Đại hội năm 2022 đang tới gần, Chủ tịch Tập được cho là nhắm vào bộ máy an ninh để củng cố quyền lực.

20209998f9f7 5086 4739 975c 74d85b3454ad
Ông Tập Cận Bình (Ảnh: Shutterstock)

Theo tờ Nikkei, đấu tranh chính trị tiếp tục là chủ đề nóng tại Trung Quốc với việc Chủ tịch Tập Cận Bình hướng tới củng cố việc kiểm soát bộ máy an ninh của đất nước. 

Trọng tâm chủ yếu là Uỷ ban chính trị pháp luật trung ương, cơ quan của Đảng cộng sản chịu trách nhiệm thực thi pháp luật và an ninh. Ông Tập cùng các phụ tá cao cấp của mình được cho là đang tiến hành cải tổ nhân sự bộ máy an ninh và thành lập một lực lượng đặc nhiệm để nắm quyền kiểm soát.

Trần Nhất Tân (Chen Yixin), tổng thư ký của uỷ ban, nói tại một hội nghị hôm 8/7 rằng uỷ ban sẽ bắt đầu chiến dịch lập lại kỷ luật trên toàn quốc để “chỉnh đốn giáo dục” cho các chính trị gia và quan chức thực thi pháp luật, nói rằng chiến dịch nhằm “cạo sạch nọc độc từ xương tuỷ”. 

Ông Trần là phụ tá thân cận của Chủ tịch Tập. Đầu những năm 2000, khi ông Tập là bí thư tỉnh uỷ Triết Giang, thì ông Trần là phó tổng thư ký.

Gần đây hơn, khi đại dịch virus corona bùng phát ở Vũ Hán, ông Trần đã tới thành phố và hướng dẫn quan chức địa phương  đập tan những luận điệu chỉ trích chống ông Tập và chính quyền trung ương.

“Uỷ ban chính trị pháp luật trung ương đảng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc lãnh đạo đất nước, đặc biệt đối với người nắm quyền lực cao nhất của Trung Quốc. Tầm quan trọng của việc kiểm soát uỷ ban chỉ sau việc kiểm soát Quân đội giải phóng nhân dân,” một người giấu tên trong ĐCSTQ nói với tờ Nikkei. 

Theo đó, Uỷ ban này kiểm soát tất cả các cơ quan an ninh và tư pháp  –  cảnh sát, an ninh quốc gia, tư pháp, cơ quan công tố và toà án.

Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ có một hệ thống toàn quốc với 3.200 đảng bộ tỉnh thành với tư cách là các tổ chức trực thuộc.

Đảng có các uỷ ban chính trị pháp luật tại mỗi đảng bộ địa phương và được cho là có thẩm quyền trên những vấn đề pháp luật quan trọng, tác động tới những phiên tòa và tố tụng đặc biệt, và có khả năng thực hiện quyền khám xét và phê chuẩn việc bắt những người có ảnh hưởng.

 

Truyền thông Mỹ: Ông Tập khoác “hoàng bào mới” để che giấu bốn bề khốn khó

Trước đây, Chu Vĩnh Khang đã sử dụng ảnh hưởng với tư cách thư ký của uỷ ban chính trị pháp luật trung ương từ 2007- 2012, sau khi giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an. Sau khi Chu mất chức vì tham nhũng, chức vụ thư ký uỷ ban được trao cho Mạnh Kiến Trụ, người được cho là thuộc về “nhóm Thượng Hải”, một nhóm thân cận với cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân. Dù Mạnh đã nghỉ hưu, ảnh hưởng của nhóm Thượng Hải do Giang đứng đầu được coi là vẫn còn trong uỷ ban.

Ông Tập đã cố giành được việc kiểm soát bộ máy tư pháp và việc thực thi pháp luật của Trung Quốc. Một danh sách những người bị buộc tội do vi phạm các quy định đã được lưu truyền trước đó, cho thấy hơn 100 quan chức an ninh cao cấp, khoảng 40 công tố viên và hơn 60 thẩm phán trên toàn quốc

Các quan chức an ninh cao cấp bị kết án gần đây có Tôn Lập Quân, nguyên thứ trưởng công an, được cho là người rất thân cận với Mạnh.

Hồi tháng Tư, Đường Nhất Quân – một thân tín với ông Tập, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tư pháp. Một tổ chức nhằm xây dựng một “Trung Quốc bình an” cũng được thiết lập trong uỷ ban chính trị pháp luật trung ương để ngăn chặn tình trạng bất ổn xã hội, ngoài ra một lực lượng đặc biệt khác cũng được thành lập.

Một nhà khoa học chính trị Trung Quốc, yêu cầu không nêu danh tính, nói rằng chiến dịch “chỉnh đốn giáo dục” của uỷ ban đảng rất tương đồng với “Phong trào chỉnh huấn“ do Mao Trạch Đông chỉ đạo ngày trước. 

Phong trào Chỉnh huấn là một dạng phong trào nhằm thanh trừng những đối thủ chính trị do nguyên lãnh đạo Mao bắt đầu ở Diên An trong những năm 1940. Phong trào được cho là đã cho phép Mao đạt được quyền lực tuyệt đối trong đảng cộng sản.

Trở lại năm 2020, Hội nghị của uỷ ban chính trị và pháp luật hôm 8/7 đã chỉ ra rằng “chỉnh đốn giáo dục” có nghĩa là “Chỉnh sửa Diên An,” loại bỏ bùn đất, đưa vào nước sạch.”

Nhiệm kỳ thứ hai của ông Tập – bắt đầu từ năm 2017 – đã qua một nửa; và Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của đảng cộng sản – sự kiện chính trị quan trọng nhất của đất nước – chỉ mới hai năm trước.

Đảng được cho rằng có một luật  bất thành văn là bất cứ ai trên 68 tuổi nên nghỉ hưu và không đảm nhận chức vụ mới. Trong khi đó, ông Tập sẽ sang tuổi 69 vào thời gian Đại hội tới. Dù bản sửa đổi Hiến pháp đã loại bỏ giới hạn đối với nhiệm kỳ chủ tịch đương chức – tối đa 10 năm hai nhiệm kỳ – một số người có thể chống đối việc ông Tập tiếp tục tại vị với lý do điều lệ nội bộ đảng.

Chiến dịch “chỉnh đốn giáo dục“ mới được xác định hoàn thành vào quý đầu năm 2022. Chiến dịch được cho là một phần của cuộc đấu tranh chính trị mà ban lãnh đạo của ông Tập đã khởi đầu, hướng tới Đại hội toàn quốc sắp tới vào mùa thu năm 2022.

Xuân Lan (theo Nikkei)

Xem thêm: