Sau khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bùng nổ, vấn đề khó khăn của kinh tế Trung Quốc cũng từng bước hiện ra bề mặt. Nhà kinh tế Mỹ gốc Đài Loan Richard Koo thuộc Viện nghiên cứu Nomura cho rằng, ba mối đe doạ về thu nhập, dân số và chiến tranh thương mại mà Trung Quốc đang phải đối mặt, có thể sẽ dẫn đến thời gian suy thoái kinh tế của quốc gia này kéo dài hơn nữa. 

cảng; hàng hóa
Một cảng hàng hóa tại Thanh Đảo, Trung Quốc (Ảnh minh họa từ Shutterstock)

Ngày 19/9, tờ Markets Insider thuộc Business Insider tại Mỹ đưa tin, trong một bản báo cáo cùng ngày, ông Richard Koo, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Nomura Nomura Research (Nhật Bản), cho biết, mặc dù thị trường chứng khoán toàn cầu đã ổn định, và đàm phán thương mại Mỹ – Trung đã khôi phục sau 2 tháng gián đoạn, nhưng kinh tế Trung Quốc vẫn đối mặt với nhiều rắc rối từ các lĩnh vực khác nhau.

Hiện tại, kinh tế Trung Quốc có thể nói đang rơi vào mức tăng trưởng chậm nhất trong mấy thập kỷ qua. Tỷ lệ tăng trưởng trong Quý 2 năm nay chỉ có 6,2%, dữ liệu này là tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ khi Trung Quốc có báo cáo dữ liệu hàng quý. Trong khi đó, dự tính ban đầu về tốc độ tăng trưởng trong Quý 3 là từ 6% – 6,5%, đây cũng là dự báo ở mức tồi tệ nhất từ trước tới nay.

Thực ra, thực lực kinh tế của Trung Quốc có một bộ phận rất lớn nhờ vào yếu tố này. So sánh với các nước công nghiệp khác, Trung Quốc có thể cung cấp sức lao động giá rẻ trên quy mô lớn. Nhưng ông Richard Koo cho rằng, 3 mối đe doạ lớn ảnh hưởng đến sự suy yếu tăng trưởng của Trung Quốc, sẽ xoá bỏ ưu thế sản xuất của Trung Quốc, khiến cho đầu tư quan trọng từ nước ngoài chuyển sang các nước khác.

Dưới đây là 3 mối đe doạ chính mà ông Richard Koo nói, và nguyên nhân mà nó làm suy yếu kinh tế Trung Quốc:

“Bẫy thu nhập trung bình”

Ông Richard Koo nói, do kinh tế Trung Quốc phát triển với tốc độ nhanh chóng, khiến cho tiền lương tương ứng cũng tăng theo. “Bẫy thu nhập trung bình” gây nguy hại cho thị trường lao động giá rẻ của Trung Quốc. Bởi vì ngành sản xuất chế tạo đang tìm kiếm và dịch chuyển đến nước có lao động giá rẻ hơn.

Lấy mức lương hiện tại mà nói, tỷ lệ hoàn vốn trong ngành sản xuất chế tạo của Trung Quốc gần bằng với các nước sản xuất mới nổi như Việt Nam và Bangladesh. Tuy nhiên, do cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung kéo dài, có thể làm trầm trọng thêm xu hướng dịch chuyển này, sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đối với Trung Quốc.

Ông Richard Koo phân tích, điều này có nghĩa là, vấn đề này cộng thêm hàng hoá sản xuất tại Trung Quốc, những chướng ngại mà hàng hoá sản xuất tại Trung Quốc gặp phải khi tiếp cận thị trường Mỹ và thị trường khác sẽ khiến cho đầu tư vào Trung Quốc tiếp tục giảm.

Bắt đầu từ năm 2032, dân số Trung Quốc sẽ bắt đầu giảm

Ông Richard Koo chỉ ra, theo số liệu thống kê dân số, lực lượng lao động của Trung Quốc đã bị thu hẹp kể từ đầu năm 2010. Theo xu hướng này, nhanh nhất là từ năm 2032, dân số Trung Quốc sẽ bắt đầu giảm.

“Điều này đối với một quốc gia có thực lực kinh tế lớn mạnh như Trung Quốc mà nói, bẫy thu nhập trung bình và dân số giảm cùng xuất hiện, đây là tình huống ‘cực hiếm thấy’. Chỉ riêng 2 nhân tố này, cũng sẽ trở thành thách thức khó khăn đối với bất cứ quốc gia nào; còn Trung Quốc lại phải đối phó thêm vấn đề chiến tranh thương mại với Mỹ.”

“13 năm trước, khi dự báo bắt đầu suy thoái, thì Trung Quốc nên tập trung phát triển quyền sở hữu trí tuệ của riêng mình, thay vì cố gắng trở thành ‘công xưởng của thế giới’”.

Chiến tranh thương mại

Hiện tại, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã bước sang năm thứ 2. Ngoài trì hoãn thuế quan và cam kết tiếp tục đàm phán, hai nước vẫn chưa có được tiến triển lớn nào trong việc giải quyết vấn đề gặp phải.

Ông Richard Koo cho biết, đi cùng kế hoạch “Made in China 2025”, Trung Quốc có khả năng đã quá nhanh trong việc chuyển trọng tâm từ thu hút đầu tư nước ngoài sang đổi mới trong nước; nhưng chiến tranh thương mại có thể sẽ gây tổn hại cho ngành sản xuất chế tạo vốn giúp thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phát triển.

“Hiện tại kinh tế Trung Quốc vẫn phụ thuộc nghiêm trọng vào doanh nghiệp nước ngoài, không chỉ là công nghệ sản xuất, mà còn bao gồm cả việc tiếp thị và hướng kinh doanh ở nước ngoài. Dựa vào lý do này, chính phủ Trung Quốc cần phải đối đãi tốt hơn với nguồn vốn nước ngoài, chứ không phải giống như những gì họ làm trong quá khứ.”

“Nếu Trung Quốc hy vọng khôi phục và giữ nguyên đầu tư nước ngoài, cần phải đạt được thoả thuận thương mại với Tổng thống Trump trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 2020. Dù Tổng thống Trump có thất cử, thì nếu muốn phân tách vấn đề địa chính trị và vấn đề thương mại, cũng là việc không có quá nhiều khả năng xảy ra.”

Huệ Anh

Xem thêm: