Năm nay là tròn 30 năm xảy ra sự kiện thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn hay còn gọi là sự kiện Lục Tứ năm 1989, cũng là năm mà chính quyền Trung Quốc thừa nhận là năm nhạy cảm. Chính quyền Trung Quốc không những tăng cường duy trì ổn định trên quy mô cả nước, mới đây “Nhà Kỷ niệm Lục Tứ” của Liên minh Hồng Kông ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước của Trung Quốc cũng bị phá hoại.

9449ab27c440091cf7e2edd504dcb726
Ổ cắm điện trong Nhà kỷ niệm sự kiện Lục Tứ tại Hồng Kông bị đổ nước muối (Ảnh Chi Liên Hội)

Theo Apple Daily tại Hồng Kông, quá trình chuẩn bị khai trương “Nhà kỷ niệm Lục Tứ” của Liên minh Hồng Kông ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước của Trung Quốc (gọi tắt là Chi Liên Hội) đã gặp phải nhiều trắc trở, cuối cùng đã mua được một đơn vị ở tòa nhà thương mại khu Vượng Giác (Mong Kok) và hiện đang tiến hành cải tạo lại. Tuy nhiên, ngày 7/4, các nhân viên đến làm việc vào buổi sáng thì phát hiện cửa thép đã bị cạy, khóa cửa cũng bị mất, 10 ổ cắm điện trong nhà, hộp điện tổng trong nhà đã bị nước muối làm ướt, các đồ đạc khác cũng đã bị phá hoại.

Chi Liên Hội đã báo cảnh sát, tuy nhiên theo cảnh sát, hệ thống camera giám sát trong tòa nhà hoạt động không ổn định nên công tác điều tra gặp khó khăn. Phó chủ tịch Chi Liên Hội Thái Diệu Xương cho biết, cũng may là các hiện vật chưa được trưng bày, nên không bị hư hại gì. Thái Diệu Tinh cũng cho biết, hiện có thông tin cho biết người của Trung Quốc Đại lục đang nghe ngóng thời gian mở cửa và trưng bày đồ triển lãm, không biết vụ việc phá hoại này có liên quan gì đến việc này không.

Chủ tịch Chi Liên Hội Hà Tuấn Nhân cho biết, năm nay là kỷ niệm 30 năm sự kiện Lục Tứ, chính quyền Bắc Kinh chắc chắn không hy vọng “Nhà kỷ niệm Lục Tứ” được mở cửa một cách thuận lợi, “dù cho không phải là hành vi của chính quyền Đại lục đi nữa, thì cũng là những người hèn hạ muốn lấy lòng người cầm quyền Đại lục”. Ông nhấn mạnh, Chi Liên Hội sẽ không vì thế mà sợ hãi, sẽ tranh thủ để mở lại Nhà kỷ niệm vào ngày 26/4, Nhà kỷ niệm sẽ mở cửa miễn phí cho các trường học, đoàn thể và nhân sĩ các giới tới tham quan.

Chi Liên Hội chỉ ra, Nhà kỷ niệm sẽ thế kế “Khu trưng bày hiện vật trong vụ thảm sát Lục Tứ”, sẽ trưng bày các di vật như mũ sắt và kính mắt của sinh viên Bắc Kinh Vương Nam đang đeo khi bị trúng đạn, trên đó còn có vết đạn nhìn thấy rõ; ngoài ra còn có di vật của người bị hại Ngô Hướng Đông, bao gồm máy ảnh, đồng hồ, giấy tờ chứng nhận và di thư.

Tháng 4/2014, Chi Liên Hội đã bỏ ra hơn 1,25 triệu USD để mua một khu nhỏ của một tầng thuộc tòa nhà thương mại ở Tiêm Sa Chủy để làm “Nhà kỷ niệm Lục Tứ” lâu dài, tuy nhiên chủ tòa nhà này đã gây áp lực và lấy lý do tính chất vận hành của Nhà kỷ niệm đã vi phạm cam kết về việc tòa nhà chỉ dùng cho”văn phòng làm việc và các mục đích liên quan”, trải qua nhiều năm tố tụng, Nhà kỷ niệm này đã đóng cửa vào tháng 7/2016.

Sau đó, Chi Liên Hội vẫn có kế hoạch mở một Nhà kỷ niệm lâu dài, được người dân và các giới tại Hồng Kông ủng hộ quyên góp được gần 900 nghìn USD, cuối cùng đã mua được một đơn vị thuộc tòa nhà thương mại ở Vượng Giác.

Ông Lã Bỉnh Quyền – Giảng viên cao cấp khoa Tin tức thuộc Đại học Tẩm Hội Hồng Kông cho biết, năm 2019 được gọi là năm nhạy cảm “7632”. “7632” lần lượt là “70 năm đảng Cộng sản Trung Quốc xây dựng chính quyền”, “60 năm Trung Quốc chiếm Tây Tạng”, “30 năm sự kiện Lục Tứ” và “20 năm đàn áp Pháp Luân Công”. Ông chỉ ra, năm nay, công tác duy trì ổn định và phong tỏa tin tức ở Đại Lục sẽ được làm rất kỹ và tỉ mỉ, thậm chí là bằng mọi cách để ngăn cản ngoại giới nhắc lại sự kiện các sự kiện này.

đàn áp tây tạng
Năm 1959, đảng Cộng sản Trung Quốc kiên quyết xâm chiếm Tây Tạng, đã phái quân đội tiến vào Tây Tạng và giải tán chính phủ Tây Tạng khiến Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 phải lưu vong ở nước ngoài. Trong hình là cảnh quân đội Trung Quốc bắt giữ lão Lạt Ma, bắt các Lạt Ma khác phải nhìn (Ảnh từ internet)
thiên an môn
Ngày 4/6/1989, lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó là Đặng Tiểu Bình đã ra lệnh đàn áp sinh viên và dân chúng kháng nghị hòa bình trên Quảng trường Thiên An Môn (Ảnh từ Wiki)
pháp luân công
Ngày 10/6/1999, lãnh đạo Trung Quốc khi đó là Giang Trạch Dân đã ra lệnh thành lập “Văn phòng 610” nhằm trấn áp toàn diện đối với người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc (Ảnh từ internet)

Bên cạnh đó, bài hát “Nhân gian đạo” trong bộ phim “Thiện nữ ưu hồn 2” được ca sĩ nổi tiếng tại Hồng Kông Trương Học Hữu hát, mới đây cũng bị Trung Quốc nghi ngờ là “ngầm nói về sự kiện Lục Tứ”, nên đã bị gỡ bỏ đồng loạt trên toàn bộ các nền tảng phim ảnh âm nhạc tại Đại lục, trong đó có cả Apple Music khu vục Trung Quốc. Bài hát này do cố nhạc sĩ Hoàng Triêm sáng tác sau khi xảy ra sự kiện Lục Tứ, trong một cuộc phỏng vấn ông từng thừa nhận bài hát này ám chỉ về sự kiện Lục Tứ.

Trí Đạt

Xem thêm: