Những quan niệm sai lầm hình thành trong hoàn cảnh sống dần dần ăn sâu vào tiềm thức của con người khiến họ khó có thể phân biệt rõ đúng sai, tốt xấu. Chỉ đến khi sức chịu đựng đã cạn kiệt, tư tưởng của họ đòi hỏi sự giải phóng, cởi bỏ trói buộc của các quan niệm sai lầm bị nhồi nhét theo thời gian, thì may ra xã hội mới phát sinh biến hóa.

Nạn lũ lụt ở Hà Bắc gần đây đã khiến cho người dân Trung Quốc phải gánh chịu nhiều mất mát về người và của. Mặc dù các lãnh đạo liên quan đã đứng ra cúi đầu xin lỗi, nhưng bản chất coi thường sinh mệnh con người vốn vẫn không thay đổi. Xin lỗi không phải phát xuất tự nội tâm rằng thực sự nhận lỗi và sẽ sửa lỗi, mà chỉ là để đối phó với làn sóng phẫn nộ và tránh việc bị lên án công khai.

có thể insert hình này vào, ghi chú "Lãnh đạo thành phố Hình Đài, Hà Bắc Trung Quốc trong cuộc họp báo đã cúi đầu xin lỗi người dân"
Lãnh đạo thành phố Hình Đài, Hà Bắc, Trung Quốc trong cuộc họp báo đã cúi đầu xin lỗi người dân.

Người Trung Quốc do phải trải qua các cuộc đàn áp và thanh trừng liên tiếp, từ Cách mạng Ruộng đất, Cải cách Công thương, Cách mạng Văn hoá, cho đến cuộc Thảm sát Thiên An Môn, gần đây nhất và vẫn còn đang tiếp diễn là cuộc đàn áp Pháp Luân Công và Phật giáo Tây Tạng, mà hình thành nên những quan niệm và nhận thức chung như: không có quan nào không tham, quan chức hoang dâm vô độ, chà đạp pháp luật, ức hiếp và bóc lột dân chúng, lạnh lùng tàn nhẫn…, đó là chuyện bình thường.

Nhiều người Trung Quốc dù không thể chịu đựng nổi khi sống dưới chế độ này, thậm chí còn nguyền rủa và ước ao có sự thay đổi, nhưng bản thân cũng cho rằng đây là một loại vọng tưởng. Đó là do quan niệm tư tưởng của họ bị quản thúc trong thời gian dài mà tạo nên: không có Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thì không có Trung Quốc, vong đảng chính là vong quốc. Thêm vào việc với những nhà cầm quyền trước đó, ĐCSTQ đã bôi nhọ hình ảnh và dựng lên hình tượng của họ hoàn toàn khác với sự thật lịch sử, khiến những ai không hiểu rõ lịch sử văn hóa Trung Hoa liền cho rằng, ai tới thống trị đều như nhau cả, đều sẽ không tốt và chẳng đi đến đâu, kẻ thống trị làm điều ác với dân xưa nay đều có, đó là đương nhiên.

Những quan niệm này được nhồi nhét một cách cố ý vào đầu não của người dân, để chính quyền có thể bảo vệ họ trước những nguy cơ và mỗi khi làm điều không tốt. Do vậy có thể thấy rằng, quan niệm đúng sai của cá nhân, hành vi của họ tiến tới sự hình thành một chủng trạng thái xã hội.

Ví như, hiện nay trong xã hội có rất nhiều kẻ lừa đảo, mọi người đều học tập và truyền nhau cách để tránh bị lừa gạt. Người lớn cũng dạy trẻ con như thế, chẳng hạn đừng nói chuyện với người lạ, đừng ăn kẹo của người khác cho… Như vậy khi lớn lên, đứa trẻ này sẽ sống mà lúc nào cũng đề cao cảnh giác, bất kỳ người xa lạ nào cũng có thể là kẻ lừa đảo trong mắt nó. Quan niệm đề phòng, nghi kỵ này sẽ ngày càng nghiêm trọng và vì vậy, khi nhìn thấy có kẻ lừa đảo trong xã hội, nó sẽ cho đó là chuyện bình thường, trạng thái xã hội đầy rẫy lừa đảo đó là trạng thái bình thường. Điều này chẳng phải sẽ tạo môi trường tốt cho những kẻ lừa đảo tồn tại trong xã hội, chẳng phải là cấp thêm không gian sinh tồn cho chúng sao? Mọi người thay vì lên án kẻ lừa đảo, sẽ quay sang đổ lỗi cho người bị hại đã không phòng bị tốt, không học được mánh khóe để bảo vệ tự thân, do họ làm không tốt, và kẻ lừa đảo cũng không cảm thấy có gì phải xấu hổ hay sợ hãi.

Hiện nay ở Trung Quốc, những loại quan niệm sai lầm này có rất nhiều, tham ô hủ bại và trị quốc là không thể tách rời. Ví như “nếu tôi làm quan, tôi cũng tham”, “phải ác mới tốt”, “số phận của dân đen là cứ phải chịu khinh khi và bị tủi nhục như vậy”, v.v…

Một người nghĩ vậy cũng không sao, hai người nghĩ vậy cũng chưa là quan trọng, nhưng toàn thể đại chúng mà cùng nghĩ như thế thì sẽ tạo thành một chủng quan niệm xã hội. Đó chính là thừa nhận bạo lực, thừa nhận tham quan hủ bại, là cấp không gian sinh tồn cho những thứ này, qua đó cũng phơi bày trình độ đạo đức và trạng thái tinh thần của toàn xã hội.

Nếu mọi người có thể nhận thức ra loại quan niệm sai lầm này và có sự cải biến thì trạng thái xã hội cũng sẽ được cải biến, quan niệm chung của xã hội sẽ theo đó mà phát sinh biến hóa. Mở đầu bài viết có nhắc đến việc quan chức cầm quyền đứng ra cúi đầu xin lỗi, đó là do người dân đã có sự chuyển biến quan niệm. Năm ngoái ở Hắc Long Giang xảy ra cuộc diễu hành của công nhân mỏ than đá, họ giăng biểu ngữ “Đảng Cộng sản Trung Quốc hãy trả tiền lại cho chúng tôi”, khiến cho các quan chức nói dối phải cúi đầu xin lỗi. Mặc dù trên căn bản vẫn không giải quyết được triệt để việc người dân tiếp tục bị hãm hại, nhưng khi họ có chuyển biến quan niệm tư tưởng, thì cũng khiến cho những người cầm quyền phải có sự thay đổi.

Thử nghĩ xem, nếu ngày càng có nhiều người thoát ra khỏi những quan niệm sai lầm bị nhồi nhét trong quá trình sống dưới chế độ này, trở về với lý tính, với lương tri, thì nhà cầm quyền sẽ như thế nào? Khi đó có lẽ người dân mới có được cuộc sống bình thường, mới chính thức được sống trong một xã hội chính thường của nhân loại.

Bài viết trên blog Nhâm Tuệ Phu

Xem thêm: