Ngày 4/9, sau khi Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) tuyên bố rút Dự luật dẫn độ, có nhà quan sát cho rằng đây có thể là cái bẫy nguy hiểm, tình hình chưa thể lạc quan. Cũng có quan điểm chỉ ra tình hình này khiến phần nào hé lộ cuộc chiến quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Embed from Getty Images

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga được Trung ương ủng hộ

Sáng ngày 5/9 bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã tổ chức họp báo, nhắc lại “bốn hành động lớn” của chính phủ, bao gồm: (1) Chính thức rút lại dự thảo luật dẫn độ; (2) Mời bà Dư Lê Thanh Bình và ông Lâm Định Quốc tham gia vào Hội đồng Khiếu nại Cảnh sát Độc lập (IPCC); (3) Đối thoại với người dân; (4) Mời các chuyên gia học giả tham gia nghiên cứu về những vấn đề sâu rộng trong xã hội.

Trả lời câu hỏi về lý do thay đổi lập trường rút Dự luật dẫn độ là quyết định của Chính phủ Hồng Kông hay quyết định của Trung ương ĐCSTQ, bà Lâm cho biết trong vấn đề này bà chưa từng thay đổi quan điểm. Ngày 15/6, bà đã từng công bố việc đình chỉ dự luật, trong tháng Bảy cũng đã một lần nữa cho biết dự luật “kết thúc”, điều này cho thấy rằng Chính phủ Hồng Kông đã sớm từ bỏ luật này.

Bà Lâm cũng nhấn mạnh rằng quyết định lần này là do Chính phủ Hồng Kông đề xuất và được Trung ương ĐCSTQ ủng hộ.

Nhà văn Đài Loan: Đừng vội lạc quan vì có thể là cái bẫy

Về tuyên bố của Chính phủ Hồng Kông, nhà văn Thạch Minh Cẩn người Đài Loan luôn quan tâm đến phong trào phản đối Luật dẫn độ của Hồng Kông cho rằng tình hình không lạc quan.

Hôm 4/9, ông chia sẻ trên Facebook cá nhân khẳng định rằng động thái của bà Lâm là một cái bẫy rất lớn. Trong 5 yêu cầu chính chỉ đáp ứng một yêu cầu không có nghĩa là 1/5 thiện chí, rất có khả năng là ác gấp 5 lần. Tiếp theo có thể là đàn áp bằng vũ lực với mức độ kinh khủng hơn, do đó tạm thời chưa nên lạc quan về tình hình ở Hồng Kông.

Ông nhấn mạnh rằng, đối với ĐCSTQ thì những hành động tiếp theo của người dân Hồng Kông sẽ không còn xem là phản đối Dự luật dẫn độ, bởi vì điều này đã được đáp ứng, cho nên ĐCSTQ có thể xem những hành động phản kháng tiếp theo của người Hồng Kông là “đòi Hồng Kông độc lập” hoặc “lật đổ chính quyền”.

Ông Thạch Minh Cẩn nhấn mạnh “đây là cái bẫy mai phục”. Nếu tất cả người dân Hồng Kông chấp nhận, tương lai sẽ mãi trở thành những người dân phục tùng.. Nếu một phần chấp nhận, một phần không chấp nhận, sẽ làm suy yếu sức mạnh. Nếu tất cả mọi người không chấp nhận, đó là cái cớ để ĐCSTQ đàn áp.

Sự mâu thuẫn trong phát ngôn của giới chức gây nhiều suy đoán

Một số nhà quan sát chỉ ra, vấn đề đáng chú ý là sau khi bà Lâm tuyên bố hủy bỏ Dự luật dẫn độ từ hôm 4/9, đến tận 7:30 tối hôm đó truyền thông Tân Hoa xã của ĐCSTQ mới công bố một tin ngắn, nhưng không phải trên trang chủ mà đặt ở khu vực “Thông tin Hồng Kông – Macao” không dễ thấy.

Điều kỳ lạ hơn nữa là ngày 4/9 khi Văn phòng Hồng Kông – Macao vừa mới tổ chức họp báo chỉ trích nghiêm khắc các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, lên án những người biểu tình là “cướp quyền quản trị Hồng Kông”, khiến Hồng Kông đã trở thành “độc lập” hoặc “bán độc lập”, đồng thời nhấn mạnh rằng họ từ chối chấp thuận 5 yêu cầu chính của người dân Hồng Kông. Nhưng sau đó bà Lâm lại nhấn mạnh lại tuyên bố rút Dự luật dẫn độ, chấp thuận một trong năm yêu cầu chính.

Embed from Getty Images

Phát ngôn viên Dương Quang của Văn phòng Hồng Kông – Ma Cao thuộc Chính phủ ĐCSTQ (Ảnh: Getty Images)

Nhận định cho rằng trong ứng xử vấn đề này, những phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hay Văn phòng Hồng Kông – Macao đều chỉ bám sát theo tình hình diễn biến thực tế tại Hồng Kông (bị động trong thông tin). Chính biểu hiện khác thường của giới chức ĐCSTQ đã gợi nhiều suy đoán về tình hình mâu thuẫn nội bộ trong quan trường ĐCSTQ.

Công khai cuộc chiến quyền lực của Trung Nam Hải?

Về thái độ thay đổi đột ngột 180 độ của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, chuyên gia bình luận kỳ cựu Đường Hạo cho rằng có hai khả năng chính, ngoài vấn đề ĐCSTQ và Chính phủ Hồng Kông lấy lùi làm tiến để trải đường cho sau này nâng cấp đàn áp (như quan điểm của nhà văn Đài Loan). Còn một khả năng khác là giới chức Bắc Kinh trực tiếp chỉ đạo bà Lâm thông qua Văn phòng Hồng Kông – Macao.

Ông chỉ ra: “Giả định rằng chính quyền Tập Cận Bình trực tiếp chỉ đạo Lâm Trịnh Nguyệt Nga thông qua Văn phòng Hồng Kông – Macao và Văn phòng Liên lạc ĐCSTQ, yêu cầu bà Lâm từ bỏ Dự luật dẫn độ, như vậy thì tại sao các cơ quan này cũng như cả Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại không kịp thời nắm được quyết sách quan trọng này, và vì sao truyền thông của ĐCSTQ lại thể hiện hờ hững với thông tin này như vậy?”

Ông Đường Hạo cho rằng, nếu tình hình thực tế đúng như vậy, việc bà Lâm tuyên bố từ bỏ Dự luật dẫn độ phần nào có thể thấy xung đột phe phái nghiêm trọng trong nội bộ giới chức ĐCSTQ. Bàn cờ chính trị rất kịch liệt, không ngần ngại để cho công chúng thấy vấn đề. Hơn nữa “cỗ máy” chống tham nhũng Vương Kỳ Sơn dù một thời gian dài vắng bóng, nhưng ngày 31/8 bất ngờ xuất hiện ở Quảng Đông gần Hồng Kông. Điều này khiến giới quan sát suy đoán phải chăng Tập Cận Bình có ý trực tiếp can thiệp vào tình hình Hồng Kông.

Theo một nguồn tin của tờ Epoch Times (Mỹ) dẫn lời “người trong cuộc” tại Trung Nam Hải cho biết, Tập Cận Bình không tin tưởng người của Văn phòng Hồng Kông – Macao và Văn phòng Liên lạc. Do đó ngay sau cuộc biểu tình lớn ngày 18/8, ông đã ra lệnh cho các cơ quan ở Hồng Kông với tuyên bố “Ai gây rắc rối thì tự giải quyết, tự đi xử lý hậu quả, không tăng áp lực cho Trung ương”.

“Tuy nhiên, cho dù là do mâu thuẫn nội bộ Trung Nam Hải, hay ĐCSTQ lấy lùi làm tiến để nâng cấp đàn áp, đều khiến tất cả tầng lớp xã hội nhận rõ sự tàn bạo bất nhân của ĐCSTQ, xem người dân như cỏ dại; giúp thế giới bên ngoài thấy rõ sự giả đối và bất ổn của ĐCSTQ. Điều này cũng giúp càng nhiều người thấy rõ, ĐCSTQ là mối đe dọa lớn nhất đối với người dân Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan,” ông Đường Hạo nhận định.

Tuyết Mai

Xem thêm: