Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được bổ nhiệm bởi ban quyền lực tối cao của Đảng, các ứng viên chọn từ trong bộ máy quyền lực Đảng chứ không phải chọn từ bộ máy quyền lực quân đội, vì vậy mà Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quân ủy không có quân tịch và quân hàm, đương nhiên cũng không mang quân phục mà chỉ mang thường phục quân đội.

Tập Cận Bình
Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình trong trang phục Trung Sơn trao cờ cho Bộ đội Cảnh sát vũ trang (Ảnh cắt từ video)

Xưa nay ĐCSTQ theo đuổi triết lý đấu tranh “chính quyền dựng lên từ báng súng”, sau khi nắm quyền vào năm 1949 đã thực thi chính sách “Đảng nắm báng súng”, vì thế mà quân đội của Cộng sản Trung Quốc trở thành “quân bảo vệ Đảng” giống như nền chính trị độc tài của Đức Quốc xã.

Theo quan điểm này, Chủ tịch và Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương được bổ nhiệm từ tầng lãnh đạo tối cao của Đảng, ứng viên được chọn từ hệ thống quyền lực của Đảng chứ không phải từ hệ thống quân đội, vì vậy Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương không có quân tịch, quân hàm, dĩ nhiên không mặc quân phục mà chỉ mặc thường phục của quân đội, và điều này cũng để thông báo rằng “Đảng đang cai quản báng súng”.

Mặc dù Chủ tịch Quân ủy Trung ương không được chọn từ quân đội, không có quân tịch, nhưng trong nền chính trị của cộng sản Trung Quốc thì lại là chỉ huy tối cao của quân đội, là nhân vật nắm quyền đề bạt hay bãi miễn sĩ quan và trao cấp bậc quyền lực trong quân đội.

Theo quy định về quân hàm của quân đội ĐCSTQ, cấp bậc quân hàm của ủy viên Quân ủy Trung ương là Thượng tướng, cấp Tư lệnh và Chính ủy của Đại quân khu là Thượng tướng hoặc Trung tướng, còn Chủ tịch Quân ủy Trung ương không có quân hàm. Trong dân gian có câu chuyện chỉ ra căn nguyên vấn đề này.

Thời kỳ đầu, hệ thống xếp hạng quân sự ban đầu của ĐCSTQ vào năm 1955 đã gây nhiều tranh luận gay gắt. Vào thời điểm đó Quân ủy Trung ương của ĐCSTQ đã quyết định trao quân hàm Nguyên soái cho Chủ tịch cùng các Ủy viên Quân ủy Trung ương đương nhiệm, trong đó quân hàm Nguyên soái lại được chia thành hai cấp độ: Đại Nguyên soái và Nguyên soái.

Tuy nhiên, trong danh sách đưa ra ban đầu thì các lãnh đạo hàng đầu như Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, và Lật Dụ đã không được đưa vào danh sách Nguyên soái, trong khi ông Đặng Tiểu Bình lại được. Đặc biệt là trường hợp ông Lật Dụ bị loại khỏi danh sách Nguyên soái gây phản ứng lớn trong quân đội.

Theo hồi ký của Lý Ngân Kiều (Li Yinqiao), vệ sĩ trưởng của Mao Trạch Đông, chuyện phong quân hàm thời đầu này đã gặp nhiều rắc rối, có người không hài lòng với hàm Đại tá và muốn có hàm Thiếu tướng, có người không hài lòng với hàm Thiếu tướng muốn được hàm Trung tướng, có người chê bai trao cấp bậc thấp nên từ chối quân hàm do tổ chức cấp cho, không thèm mang quân phục và đeo quân hàm.

Khi đó ông Mao Trạch Đông cũng hết cách, phải thốt lên: “Một số người trong quân đội, trên vai chỉ có một ngôi sao đã kiên quyết chống lại, làm ầm lên, và thậm chí đe dọa sẽ nhảy lầu tự tử.” Còn ông Chu Đức (1886 – 1976) cũng nói khổ sở: “Vai thiếu một sao thì cảm thấy mất mặt!”

Hệ quả của những tranh luận là nhóm quan văn như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai cuối cùng không được công nhận là Nguyên soái, còn nhóm quan Võ như Lật Dụ được mang hàm Đại tướng, nhờ vậy mà tranh luận mới tạm lắng xuống.

Còn về bộ “thường phục quân đội” mà Chủ tịch Quân ủy Trung ương ĐCSTQ mặc hiện nay là sản phẩm cải biên từ trang phục Trung Sơn (có màu xám, đặt theo tên cố lãnh tụ Trung Quốc Tôn Trung Sơn, là người đầu tiên mặc bộ đồ này) được nhuộm thành màu xanh lá cây, dùng để mặc vào dịp tham dự những hoạt động liên quan đến quân đội, thường phục quân đội của ĐCSTQ thịnh hành từ thời đại Mao Trạch Đông, gần giống trang phục của Đức Quốc xã thời Thế chiến thứ Hai.

Vấn đề này cũng liên quan chặt chẽ với hình thái ý thức chính trị, bắt đầu được suy tôn từ thời Cách mạng Văn hóa và đã trở thành biểu tượng của một thời kỳ trong lịch sử ĐCSTQ.

Trong bài viết “‘Đồng phục quốc gia” và ‘Thời kỳ thường phục quân đội'” của tác giả Hàn Mai (Han Mei) có chỉ ra: Trong bối cảnh đặc thù của thời Cách mạng Văn hóa, ngày 18/8/1966 lần đầu tiên ông Mao Trạch Đông gặp Hồng Vệ Binh tại Bắc Kinh, để tỏ rõ rằng Mao xứng đáng là chỉ huy tối cao của quân đội ĐCSTQ và để đích kích động nhiệt huyết của Hồng Vệ binh, Mao đã đặc biệt thiết kế riêng bộ quân phục toàn màu xanh lá cây, cả chiếc mũ đội cũng nhuộm thành màu xanh lá cây.

Dân gian miêu tả lại đây là lần đầu tiên ông Mao Trạch Đông mặc quân phục xuất hiện trước đám đông kể từ khi ĐCSTQ cầm quyền. Ngày hôm sau, hình ảnh Mao mặc quân phục và đội mũ quân nhân đã được công bố ở vị trí nổi bật trên các tờ báo lớn, nhanh chóng lan truyền khắp Trung Quốc.

Sau đó bộ đồ quân phục này tiếp tục nhiều lần được Mao Trạch Đông mặc khi gặp Hồng Vệ binh, sau đó những thành viên Tổ Cách mạng Văn hóa và giới lãnh đạo cấp cao đi cùng Mao Trạch Đông gặp Hồng Vệ binh như Lâm Bưu, Chu Ân Lai, Đào Chú, Khang Sinh, Trần Bá Đạt ai nấy đều noi gương lãnh tụ mang vào bộ quân phục giống như Mao.

Trong giai đoạn điên cuồng đỉnh cao của tệ sùng bái cá nhân, việc Mao Trạch Đông mặc bộ quân phục này đã vô tình biến nó trở thành trào lưu mới của thời đại.

Đi tiên phong noi gương Mao là “Hồng Vệ binh của Mao”. Khi đó các Hồng Vệ binh ai cũng khao khát được mặc vào bộ đồng phục giống Mao; ai không có được nguyên bộ thì mặc nửa người, không có đồ mới thì mặc đồ cũ, không có cả bộ thì nhuộm bộ trang phục Trung Sơn sang màu xanh lá cây để mặc cho giống.

Cách mặc này không chỉ thịnh hành đối với nam sinh; những nữ sinh cũng cắt bỏ bím tóc dài thành tóc ngắn, tết thành hai bím nhỏ, đội mũ quân đội, mặc đồng phục quân đội, eo quấn đai quân đội, chân mang giầy quân giải phóng.

Dưới khởi xướng của Hồng vệ binh, khắp cả nước đều nhanh chóng hưởng ứng phong trào mặc quân phục: không chỉ các Hồng vệ binh đua nhau mặc quân phục; đông đảo công nhân, nông dân, giáo viên, cán bộ, trí thức cũng sôi nổi hưởng ứng mặc quân phục. Trong một thời gian, thậm chí bộ quân phục còn trở thành lễ phục hôn nhân của nhiều người. Cùng với thực trạng “toàn dân mặc quân phục” trở thành trào lưu này, Trung Quốc đã bước vào thời kỳ thường phục quân đội với “bao nhiêu người dân bấy nhiêu người lính”, xu thế đồng phục trong cách mặc này làm xóa nhòa cả những khác biệt về giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp.

Trong bài viết có nhận định, trong lịch sử loài người từ cổ chí kim, đối với những xã hội bình thường luôn có khoảng cách giữa cuộc sống riêng tư và chính trị; cuộc sống riêng tư cá nhân cần được cá nhân hóa vì liên quan đến các yếu tố như thị hiếu, sở thích của các cá nhân đơn lẻ. Tuy nhiên, quốc gia thời Đức Quốc xã và đảng Cộng sản là những ngoại lệ điển hình. Bộ máy chính trị độc tài không chỉ khống chế toàn bộ các không gian công cộng mà còn dùng quyền lực man rợ xâm phạm vào cuộc sống riêng tư của mọi người dân.

Trí Đạt

Xem thêm: