Từ đầu năm nay, khi rộ lên tin đồn về việc ông Tập Cận Bình có thể giải tán Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ thì phe cánh ông Giang Trạch Dân cũng tăng cường xiết chặt lưu hành ngôn luận.

bn-kb739_xi1_gr_20150830213726

Xem thêm Phần 1

Phe Giang Trạch Dân kiểm soát ngôn luận

Ngày 13/7, tạp chí của viện nghiên cứu nghệ thuật Trung Quốc “Viêm Hoàng Xuân Thu” bị tước quyền quản lý bởi nhân vật số 5 trong ĐCSTQ, Thường ủy viên Lưu Vân Sơn (thuộc phe Giang). Tờ tạp chí này được biết đến là một tạp chí chuyên đăng các tin dự báo phân tích định hướng tương lai, trước kia vào các thời điểm nhạy cảm của chính trị Trung Quốc đã từng đăng các bài ủng hộ ông Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương v.v. Theo một người nắm nhiều thông tin về giới lãnh đạo Trung Quốc cho biết, ông Lưu Vân Sơn sử dụng Tổng cục Quản lý Truyền thông và Xuất bản Quốc gia để ép giám đốc và tổng biên tập của tạp chí này từ chức, sau đó thay thế người của chính quyền Trung Quốc vào. Ý đồ của ông ta là xiết chặt các ngôn luận có khả năng bàn về các vấn đề “nhạy cảm” để chuẩn bị chống đối với ông Tập Cận Bình.

Ngày 18 và 19 tháng 7 năm nay, tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc đồng loạt xuất hiện nhiều sự kiện “quần chúng ái quốc” một cách dồn dập. Các sự kiện này lẽ ra là do quần chúng yêu nước nhiệt tình tự phát, tuy nhiên sau đó cộng đồng mạng tiết lộ sự thật về những người dẫn đầu, tổ chức các sự kiện này, các trí thức hải ngoại cũng bình luận về sự bất bình thường như sau:

  • Bình luận viên cao cấp của Viện khoa học xã hội Trung Quốc, Chu Kiến Đông trên blog kêu gọi toàn dân ngày thứ 7 và Chủ Nhật tẩy chay KFC. Về sau, trên mạng lộ ra việc ông Chu Kiến Đông nhận được chỉ đạo của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc và Bộ Tuyên truyền.
  • Phúc Kiến Nhật Báo đăng bài kêu gọi chống Mỹ.
  • Ngày 18/7, giám đốc một xí nghiệp tại Hàng Châu, Chiết Giang là Trương Vân Long, đăng một bài “thông tri ái quốc”. Thông tri này được truyền đi hơn 10.000 lần, số lượng đọc hơn 1 triệu lượt. Thông tri này xuất hiện đúng lúc, như đổ thêm dầu vào lửa cho các hoạt động chống Mỹ.
  • Chiều ngày 18/7, cục Công an và cục Giao thông huyện Tứ Dương tỉnh Giang Tô đã tổ chức cuộc tuần hành chống Mỹ và chống Nhật. Đội cảnh sát giao thông đã đặc biệt hướng dẫn lộ tuyến của cuộc tuần hành, cũng như cho người giả trang xen lẫn vào quần chúng để chỉ huy cuộc tuần hành thị huy.

Nhà bình luận chính trị Trung Quốc là Lưu Cang ở hải ngoại nhận định, việc có thể đồng thời khống chế truyền thông và chính quyền để tiến hành hàng loạt sự kiện diễu hành thị huy nhắm vào cùng một đối tượng tại nhiều nơi, nhất định cần có bàn tay chỉ đạo phối hợp. Người có khả năng như vậy, không ai khác ngoài ông Lưu Vân Sơn.

Mục đích của ông ta là dùng dư luận để gây sức ép lên các tiến trình hành động của phe ông Tập Cận Bình, ở mức độ nhỏ có thể làm trì hoãn các kế hoạch cải cách của Tập, bùng phát lên có thể tận dụng để “đảo chính”.

Phe Tập Cận Bình cũng sử dụng truyền thông để phản kích

Ngày 23/6, “Thời Báo Học Tập” của hệ thống Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ có đăng bài “Thời đại của Tập Cận Bình” trong đó có viết một câu làm người ta đặc biệt lưu ý: “Lần này chính là lần đại cải cách quyết định vận mệnh của Trung Quốc”. Bài viết có nói rõ, chính quyền ông Tập Cận Bình “có quyết tâm cải cách rất lớn, quy mô rộng khắp, trong lịch sử nhân loại có thể nói là chưa từng thấy”, sẽ cải cách liên quan đến 60 phương diện nhiệm vụ khác nhau, 336 đầu mục chính sách cần cải cách, bao quát các phạm vi từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho đến sinh thái, quốc phòng v.v.

Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Diên Đông khi đến thăm Mỹ, cũng giới thiệu về kế hoạch cải cách rộng khắp này.

Ngoại giới từng nhận định, “đại cải cách quyết định vận mệnh của Trung Quốc” có khả năng bao gồm cả việc phế bỏ chế độ Ủy ban Thường vụ, thành lập chế độ tổng thống.

Tâm điểm trong cuộc chiến giữa Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình

Trong bối cảnh trận chiến quyền lực giữa phe Giang Trạch Dân và chính quyền Tập Cận Bình vẫn đang căng thẳng, nổi lên một vấn đề có khả năng quyết định kết quả của cuộc chiến này. Suốt từ năm 1999 đến nay, những người tu Pháp Luân Công tại Trung Quốc vẫn bị bức hại theo nhiều phương thức khác nhau như cưỡng ép lao động cải tạo, kết án tù giam phi pháp, tra tấn về thể chất và tinh thần v.v. Đặc biệt, vấn đề mổ cướp nội tạng, trong đó phần lớn nạn nhân là những người tu Pháp Luân Công, gần đây đã bị cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm và yêu cầu gấp rút tiến hành điều tra. Tháng 6 năm nay, Hạ Viện Mỹ đã đưa ra Nghị quyết số 343 lên án việc Trung Quốc mổ cướp nội tạng. Vấn đề này cũng được nghị viện châu Âu đặc biệt quan tâm. Suốt từ tháng 4, vấn đề mổ cướp nội tạng diễn ra tại Trung Quốc đã được đưa ra thảo luận. Đến ngày 12/9, Nghị viện châu Âu chính thức đưa ra Tuyên bố số 48 yêu cầu Trung Quốc dừng ngay việc mổ cướp nội tạng và cho phép tiến hành điều tra độc lập.

Đối với vấn đề bức hại Pháp Luân Công, ông Tập Cận Bình vẫn không có phát ngôn nào thể hiện lập trường, không tuyên bố sẽ ngừng bức hại, tuy nhiên cũng không thể hiện ý định tích cực bức hại. Sau khi nhậm chức Chủ tịch Trung Quốc, chính quyền Tập Cận Bình đã bãi bỏ chế độ lao động cải tạo, vốn là một cơ cấu thường xuyên được sử dụng để bức hại người tu Pháp Luân Công. Sau đó, bắt giam nhân vật thuộc phe Giang, Thứ trưởng Bộ Công An Lý Đông Sinh, người có vai trò quan trọng trong việc thiết lập hệ thống chính sách bức hại Pháp Luân Công. Tháng 4, trong một cuộc họp cấp cao trong ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình đã phát biểu, nhấn mạnh vào “tự do tín ngưỡng tôn giáo”, thể hiện ý định sẽ giải quyết các vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng đang còn tồn tại.

Tuy nhiên, theo thống kê của trang Minh Huệ, số lượng các trường hợp bị bức hại như bị bắt giam, bị tuyên án phi pháp, bị tra tấn v.v. không có dấu hiệu suy giảm. Các nhà điều tra độc lập cũng đưa ra nhiều phân tích cho thấy việc mổ cướp nội tạng cũng không hề có dấu hiệu ngừng lại, chỉ trở nên càng lúc càng tinh xảo hơn trong việc che giấu.

Ngoại giới nhìn nhận, nếu ông Tập Cận Bình tập hợp đủ lực lượng ủng hộ rồi sử dụng tội “diệt chủng” và “phản nhân loại” để truy cứu ông Giang Trạch Dân và những người có liên quan, có thể trận chiến sẽ hoàn toàn kết thúc. Hiện nay, số người ký tên khởi kiện ông Giang Trạch Dân về các tội này lên Tòa án Tối cao Trung Quốc đã lên đến khoảng 1,5 triệu người.

Chuyên gia nhận định về các cách thức chuyển sang chế độ tổng thống

Trong chương trình “Bình luận thời sự” của Đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA, học giả Trung Quốc đang sinh sống tại Mỹ, Ngô Tổ Lai đưa ra một hướng giải quyết để quá độ ôn hòa chính trị Trung Quốc, một cách thức đặc thù nhưng hợp pháp và khả thi. Đó là thông qua danh nghĩa Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, giải tán ĐCSTQ. Ông nhận định, ông Tập Cận Bình có khả năng đang cân nhắc việc sau khi hết hai nhiệm kỳ giữ chức Tổng Bí thư sẽ chuyển sang giữ chức Chủ tịch Ủy ban Thường vụ của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, đồng thời sẽ đem quân quyền giao cho Đại hội Đại biểu Nhân dân. Nếu làm như vậy thì quân đội và quốc gia sẽ thực sự thuộc về nhân dân, và có khả năng giải tán ĐCSTQ một cách hợp pháp.

Trong một lần trả lời phỏng vấn cho một tờ báo hải ngoại, con trai của Thượng tướng lão thành La Thụy Khanh, La Vũ cũng nhận định ông Tập Cận Bình sẽ phát triển theo hướng dân chủ, thay thế chế độ ủy ban thường vụ để tiến hành bầu cử trong ĐCSTQ hoặc bầu cử toàn quốc. ông La Vũ nhận định, vào mùa thu năm sau, tại Đại hội 19, trừ ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, 5 người khác trong Bộ Chính trị sẽ phải thoái vị, như vậy những người có khả năng gây cản trở quá trình cải cách của ông Tập Cận Bình đều sẽ bị rút xuống. Ông La Vũ khẳng định: “Tôi nghĩ rằng chế độ tổng thống là con đường duy nhất của ông Tập Cận Bình, không có lựa chọn khác. Trực tiếp gọi là chế độ tổng thống hay không cũng vậy. Thực chất chính là chế độ tổng thống. Đây cũng là việc từ bỏ khái niệm đảng phái và tuyên bố: Tôi chính là tổng thống của nhân dân.”

Tự Minh

Xem thêm: