Biểu tình phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông ngày càng càng leo thang, nhiều người biểu tình bị cảnh sát và xã hội đen đánh đập, tuy nhiên, trong cuộc họp báo hôm 12/8, Quốc vụ viện Trung Quốc lại chỉ trích hoạt động biểu tình đã “manh nha xuất hiện chủ nghĩa khủng bố”, và tuyên bố rằng sẽ “tuyệt đối không nương tay” đối với người biểu tình Hồng Kông. 

Hồng Kông, phản đối luật dẫn độ, biểu tình ở Hồng Kông, Dương Quang
Người phát ngôn Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Macau Dương Quang. (Ảnh cắt từ video)

Chính quyền doạ không nương tay, truyền thông TQ đăng tin xe cảnh sát vũ trang tập kết tại Thâm Quyến

Phong trào phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông bước sang tuần thứ 10, xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát vẫn không ngừng tiếp diễn, tối ngày 11/8, có một người nữ biểu tình bị cảnh sát sử dụng đạn túi đậu bắn trúng vào mắt khiến cô có thể bị mù, sau đó có phóng viên nắm được tình hình đã tiết lộ, thực ra người trúng đạn là một nhân viên cấp cứu (First aider,FA), thông tin này đã khiến cho dư luận chấn động và càng khiến cho người Hồng Kông tức giận hơn. 

Về vấn đề này, một nhóm nhân viên y tế Hồng Kông thông qua một Fanpage trên Facebook có tên “Cuộc tập trung của giới nhân viên y tế ngày 2/8” để đăng tuyên bố, tuyên bố nói, bắt đầu từ ngày 12/8, sẽ phát động phong trào bãi công vô thời hạn, đến khi nào chính phủ và Cục quản lý Y tế có hồi đáp về 5 yêu cầu lớn, tức “Thu hồi dự luật dẫn độ”, “Thu hồi lại định tính người biểu tình là bạo động”, “Thu hồi lại tất cả các cáo buộc tội danh đối với người biểu tình”, “Truy cứu lực lượng cảnh sát lạm quyền”, “Lập thức thực hiện bầu cử phổ thông”.

Về vấn đề người biểu tình phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông kháng nghị ngày càng kịch liệt, khoảng 4 giờ chiều ngày 12/8, Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Macau thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc đã tổ chức họp báo; ông Dương Quang – người phát ngôn của văn phòng này tuyên đọc tuyên bố hơn 500 chữ, cáo buộc người Hồng Kông “điên cuồng” tấn công cảnh sát, đã cấu thành tội bạo lực nghiêm trọng, và nói rằng các hoạt động biểu tình “bắt đầu xuất hiện mầm mống của chủ nghĩa khủng bố”. 

Tuy nhiên, so với hai cuộc họp báo trước đó, lần họp báo này do ông Dương Quang phát ngôn và không có phần trả lời câu hỏi của phóng viên. 

Bên cạnh đó, 6 giờ tối ngày 12/8, tờ Nhân dân Nhật báo của đảng ĐCSTQ cũng đăng một đoạn video ngắn có tựa đề “Nhiều đoàn xe cảnh sát vũ trang tập kết tại Thâm Quyến”, video này có ý nghĩa cảnh cáo người biểu tình rất lớn. Trong video có thể thấy, nhiều xe bọc thép và xe tải quân sự đang di chuyển trên đường cao tốc, thông qua góc nhìn và dịch chuyển ống kính, có thể nhận ra được đây là video mà chính quyền đã cố ý quay. 

Trang Facebook của Nhân dân Nhật báo cũng đăng video này, và chia sẻ lại một bài viết lúc 3 giờ chiều ngày 12/8 của trang “Mạng lưới nhà quan sát” là một trang ngoại vi của truyền thông ĐCSTQ, bài viết nói, có người dân quay được video đoàn xe cảnh sát vũ trang tập kết tại Thâm Quyến ngày 10/8, suy đoán mục đích tập kết là để tham gia đợt diễn tập mùa hè của Công an Quảng Đông.

Bản tin trích dẫn điều luật trong “Luật Cảnh sát vũ trang” chỉ ra, “Cảnh sát vũ trang tham gia xử lý bạo loạn, nhiễu loạn, các sự kiện phạm tội bạo lực nghiêm trọng, sự kiện tấn công khủng bố và các sự kiện an ninh xã hội khác.”

Như đã biết, Trung Quốc Đại lục là một trong những quốc gia thực hiện phong toả nghiêm ngặt nhất trên thế giới, trong đó có các trang như Facebook, Twitter, và YouTube đều bị tự động chặn bởi “Vạn lý tường lửa”; do đó, việc Nhân dân Nhật báo đăng nội dung nói trên lên Facebook , chỉ là muốn nhắm đến người Hoa ở bên ngoài Trung Quốc. 

ĐCSTQ phát động tấn công bằng tin tức giả, nhưng khó ngăn người Đại lục ủng hộ Hồng Kông

Cùng với phong trào phản đối dự luật dẫn độ của người Hồng Kông ngày càng diễn biến phức tạp, chính quyền Bắc Kinh dường như trở nên đau đầu và áp lực tăng gấp bội. Do đó, truyền thông tại Trung Quốc Đại lục từng có thời điểm chọn phương án không đưa tin, không bình luận, và ngăn chặn toàn diện về biểu tình tại Hồng Kông.

Hôm 11/8, tờ The Guardian tại Anh đưa tin, hiện tại truyền thông tại Trung Quốc Đại lục đã chuyển sang thủ pháp bóp méo, bôi nhọ, với ý đồ kích động tình cảm dân tộc và dẫn dắt dư luận, tạo điều kiện để chính quyền ĐCSTQ ra tay can thiệp vào các vấn đề Hồng Kông.

Bản tin chỉ ra, người dân Trung Quốc Đại lục nhận thức đối với phong trào phản đối dự luật dẫn độ giống như sống trong “không gian song song”, khi người Hồng Kông phản đối tại nhiều nơi như Tiêm Sa Chuỷ (Tsim Sha Tsui), Sa Điền (Sha Tin), Đại Phố (Tai Po), v.v, vào hôm 10/8, thì truyền thông Trung Quốc Nhân dân Nhật báo lại đăng bài viết trên WeChat nói rằng, toàn thể xã hội Hồng Kông biểu tình kêu gọi chấm dứt bạo lực; khi Hồng Kong có phong trào tĩnh toạ “Vạn người đón khách, Hồng Kông chào đón bạn” diễn ra liên tiếp 3 ngày tại Sân bay quốc tế Hồng Kông, thì truyền thông Trung Quốc lại chỉ đăng một đoạn video một người dân giận dữ gào thét với người biểu tình “Chỉ muốn Hồng Kông được an toàn”.

Truyền thông Trung Quốc không hề nhắc đến chữ nào về phong trào biểu tình ôn hoà tại Hồng Kông, đều dùng các từ như “bạo động” để hình dung tình hình tại Hồng Kông; đồng thời cố ý tránh nói về 5 yêu cầu lớn mà người biểu tình đề xuất, ngược lại, còn tuyên truyền rằng đứng sau người biểu tình là có “thế lực tà ác nước ngoài” kích động, muốn tiêu diệt “một quốc gia hai chế độ”. 

Cùng với đó, truyền thông Đại lục phát sóng cảnh quay người biểu tình phản đối luật dẫn độ, đều là những cảnh như người biểu tình ném gạch, bao vây trụ sở cảnh sát; còn những hành vi xấu xa như cảnh sát ném lựu đạn hơi cay, xịt hơi cay, dùng bạo lực trấn áp người dân và nhiều người biểu tình bị thương, dung túng cho những kẻ nghi là xã hội đen rời khỏi hiện trường sau khi đánh người, v.v, thì lại bỏ qua không hề đả động gì đến. 

Học giả Phương Khả Thành công tác tại Học viện Báo chí và Truyền thông thuộc Đại học Trung văn Hồng Kông chia sẻ, khi biểu tình và diễu hành được tiến hành một cách hoà bình, thì bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ không có gì để nói; nhưng khi liên tiếp xảy ra sự kiện bạo lực, truyền thông Đại lục bắt đầu kích động “tình cảm dân tộc” của người Trung Quốc. 

Mặc dù chính quyền ĐCSTQ cố ý bóp méo, bôi nhọ sự kiện phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông, nhưng vẫn có nhiều người Đại lục “vượt tường lửa” tìm hiểu ngọn ngành sự kiện xảy ra tại Hồng Kông, sau khi biết được chân tướng, họ bèn chia sẻ những bài viết và video nói sự thật. 

Còn có không ít người Đại lục dùng chữ giản thể viết tay, chúc phúc người Hồng Kông: “Ủng hộ người Hồng Kông đấu tranh cho chính nghĩa.”; “Ủng hộ 5 yêu cầu lớn, người Hồng Kông cố lên.”; “Đồng bào Hồng Kông thật tuyệt!”; “Ủng hộ phản đối dự luật dẫn độ, ủng hộ tất cả đồng bào Hồng Kông phấn đấu vì tự do dân chủ!”. 

Theo kết quả một cuộc thăm dò tại Hồng Kông vào đầu tháng 8, hơn 90% thanh niên Hồng Kông không tin tưởng vào ĐCSTQ. Trong nhiều hoạt động phản đối, người dân cũng liên tiếp hô khẩu hiệu đả đảo ĐCSTQ, hoặc giơ biểu ngữ ĐCSTQ sụp đổ, cho thấy sự phẫn nộ của người dân Hồng Kông nhắm vào chính quyền ĐCSTQ.

Trí Đạt

Xem thêm: