồn ông Đới Tử Long cũng đang bị điều tra, con rể ông này đã bị bắt trước đó.

Theo truyền thông Trung Quốc, năm đó ông Trương Cao Lệ tiến hành kế hoạch “đại khai phát, đại đầu tư” đối với khu Tân Hải, mỗi tháng đều đi Tân Hải một lần, triển khai các dự án bất động sản và công trình lọc đầu rất lớn.

Tuy nhiên, do quản lý quy hoạch không tốt, lại có hiện tượng quan – thương câu kết kiếm lợi nên nhiều dự án để lại yếu kém, ví dụ như dự án 60 tỷ nhân dân tệ phát triển khu Trung tâm Kinh tế CBD ở Tân Hải, bị truyền thông Đại Lục gọi là hoang địa, còn tập đoàn Đầu tư Kiến thiết Tân Hải Thiên Tân chịu trách nhiệm chính phát triển dự án thì gánh một món nợ khổng lồ. Tháng 4/2014, Tổng giám đốc của Công ty Đầu tư Phát triển Khu kinh tế Thiên Tân TEDA là Lưu Huệ Văn đã tự sát.

Theo một nguồn tin tiết lộ, tháng 2/2014 trong một buổi họp nhóm chịu trách nhiệm cấp cao của quốc vụ viện, Phó Thủ tướng Uông Dương từng nói Thiên Tân gánh món nợ trái phiếu hơn 5.000 tỷ NDT, thực tế là đã phá sản, giờ có truy cứu trách nhiệm thì cũng quá muộn.

Bộ hạ cũ của Trương Cao Lệ liên tục “ngã ngựa”

Không chỉ riêng Tân Hải, các chính sách phát triển của ông Trương Cao Lệ, ông Hoàng Hưng Quốc, v.v… đã làm thị trường bất động sản Thiên Tân rơi vào cảnh hỗn loạn, tạo cơ hội cho sự câu kết quan thương.

Những năm gần đây, các thuộc hạ cũ của ông Trương Cao Lệ tại Thiên Tân liên tục bị “ngã ngựa”. Tháng 4/2015, một loạt các nhân vật “rớt đài” như:

  • Phó chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Hội đồng Nhân dân thành phố Thiên Tân Trương Gia Tinh;
  • Bí thư tổ đảng Khu trung tâm Tân Hải Vương Chính Sơn;
  • Bí thư tổ đảng kiêm Phó cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên Quốc gia và Quy hoạch Tân Hải Bành Bác.

Trước đó vào tháng 9/2014, cựu Tổng giám đốc Tập đoàn Đầu tư thành phố Thiên Tân Mã Bạch Ngọc đã bị bắt. Mã Bạch Ngọc được ngoại giới đồn là “đại tổng quản” trong lĩnh vực phát triển đô thị của ông Trương Cao Lệ, từng thao túng nhiều công ty cực lớn ở thành phố Thiên Tân, cũng như lãnh đạo tập đoàn đầu tư thành phố lớn nhất cả nước là Tập đoàn Đầu tư thành phố Thiên Tân, nắm vương quyền trong lĩnh vực phát triển đô thị và bất động sản.

Chính sách “đổi đất lấy nhà” của Trương Cao Lệ sản sinh ra tham nhũng

Đầu tháng 7/2014, tổ tuần tra số 5 Trung ương đã kiểm tra Thiên Tân và công bố tình hình “Các án lớn và nghiêm trọng ở các xí nghiệp quốc hữu liên tục xuất hiện. Có nhiều vấn đề liên quan đến tham nhũng trong lĩnh vực phát triển thành thị. Tham nhũng tại cơ sở hạ tầng nông thôn không kiểm soát nổi. Vi phạm kỷ luật và pháp luật gây nhiều hậu quả nghiêm trọng”.

Từ 31/5/2009, ông Trương Cao Lệ đã thực hiện chính sách “đổi đất lấy nhà”. Việc thực thi chính sách này từ trên xuống dưới, liên quan đến tất cả hệ thống chính quyền, xí nghiệp, thương mại, ngân hàng v.v., giữ quyền thao túng các tài nguyên chính là “đại quản gia” Mã Bạch Ngọc.

Cuối năm 2014, trang báo mạng của Đài truyền hình Phoenix ở Hồng Kông từng đăng bài với bút danh Khổng Đức Kế. Bài viết nói về hậu màn của chính sách “đổi đất lấy nhà”. Với danh nghĩa đổi đất lấy nhà, việc chiếm dụng đất phi pháp được hợp thức hóa, giải tỏa áp lực bị kháng cáo lên cấp cao hơn. Với danh nghĩa đô thị hóa, quyền bầu cử của hàng trăm thôn bị tước mất. Các quan chức thường xuyên bị dân kháng cáo lên cấp cao kéo dài có thể đổi phiếu bầu để kéo dài nhiệm kỳ. Do đất đai là món lợi khổng lồ, nhiều quan chức địa phương đều bị cuốn vào vòng xoáy của tham nhũng tràn lan, dẫn đến các trường hợp cưỡng chế chiếm đất, gây ra nhiều bi kịch.

Bài viết cũng phân tích, Thiên Tân nhờ đô thị hóa mà trong 20 năm đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên cái giá phải trả vượt quá lợi ích thu được. Nông dân mất đi kế sinh nhai, nhiều chính quyền địa phương gánh những món nợ công rất lớn, các khu vực rộng lớn như Dương Thôn ở khu Võ Thành, Hương Diệp Loan ở khu Tân Hải, Đông Lệ Hồ ở khu Đông Lệ v.v… do sử dụng yếu kém nên trở thành những “thành phố ma” nổi tiếng ở Đại Lục.

Doãn Hải Lâm bị điều tra: Trương Cao Lệ cảm thấy nhột

Doãn Hải Lâm từng giữ chức vụ ở lĩnh vực phát triển đô thị và quy hoạch đất đai nhiều năm. Từ 3/2007 đến 11/2012, trong thời gian ông Trương Cao Lệ nắm giữ chức Bí thư thành ủy Thiên Tân, ông Doãn Hải Lâm từ chức Phó cục trưởng Cục Quy hoạch Đô thị Thiên Tân lên đến chức Phó thị trưởng.

Trong thời gian dài ông Doãn Hải Lâm làm ở cục quy hoạch, thành phố Thiên Tân xóa bỏ 3 khu Đường Cô, Hán Cô và Đại Cảng, thành lập tân khu Tân Hải. Ông Doãn Hải Lâm bị chỉ ra có liên quan rất sâu đến việc quy hoạch và xây dựng tân khu Tân Hải.

Truyền thông Hồng Kông từng tiết lộ, ngay trước kỳ Lưỡng Hội năm 2015, ông Vương Kỳ Sơn đã phát hiện có mất mát trong quỹ khai phát Thiên Tân. Nhà bình luận thời sự Chu Hiểu Huy từng cho biết, ông Vương Kỳ Sơn đặc biệt yêu cầu lưu trữ các ký lục hội nghị từ năm 2007 trở đi bởi vì những nội dung đó nhất định có liên quan đến những người như Hoàng Hưng Quốc, Trương Cao Lệ và Đới Tương Long.

Triệu Thiếu Lân và Triệu Tấn bị bắt, khai ra Trương Cao Lệ

Tháng 7/2014, con của cựu Bí thư của tỉnh ủy Giang Tô Triệu Thiếu Lân là Triệu Tấn bị điều tra. Đến tháng 10 cùng năm thì Triệu Thiếu Lân cũng “ngã ngựa”.

Theo truyền thông cho biết, Triệu Tấn là một “nhân vật phong vũ” trong giới bất động sản Đại Lục, trong lĩnh vực này có khả năng hô phong hoán vũ. Sau khi Triệu Tấn bị bắt, Tân Hoa Xã đã gọi Triệu Tấn là một “nhà phát triển có móng tay sắc” ở Thiên Tân, muốn chỉnh thế nào thì đều có thể chỉnh thế đó. Các dự án do Triệu Tấn chịu trách nhiệm ở Thiên Tân vi phạm rất nhiều quy định phổ biến, như là tự tăng thêm tầng, không tuân thủ giới hạn về dung tích tối đa, v.v… để tăng thêm lợi nhuận. Sau khi Triệu Tấn bị bắt thì ngay lập tức cũng có hai dự án lớn ở Thiên Tân bị lộ ra là vi phạm quy định kiến trúc nghiêm trọng.

Truyền thông ngoài Trung Quốc cho biết, theo nguồn tin thân cận với Ủy ban Kỷ luật Trung ương, cha con Triệu Thiếu Lân tự biết tội nặng khó thoát đã khai ra hết tất cả, cung cấp một số lượng lớn tội chứng của ông Trương Cao Lệ đứng ở sau hậu đài.

Dương Đống Lương bị bắt sau vụ nổ tại Thiên Tân

Ngày 18/8/2015, một tuần sau vụ nổ chấn động Thiên Tân, thông tin chính thức của chính quyền Đại Lục cũng công bố, Cục trưởng Tổng cục An ninh Quốc gia Dương Đống Lương do “tình nghi vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng” đã bị bắt điều tra.

Ông Dương Đống Lương suốt từ đầu năm 2001 đến năm 2012 đã liên tục giữ chức Phó Thị trưởng và Ủy viên Thành ủy Thiên Tân. Có người cho biết, trong thời gian ông Trương Cao Lệ “chấp chính” ở Thiên Tân thì ông Dương Đống Lương rất được trọng dụng.

Theo nguồn tin tại quan trường Thiên Tân, ông Dương Đống Lương có liên quan mật thiết đến nhiều hạng mục lớn ở khu Tân Hải, như khí đốt, hóa dầu, hỏa tiễn v.v…

Một nguồn tin khác ở Ban Kỷ luật Thiên Tân cho biết, ông Dương Đống Lương lúc giữ chức vụ ở Thiên Tân, đã từng bị rất nhiều người tố cáo, là một trường hợp điển hình của việc quan chức có vấn đề trầm trọng nhưng vẫn được đề bạt. Người đề bạt không ai khác chính là ông Trương Cao Lệ.

Nổ tại Thiên Tân, đại địa chấn quan trường Thiên Tân

Khoảng 23:30 ngày 12/8/2015, tại khu quy hoạch phát triển khu Tân Hải ở Thiên Tân đã xảy ra vụ nổ lớn. Sức phá hoại của nó tương đương với 24 tấn thuốc nổ TNT, uy lực của hai lần nổ tương đương với 53 quả hỏa tiễn chống hạm. Tòa nhà xảy ra vụ nổ bị san thành bình địa. Tòa nhà ở cạnh đó cũng thành đống đổ nát. Các xe ô-tô trong khu vực 300 mét xung quanh đều bị cháy nổ, bánh xe bằng nhôm cũng chảy thành nước.

Theo thống kê của chính quyền có 165 người bị nạn, 8 người mất tích, 798 người bị thương. Tuy nhiên, truyền thông ở hải ngoại cho rằng con số thực tế lớn hơn rất nhiều nếu dựa trên ước lượng về tính năng của bộc phá.

Đến nay, nguyên nhân của vụ nộ vẫn còn là điều bí ẩn. Vào thời điểm đó, có người đưa ra cách giải thích là: Vụ nổ có liên quan đến việc Giang và Tập tranh đấu, phe Giang Trạch Dân sử dụng vụ nổ với mục đích uy hiếp chính quyền của Tập Cận Bình, ngoài ra còn kích động mối lo sợ về nguy hiểm của quần chúng để tạo phiền phức cho chính quyền đương nhiệm.

Cho dù mục đích thật sự của vụ nổ là gì thì ông Trương Cao Lệ không khỏi bị ngoại giới nhìn vào là nhân vật quan trọng có liên quan. Nơi xảy ra vụ nổ là tân khu Tân Hải, nơi mà ông Trương từng nhiều năm chỉ huy khai phát. Địa điểm xảy ra vụ nổ cũng là một xí nghiệp được cho là do ông này nắm quyền thao túng.

Ngay sau vụ nổ, truyền thông hải ngoại và Đại Lục cũng liên tục khai thác các vấn đề ở tân khu Tân Hải. Từ việc không tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường v.v. cho đến việc quy hoạch hỗn loạn, không khoa học của toàn tân khu Tân Hải.

Một năm sau vụ nổ ở Thiên Tân, các vụ việc quan chức “ngã ngựa” tại đây vẫn kéo dài không dứt. Nhiều người nhận xét, vụ nổ ở tân khu Tân Hải cũng đã kích nổ quả bom ở quan trường Thiên Tân.

Tự Minh

Xem thêm: