Ngày 16/4 vừa qua, tờ Bitter Winter, một tạp chí nhân quyền của Ý với nguồn tin sơ cấp tại Trung Quốc, đã đăng tải bài viết “Sự thật tàn khốc khi phục vụ trong Quân đội Giải phóng Nhân Dân Trung Quốc”, kể lại điều mà những người lính thuộc quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã trải qua trong quân ngũ. Họ chia sẻ những ký ức mà họ “ước gì có thể quên đi”, bao gồm những công việc như truy giết người Duy Ngô Nhĩ, giết tu sĩ Phật giáo Tây Tạng, “lựa chọn” nạn nhân trong trận động đất để cứu. Để đảm bảo an toàn cho các nhân chứng, tờ Bitter Winter không nêu danh tính cụ thể.

quân đội Trung Quốc, viêm phổi Vũ Hán
Quân đội Trung Quốc (Ảnh từ Weibo)

Giết người Duy Ngô Nhĩ

“Vào mùa hè năm 2013, chúng tôi đã giết chết hơn 100 người trong một vùng núi. Họ trông giống như người Duy Ngô Nhĩ, một số trong đó là trẻ em. Đó là lệnh của cấp trên với lý do ổn định trật tự xã hội. Máy bay không người lái giúp chúng tôi tìm ra những người Duy Ngô Nhĩ chạy trốn, họ tay không tấc sắt nhưng chúng tôi đã bắn họ bằng súng trường QBZ-95s. Họ phải chết.” Theo người lính đã giải ngũ, đây là nhiệm vụ tối mật. Họ được thông báo rằng đây là một buổi diễn tập quân sự, nhưng hóa ra lại là một hoạt động giết người, là “cơn ác mộng mà tôi muốn quên đi.”

Một cựu binh khác đến tử đông nam tỉnh Phúc Kiến cho biết, một vài năm trước, đội trưởng của anh nhận được nhiệm vụ ở một ngôi làng ở Tân Cương. “Vị đội trưởng nói với chúng tôi rằng trong ngày hôm đó, bộ đội mặc thường phục đến nhà những người Hán, nói với họ che cửa sổ lại bằng giấy báo và khóa cửa trước khi đi ngủ. Họ được yêu cầu không đi ra ngoài vào ban đêm, dù có nghe thấy gì cũng không được nhìn ra ngoài cửa sổ hay bật đèn.”

“Có rất nhiều tiếng súng trong đêm và tất cả người Duy Ngô Nhĩ đã biến mất vào sáng hôm sau. Anh ấy nghĩ rằng tất cả bọn họ đã bị giết chết.”

Giết tu sĩ Phật giáo Tây Tạng

Một cựu binh đến từ phía đông tỉnh Sơn Đông đã được phái đến vùng tự trị Tây Tạng để đàn áp tu sĩ năm 2011. Anh kể lại, “Cấp trên của chúng tôi nói rằng các tu sĩ ở Tây Tạng đang nổi loạn và yêu cầu chúng tôi đi dẹp bạo loạn. Chúng tôi không biết điều đó có đúng hay không, nhưng nếu từ chối thì chúng tôi sẽ bị phạt. Chúng tôi còn được cho biết rằng người Tây Tạng là những tín đồ tôn giáo, nhưng ở Trung Quốc không cho phép có tôn giáo.”

“Trên đường đi, tất cả xe đều được ngụy trang, và không bật đèn. Chúng tôi được lệnh bao vây nơi các tu sĩ đang ẩn nấp, và không ai được phép rời đi. Chúng tôi đã giết tất cả những người cố gắng chống cự. Chúng tôi đã giết rất nhiều người. Ai giết nhiều người nhất sẽ được khen thưởng. Giết ít người thì giải thưởng sẽ ít giá trị hơn.”

Một cựu binh khác từ vùng đông bắc Trung Quốc đã kể với Bitter Winter câu chuyện về người đồng đội đã hi sinh trong nhiệm vụ tại Lhasa, thủ phủ của vùng tự trị Tây Tạng. “Năm 2008, hai chúng tôi được phái tới làm nhiệm vụ dẹp một cuộc bạo loạn ở Lhasa. Chúng tôi được lệnh phải giết người Tây Tạng, ai không làm theo có thể sẽ bị xử tử.”

“Để chống lại, những người biểu tình ném bom xăng vào lính, và nhiều người đã bị thương, đồng đội của tôi ở trong số đó, và anh ấy đã hy sinh sau đó vì không được chữa trị. Một số người khác bị bỏng đến 90%. Tiền để chữa chạy cho họ quá tốn kém nên chính phủ đã bỏ mặc họ, và thân nhân của họ được thông báo đến nhận tro cốt về nhà sau khi họ bị hỏa táng.”

“Bệnh viện cũng không chữa trị cho họ tử tế”, người cựu binh kể. “Tôi đang nói chuyện với người đồng đội, anh ấy nằm trên giường bệnh và vẫn có ý thức. Nhưng sau khi bác sĩ tiêm cái gì đó vào tĩnh mạch, anh ấy bắt đầu từ từ không nói được nữa.”

Động đất Tứ Xuyên 2008: “Không cứu trẻ em và người già”

Một cựu binh đến từ tỉnh Sơn Đông nhớ lại cuộc giải cứu người bị nạn vào năm 2008 trong trận động đất Tứ Xuyên: “Đội trưởng đã ngăn tôi không được cứu một đứa trẻ tầm 5, 6 tuổi. Anh ta nói với tôi rằng chúng tôi không thể cứu trẻ em và người già bởi vì họ sẽ là gánh nặng của xã hội. Chỉ cứu những người ở độ tuổi từ 18 tới 40 thôi. Chúng tôi thậm chí không thèm kiểm tra người nằm ở đó còn sống hay đã chết, cứ lôi lên xe thôi. Có những người còn sống vì bị đè chặt bởi những thi thể khác nên cũng qua đời. Truyền thông đưa tin rằng những người được cứu lên từ đống đổ nát đều được đưa lên cáng cứu thương và ngay lập tức đưa đi cấp cứu. Rất nhiều tin là sai sự thật.”

Sự tàn khốc trong quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Nạn nhân là trẻ em trong trận động đất Tứ Xuyên 2008. (Ảnh: Lin Yi, Aboluowang)

Lính đặc nhiệm được cử đến Hồng Kông dưới danh nghĩa lính mới

Một quân nhân đến từ phía đông tỉnh Quảng Đông nói với Bitter Winter rằng, “Suốt thời điểm cuộc biểu tình dân chủ leo thang ở Hồng Kông vào tháng 7, tháng 8 năm 2019, chính quyền đã điều động những lực lượng vũ trang xuất sắc nhất từ Tân Cương, Tây Tạng, và Sơn Đông đến khu quân sự Quảng Châu để diễn tập bí mật. Sau đó họ đều được phái đến Hồng Kông.”

Theo luật, các lực lượng thường trực sẽ thay phiên nhau nhận nhiệm vụ đến Hồng Kông. Tuy nhiên trong tháng 7 và tháng 8, chỉ những người lính có kinh nghiệm dày dạn mới được cử đến Hồng Kông, được đăng ký là lính mới nhập ngũ năm 2019. Mọi người đều được yêu cầu ký vào biên bản bảo mật không được tiết lộ thông tin ra ngoài. Ai để lộ ra sẽ bị trừng phạt.

“Chính quyền muốn đảm bảo rằng những người lính dày dạn kinh nghiệm này sẽ đàn áp được người biểu tình”, người quân nhân nói.

Theo Bitter Winter
Minh Nhật biên dịch

Xem thêm: