Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ leo thang dữ dội, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chủ trì Hội nghị lần thứ năm của Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vấn đề đáng chú ý là Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) khi đưa tin về sự kiện chỉ gọi “hội nghị chỉ ra” mà không như thông lệ thường gọi “Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ ra”. Giới quan sát có quan điểm nghi vấn rằng phải chăng Tập Cận Bình đã mất vị thế “lãnh đạo tối cao duy nhất quyết định cuối cùng”?

Embed from Getty Images

Cách đưa tin bất thường của CCTV và tín hiệu xung đột tại Trung Nam Hải

Chiều 26/8, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã chủ trì Hội nghị lần thứ năm của Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương và có bài phát biểu. Hội nghị đã nghiên cứu thúc đẩy sự hình thành các vấn đề bố trí kinh tế khu vực phát triển chất lượng cao với lợi thế bổ sung, và cải thiện năng lực cơ sở hạ tầng công nghiệp và vấn đề trình độ chuỗi công nghiệp.

Ngay sau đó, hôm 27/8, giới truyền thông Hồng Kông có phân tích, khi CCTV đưa tin về các vấn đề tại Hội nghị này rất ít đề cập cụm từ “Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ ra”, thay vào đó là “Hội nghị chỉ ra”, động thái này rất hiếm xảy ra, phải chăng Tập Cận Bình đã không còn vị thế “lãnh đạo tối cao duy nhất quyết định cuối cùng”?

Theo nguồn tin của CCTV, những nhân vật quan trọng trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ và là thành viên của ủy ban này đều có mặt tham dự: Thủ tướng Lý Khắc Cường (Phó Chủ nhiệm), Bí thư Ban Bí thư Trung ương Vương Hộ Ninh (ủy viên), Phó Thủ tướng Hàn Chính (ủy viên).

Trong thời khắc nhạy cảm của cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, sự kiện Tập Cận Bình chủ trì Hội nghị này phản ánh nhiều tín hiệu. Giới quan sát bình luận rằng, vấn đề đáng chú ý là hội nghị không nhắc đến từ ngữ nào liên quan đến chiến tranh thương mại, có thể nói là phản ánh tín hiệu chính trị khác lạ của Trung Nam Hải.

Sau khi cuộc chiến thương mại leo thang hơn bao giờ hết, những cách phát ngôn khác nhau giữa hệ thống truyền thông và Đại diện Thương mại Lưu Hạc của ĐCSTQ cho thấy trong nội bộ ĐCSTQ có hai quan điểm khác biệt. Ngày 26/8, khi Lưu Hạc phát biểu tại một hội nghị kỹ thuật ở Trùng Khánh đã cho biết, cuộc chiến thương mại leo thang sẽ không có lợi cho cả Trung Quốc và Mỹ, cũng không có lợi cho toàn thế giới. Lưu Hạc nhắc lại rằng Trung Quốc sẵn sàng giải quyết vấn đề thông qua tham vấn và hợp tác với thái độ bình tĩnh.

Nhưng trong một diễn biến khác mới đây, cả hai tài khoản mạng xã hội WeChat của Nhật báo Nhân Dân ĐCSTQ đã mượn dịp kỷ niệm ngày sinh của cố lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình để công bố lại bài viết của ông Đặng thể hiện quan điểm phản đối việc người lãnh đạo giữ quyền lực trọn đời, sự kiện bị nghi ngờ là ám chỉ Tập Cận Bình.

Kể từ năm ngoái, cùng với cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ không ngừng leo thang, tình hình chia rẽ và đấu đá trong giới chóp bu ĐCSTQ ngày càng khốc liệt. Có quan điểm chỉ ra rằng, do Tập Cận Bình nhiều lần đưa ra những quyết định yếu kém trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ và tình hình biểu tình Hồng Kông nên đã mất đi sự tin tưởng của nhiều cán bộ cấp cao. Họ đoàn kết nhất trí quy kết ông Tập phạm sai lầm “có tính đảo lộn”. Trong số 25 ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ, dù đa số là thân tín của Tập Cận Bình, nhưng xu thế lên tiếng ủng hộ “con đường mới” của Tập Cận Bình rất mờ nhạt. Còn trong 7 Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cũng chỉ có Lật Chiến Thư là luôn trung thành phò tá.

Những diễn biến cho thấy nhân vật đóng vai trò quan trọng làm nhiệm vụ theo dõi và bảo vệ hệ tư tưởng của ĐCSTQ là Vương Hộ Ninh thì ủng hộ đường lối cứng rắn. Trong khi đó, ông Hàn Chính với vai trò quản lý tình hình Hồng Kông và Macao thì luôn đầy dấu hiệu là “vũ khí ngầm” của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Có không ít nhà quan cáo buộc quan chức này lợi dụng chiến tranh thương mại và khuấy đảo tình hình Hồng Kông thêm căng thẳng để khiến Tập Cận Bình bị mất vị thế “lãnh đạo tối cao duy nhất quyết định cuối cùng”.

Nhiều nguồn tin tiết lộ, hồi cuối tháng Tư đầu tháng Năm năm nay, trong vòng đàm phán thứ 10 diễn ra giữa Lưu Hạc và đại diện thương mại Mỹ ở Bắc Kinh, hai bên đã sẵn sàng để ký thỏa thuận, nhưng cuối cùng bị ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Hàn Chính phản đối quyết liệt khiến hiệp thương không thể ký kết được. Cùng lúc, ông Vương Hộ Ninh trong vai trò cai quản bộ máy tuyên truyền đã nắm lấy cơ hội để kích động chống Mỹ, lên án “phe đầu hàng” là làm xấu hình ảnh xưa nay ĐCSTQ vẫn quảng bá về một nước Trung Quốc trỗi dậy hùng mạnh. Hàng loạt động thái này là do phe Giang Trạch Dân sắp xếp nhằm cản trở đàm phán thương mại Trung-Mỹ.

Bắc Kinh hai lần gửi điện đàm kêu gọi đàm phán: Trung Quốc có biến động?

Ngày 26/8 Tổng thống Mỹ Trump cho biết Bắc Kinh đang tích cực kết nối với Washington. Trong một cuộc họp báo TT Trump phát biểu, cuối tuần trước đó quan chức ĐCSTQ đã hai lần gọi điện cho quan chức chính phủ Mỹ với hy vọng nối lại đàm phán thương mại và “đạt được thỏa thuận”. TT Trump cũng nhận định tình hình chính trị của Trung Quốc có thể phát sinh biến động lớn bất cứ lúc nào.

Phát biểu trong họp báo của Hội nghị thượng đỉnh G7, TT Trump cho biết cuối tuần qua Bắc Kinh đã hai lần nối điện thoại với quan chức thương mại Mỹ với hy vọng sẽ trở lại bàn đàm phán. Ông nói: Đêm qua, Trung Quốc đã gọi cho đội ngũ thương mại cấp cao của chúng tôi và nói, ‘hãy trở lại bàn đàm phán’, vì thế chúng tôi trở lại và tôi nghĩ họ muốn làm gì đó. Họ đã bị tổn hại nặng nề nhưng hiểu được đây là điều đúng đắn cần phải làm và tôi tôn trọng họ vì thế. Đây là một động thái rất tích cực đối với thế giới”.  

Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có một thỏa thuận”, TT Trump dự đoán. Ông cũng nhận định rằng: “Trung Quốc đang xảy ra vấn đề lớn.”

Tuy nhiên thông tin mà Trump đưa ra bị Bộ Ngoại giao ĐCSTQ và Tổng biên tập Hồ Tích Tiến của Thời báo Hoàn Cầu phủ nhận.

Ngày 26/8 ông Hồ Tích Tiến chia sẻ trên Twitter: “Theo như tôi biết, thời gian gần đây đại diện đàm phán cấp cao giữa Trung Quốc và Mỹ không liên lạc với nhau. Về bình diện kỹ thuật thì hai bên luôn duy trì trạng thái kết nối, nhưng điều này không như phát biểu của Tổng thống Mỹ Trump.”

Bên cạnh đó, theo Reuters, hôm thứ Hai (28/8) người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói ông không biết có tồn tại các cuộc điện đàm giữa Mỹ và Trung Quốc. Tổng biên tập tờ Thời Báo Hoàn Cầu, ông Hu Xijin thì bác bỏ rằng đã có một cuộc điện đàm như ông Trump mô tả. Ông Cảnh Sảng phát biểu: “Tôi tuyên bố rõ ràng, tôi chưa từng nghe thông tin về trường hợp này.” Cảnh Sảng cũng nhắc lại lập trường mạnh mẽ kiên quyết chống lại Mỹ rằng: “Trung Quốc không thay đổi lập trường của mình. Trung Quốc sẽ không cúi đầu trước áp lực từ Mỹ.”

Có phân tích rằng, sau khi cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ leo thang mạnh mẽ, động thái lên tiếng đầy thiện chí củaLưu Hạc cũng như hai cuộc điện đàm của Bắc Kinh đề nghị nối lại đàm phán cho thấy phe Tập Cận Bình đã nắm lại quyền chủ động. Ngoài ra qua tuyên bố của Tổng thống Trump tiết lộ “Trung Quốc đang có chuyện lớn”, có nghĩa là ông Tập Cận Bình đã hoặc sẽ có hành động mạnh chống lại phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng.

Tuyết Mai

Xem thêm: