Hôm 14/1, Tòa án Trung cấp thành phố Đại Liên đã tuyên án tử hình đối với công dân Canada Robert Lloyd Schellenberg vì tội buôn lậu ma túy. Từ lý luận mà nói, Tòa án Tối cao của Trung Quốc sẽ là cơ quan cuối cùng quyết định liệu có tuyên án tử hình đối với Robert Lloyd Schellenberg hay không. Tuy nhiên, do hoàn cảnh đặc thù của môi trường chính trị của Trung Quốc, nên số phận của Schellenberg có thể sẽ không liên quan đến pháp luật. 

công dân canada
Công dân Canada Robert Lloyd Schellenberg tại tòa án thành phố Đại Liên (Ảnh từ Tòa án Trung cấp thánh phố Đại Liên)

Theo Đài Phát thanh Canada đưa tin, chính phủ Trung Quốc sẽ quyết định vụ án của Shelenberg sẽ đi xa đến đâu trong hệ thống tư pháp của Trung Quốc.  

Theo “Luật Tố tụng hình sự” của Trung Quốc, trong 7 ngày từ khi tòa án cấp dưới nhận được thông báo về phán quyết tử hình của Tòa án Tối cao, án tử hình sẽ được chấp hành. Tuy nhiên, chuyên gia về Pháp luật Trung Quốc cho biết, vụ án này rất khó dự đoán.  

Ông Lưu Tư Đạt, Chuyên gia về Luật pháp Trung Quốc, giáo sư Xã hội học thuộc Đại học Toronto (Canada) nói: “Chính phủ Trung Quốc có thể đẩy nhanh tiến trình này, để tòa án đẩy nhanh việc xử lý vụ án, hoặc có thể khiến quá trình xử lý trở lên chậm hơn. Tòa án Trung Quốc không phải là độc lập, chỉ là một bộ phận lớn hơn trong cơ cấu quan liêu.”

Ông cho biết, tình huống tồi tệ nhất là, Schellenberg có thể sẽ bị thi hành án tử trong vài tuần hoặc vài tháng tới. Hoặc vụ án có thể kéo dài nhiều năm, giống như tình huống hiện nay, Schellenberg bị bắt ngày 1/12/2014, nhưng đến năm nay (2019) với được phúc thẩm.

Ông Nicholas Howson, Chuyên gia về Luật pháp Trung Quốc, hiện là Giáo sư Luật học thuộc Đại học Michigan cho biết: “Vụ án này trong hệ thống tòa án tỉnh Liêu Ninh tiến triển chậm chạp, đã trái với quy phạm cân nhắc mức hình phạt trong thời gian 2 tháng hoặc nhiều nhất là 5 tháng, … Tôi không rõ liệu vụ án này có được chuyển lên Tòa án Tối cao hay không, nếu có thì khi nào sẽ được chuyển, bởi vì nó rõ ràng là chịu nhân tố ảnh hưởng bên ngoài Tư pháp.”

Ông Donald Clark, Chuyên gia về Luật pháp Trung Quốc, Giáo sư Luật học tại Đại học Đại học George Washington cho biết: “Kết quả của vụ án sẽ do lãnh đạo Trung Quốc quyết định, điều này hiển nhiên dựa vào sự đánh giá của họ về chi phí và lợi ích chính trị từ quyết định của họ. Chúng ta nên có được kết luận, và chính phủ Trung Quốc hiển nhiên cũng hy vọng chúng ta có được kết luận: đây là một vụ án chính trị, không liên quan đến việc Schellenberg có tội hay không có tội.”

Phán quyết năm 2016 bị lật ngược

Phán quyết tại phiên tòa phúc thẩm hôm 14/1, đã lật ngược lại phán quyết xử phạt 15 năm tù giam đối với Schellenberg vào năm 2016. Lần phán quyết vội vàng này khiến nhiều người nghĩ đến lý do là vì Trung Quốc muốn trả đũa vụ Canada bắt giữ Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu.

Sau khi bị tuyên án, Schellenberg cần kháng cáo trong thời gian 10 ngày, nếu Tòa án cấp cao tỉnh Liêu Ninh giữ nguyên phán quyết này, thì phải là do Tòa án Tối cao thẩm tra và đưa ra phán quyết tử hình.

Ông Nicholas Howson cho biết, ông tin là Tòa án Tối cao sẽ đồng ý với phán quyết tử hình, nhưng nếu vụ án Mạnh Vãn Châu không có đề nghị gì nữa, cơ quan Tư pháp của Trung Quốc sẽ quyết định kéo dài thi hành tử hình 2 năm. Nếu người bị phán tử hình trong 2 năm này không có cố ý phạm các tội khác, phán quyết sẽ tự động giảm xuống án tù chung thân hoặc tù có thời hạn.

Ông Nicholas Howson nói: “Nếu pháp quyết ‘tử hình’ này được Tòa án Tối cao xác nhận, sau đó lập tức chấp hành, tôi sẽ cảm thấy vô cùng kinh ngạc.”

Năm 1983, Tòa án Tối cao Trung Quốc bị tước mất quyền thẩm tra phán quyết tử hình. Nhưng do bị chỉ trích là để cho chính quyền địa phương tùy ý sử dụng mức án tử hình, dưới sự kêu gọi của nhiều nhà hoạt động nhân quyền ở nước ngoài, nên năm 2007, Tòa án Tối cao Trung Quốc được trao quyền thẩm tra đối với phán quyết án tử hình. Truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi đây là “Cải cách quan trọng đối với án tử hình trong hơn 30 năm qua của Trung Quốc”.

Năm 2016 có 2000 người bị Trung Quốc hành quyết

Trên trang web của mình, Quỹ Đối thoại (Dui Hua Foundation) phụ trách về giám sát tình hình Nhân quyền tại Trung Quốc cho biết, từ năm 2007 đến nay, số người bị tử hình tại Trung Quốc đã giảm. Năm 2016, tổ chức này ước tính có khoảng 2000 người bị Trung Quốc hành hình. Trong khi đó, năm 2007, số án tử hình mà Trung Quốc thi hành là 65000 vụ.

Dù vậy, trong báo cáo năm 20016, Tổ chức Ân xá Quốc tế ước tính, số vụ hành quyết ở Trung Quốc vượt quá tổng số người bị hành quyết của tất cả các quốc gia khác trên thế giới.

Các vụ hành quyết đối với người nước ngoài không nhiều, trong thời gian từ năm 2009 đến 2015, Trung Quốc đã hành quyết ít nhất 19 người nước ngoài tham gia buôn bán ma túy. 

Năm 2017, một người đàn ông Colombia buôn lậu ma túy nên bị Trung Quốc tử hình bằng cách tiêm thuốc độc. Năm 2009, một người đàn ông nước Anh do tình thần không ổn định, vô ý bị lừa buôn lậu ma túy nên bị Trung Quốc hành quyết. 

Tại Trung Quốc, tử hình bằng cách tiêm thuốc độc là phương pháp thường thấy, tuy nhiên tử hình bằng phương pháp bắn súng vẫn tồn tại, cũng có cả trường hợp hành quyết công khai nhưng hiếm gặp. Năm 2017, tại một quảng trường công cộng thuộc thị xã Lục Phong tỉnh Quảng Đông, trước mặt hàng nghìn công chúng được mời đến, có 10 người đã bị hành quyết công khai, trong đó có 7 người phạm tội buôn bán, vận chuyển ma túy.

Trí Đạt

Xem thêm: