Ngày 28/7, người dân Hồng Kông tiếp tục biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, hàng trăm ngàn người đã kéo đến Văn phòng Liên lạc Trung ương Trung Quốc tại Hồng Kông để biểu tình. Bên ngoài văn phòng này có dựng hàng rào chắn cao 2 mét, và dùng hộp nhựa trong suốt để che quốc huy của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại, việc này khiến nhiều người liên tưởng đến “quan tài kính” của cố lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông, và tượng trưng cho ĐCSQ “đã chết”; hình ảnh này cũng khiến cư dân mạng có nhiều liên tưởng, có người cho rằng đây có lẽ là điềm báo xấu.

Hồng Kông, Quốc huy Trung Quốc, phản đối luật dẫn độ
Quốc huy của ĐCSTQ tại cửa chính của Văn phóng Liên lạc Trung ương ở Hồng Kông được đặt trong chiếc hộp bằng nhựa trong suốt (ảnh trái), và hình ảnh (bên phải) là ảnh cư dân mạng vẽ để chế giễu. (Ảnh từ internet)

Người tổ chức buổi tập trung hôm 28/7 Lưu Dĩnh Khuông (Ventus Lau Wing-hong) cho biết, thời điểm cao nhất, số người tại công viên Chater Garden và khu vực xung quanh lên đến khoảng 110.000 người. Sau cuộc mít tinh, người biểu tình phân tán ra các ngả đường, một bộ phận tiến đến Văn phòng liên lạc Trung ương Trung Quốc tại Hồng Kông, cảnh sát chống bạo động đối đầu với người biểu tình ở bên ngoài văn phòng này. 

Toàn bộ cảnh sát đều trang bị vũ trang, tiến về phía người biểu tình và liên tục ném lựu đạn hơi cay để xua đuổi người dân, xung đột giữa người dân và cảnh sát tiếp tục xảy ra. Có ít nhất 49 người biểu tình bị cảnh sát dùng bạo lực bắt giữ, còn có nhiều người khác bị thương, hiện trường thời điểm đó vô cùng hỗn loạn. 

Do sau cuộc đại diễu hành hôm 21/7, người biểu tình đã ném trứng gà và sơn đen lên quốc huy của ĐCSTQ treo trên cửa chính của của Văn phòng Liên lạc Trung ương, nên sau sự kiện này, quốc huy mới đã được thay thế và được đặt trong một chiếc hộp nhựa trong suốt. 

quốc huy Trung Quốc, Hồng Kông, biểu tình Hồng Kông, phản đối luật dẫn độ
Quốc huy của ĐCSTQ treo tại cửa chính của Văn phòng Liên lạc Trung ương ở Hồng Kông được che lại bằng hộp nhựa trong suốt. (Ảnh từ Twitter)

Việc này đã khiến cho cư dân mạng được một phen châm biếm.

Cư dân mạng đăng bức tranh châm biếm quốc huy đặt trong quan tài kính. Có người nói nó trông rất giống với quan tài kính của cố lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông. 

Lãnh tụ Phong trào sinh viên Lục Tứ Chu Phong Toả đăng Tweet nói, quốc huy đưa vào quan tài, tương đương với lo ma chay cho nó.

Có người cho biết: Xem ra ĐCSTQ biết rằng, phù hiệu của nó khiến người ta ghét, nên mới làm thế để tránh né!

Có người bình luận: Quốc huy đặt trong lồng, quốc vận thật đáng lo ngại! Lần sau có thể là nhắm vào cờ đảng, xem còn tránh đi đâu được nữa. 

Do chính phủ Hồng Kông không ngó ngàng tới ý nguyện của người dân, cố gắng thúc đẩy thông qua dự luật “Luật dẫn độ”, nên hơn một tháng qua, hầu như tuần nào Hồng Kông cũng bùng phát biểu tình quy mô lớn. 

Ngày 9/6, khoảng 1,03 triệu người diễu hành phản đối; ngày 12/6, cảnh sát dùng bạo lực với người biểu tình, đến ngày 16/6, một cuộc đại diễu hành chưa từng có tiền lệ với khoảng 2 triệu người tham gia, chỉ trích cảnh sát trấn áp người biểu tình và yêu cầu chính phủ rút lại dự luật. 

Bước sang tháng 7, phong trào kháng nghị bùng nổ nhiều nơi, sức mạnh của người dân càng thể hiện rõ. Ngày 1/7, khoảng 550.000 người xuống đường biểu đạt yêu cầu với chính phủ. Ngày 9/7, Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga tổ chức họp báo, tuyên bố dự thảo luật dẫn độ “đã chết”. 

Tuy nhiên, ngày 14/7, khoảng 115.000 người không ngại trời nắng đến quận Sa Điền (Sa Tin) tham gia diễu hành. 

Ngày 21/7, khoảng 430.000 người tổ chức diễu hành tại Đảo Hồng Kông (Hong Kong Island), bộ phận người diễu hành đã bao vây Văn phòng Liên lạc Trung ương ĐCSTQ, ném trứng và mực đen đen vào quốc huy của ĐCSTQ. Cảnh sát đã dùng lựu đạn hơi cay và súng đạn cao su xua đuổi người biểu tình ở Thượng Hoàn (Sheung Wan).

Tối cùng ngày 21/7, tại nhà ga Yuen Long xuất hiện nhiều côn đồ mặc áo trắng cầm gậy sắt và roi tấn công người dân và người biểu tình, nhiều người bị thương. 

Sau sự việc, chính quyền ĐCSTQ lên tiếng chỉ trích người biểu tình bao vây và tấn công Văn phòng Liên lạc Trung ương, nói rằng đây là hành động thách thức quyền uy của chính phủ Trung ương, động chạm đến giới hạn của nguyên tắc “một nước hai chế độ”, đã cấu thành tội phạm hình sự. 

Nhật báo Apple tại Hồng Kông đăng bài xã luận của tác giả Lý Bình nói: Người biểu tình bao vây Văn phòng Liên lạc Trung ương, cơ quan và truyền thông của ĐCSTQ đã lên mạng không giới hạn, để chỉ trích sự kiện này đã động chạm đến giới hạn ‘một nước hai chế độ’, thách thức quyền uy của Trung ương, làm tổn thương tình cảm dân tộc. Tuy nhiên, đây chẳng phải là do Văn phòng Liên lạc Trung ương tham gia một cách trắng trợn vào việc thúc đẩy dự luật dẫn độ và áp chế tiếng kêu gọi yêu cầu Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức sao?

Bài xã luận nói, phớt lờ dân ý mới là thách thức chủ quyền; phớt lờ sự tự do, mạng sống của người dân mới là thích thức chủ quyền. 

Ngày 27/7, sau cuộc đấu tranh mạnh mẽ của 288.000 người Hồng Kông, đến ngày 28/7, tiếp tục có hàng chục nghìn người xuống đường. Còn cảnh sát, mỗi lần đều dùng bạo lực để xua đuổi giải tán người biểu tình, trong khi chính phủ Hồng Kông thì lại không có hồi đáp gì, đã khiến cho các giới và chính phủ nhiều nước mạnh mẽ lên án.

Trí Đạt

Xem thêm: