Sau khi Hội nghị Bắc Đới Hà của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kết thúc, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã chủ trì Hội nghị Thường vụ Chính phủ, còn Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa lại phải đảm nhận thêm một “nhiệm vụ hóc búa” – giải quyết vấn đề nợ lương người lao động.

Embed from Getty Images

Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa lại được giao thêm “vấn đề nan giải” khác (Ảnh: Getty Images)

Ngày 16/8, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tổ chức Hội nghị Thường vụ Chính phủ của ĐCSTQ. Hai chủ đề chính của hội nghị này chính là giải quyết “khó khăn tài chính” và ổn định giá thuốc thường xuyên sử dụng.

Hội nghị Thường vụ Chính phủ mà ông Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì lần này, vấn đề lớn thứ nhất cần giải quyết thuộc về vấn đề kinh tế là thực trạng “khó khăn tài chính” của Trung Quốc. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chỉ 6,2% trong quý II năm nay, được xem là mức thấp nhất trong 27 năm qua. Đồng thời, dữ liệu kinh tế của Trung Quốc trong nửa đầu năm nay cũng cho thấy, tốc độ tăng trưởng của ba phương diện chủ chốt gồm xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng đang tiếp tục chậm lại.

Đây là lần đầu tiên ông Lý Khắc Cường xuất hiện trước công chúng kể từ thời gian “ẩn thân” của toàn bộ 7 ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ tại Bắc Đới Hà từ ngày 1/8. Ông cũng là Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị thứ hai xuất hiện công khai sau thời gian “ẩn thân” này (người đầu tiên xuất hiện trước công chúng là ông Lật Chiến Thư, liên tục trong hai ngày 14 và 15/8).

Lần này, chính quyền ĐCSTQ lại có một động thái khác trong vấn đề quản lý chuyện nợ tiền lương người lao động nhập cư (người nông dân lên thành thị làm công nhân). Ngày 15/8, Văn phòng Chính phủ ĐCSTQ đã ban hành “Thông báo về việc thành lập Ban lãnh đạo Chính phủ về xử lý vấn đề nợ tiền lương người lao động nhập cư”. Thông báo cho thấy Trưởng ban là Phó Thủ tướng đương nhiệm Hồ Xuân Hoa.

Có 6 Phó ban gồm: Trương Kỷ Nam, Bộ trưởng Bộ Nhân lực và An sinh xã hội; Đinh Tương Dương, Phó Tổng thư ký Chính phủ; Hồ Tổ Tài, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển; Tôn Lực Quân, Thứ trưởng Bộ Công an; Dư Úy Bình, Thứ trưởng Bộ Tài chính và Dịch Quân, Thứ trưởng Bộ Nhà ở và Phát triển Nông thôn Đô thị.

Được biết, chính quyền Bắc Kinh yêu cầu vấn đề nợ lương của người lao động nhập cư phải được giải quyết cơ bản vào năm 2020. Nếu nợ tiền lương của người lao động nhập cư không được giải quyết, hàm nghĩa là sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của gần 300 triệu gia đình.

Có bình luận cho rằng một lần nữa ông Hồ Xuân Hoa phải tiếp quản một “nhiệm vụ nan giải”, do chuyện nợ lương người lao động nhập cư là “nan đề” mà đã từ lâu ĐCSTQ không thể giải.

Theo dữ liệu từ truyền thông nhà nước Trung Quốc, tại tỉnh Giang Tô năm 2017 xảy ra vấn đề nợ lương đối với lao động nhập cư thuộc hơn 700 đơn vị sử dụng lao động. Cùng năm đó cũng xảy ra 332 trường hợp không trả thù lao người lao động, tính tổng cộng số nợ của hơn 90.000 người lao động là 496 triệu Nhân dân tệ.

Theo thống kê của tổ chức phi chính phủ “Thông tin Lao động Trung Quốc” (China Labour Bulletin), tại Trung Quốc Đại Lục năm 2016 xảy ra gần 2.600 vụ việc đình công tập thể, khiếu kiện, do nợ lương của công nhân nhập cư.

Thông tin công khai cho thấy kể từ năm 2019 ông Hồ Xuân Hoa đã liên tiếp là người phụ trách chính của ba tổ lãnh đạo: Tổ lãnh đạo về việc nợ lương người lao động nhập cư của Chính phủ, Tổ Lãnh đạo về công tác việc làm của Chính phủ, và Chủ nhiệm Ủy ban tổ chức Hội chợ triển lãm quốc tế hàng nhập khẩu Trung Quốc, đều là những ban mới thành lập.

Đầu tháng 5 năm nay, Chính phủ Trung Quốc đã thành lập Ban lãnh đạo việc làm và giao ông Hồ Xuân Hoa làm Trưởng ban, nhiều nhà quan sát bên ngoài gọi ông Hồ Xuân Hoa là “củ khoai lang nóng” lớn nhất.

Hiện nay cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đang ngày càng gay gắt, nhiều tập đoàn nước ngoài đang đẩy nhanh tốc độ rút khỏi Trung Quốc. 45 triệu người ở Trung Quốc đang phải đối mặt với thất nghiệp. Khoảng 4 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ thất nghiệp, bất ổn xã hội sẽ khủng khiếp hơn. Ông Hồ Xuân Hoa nhiều lần nhấn mạnh rằng tình hình việc làm rất phức tạp và nghiêm trọng, cần phải giữ mức giới hạn không để xảy ra “thất nghiệp quy mô lớn”.

Theo RFA (Đài Á châu Tự do), người dân Đại Lục có đề cập về số liệu thống kê sơ bộ của chuyên gia kinh tế cho biết, hiện hay ở Trung Quốc Đại Lục có khoảng 100 triệu người làm việc trong lĩnh vực sản xuất xuất khẩu, cộng với thân nhân của những người lao động này và các ngành công nghiệp hỗ trợ liên quan thì số người bị ảnh hưởng phải lên tới 400 triệu.

Huệ Anh

Xem thêm: