Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ diễn ra vào ngày 18/10. Tin đồn liên quan tới việc ông Tập Cận Bình có thể khôi phục danh hiệu chủ tịch Đảng, mong muốn tại Đại hội 19 sẽ chính thức trở thành “lãnh tụ” của “toàn dân” lại được lan truyền.

Trang tin tiếng Trung của đài BBC hôm 2/9 đăng bài viết có tựa đề “’Hạt nhân Tập Cận Bình’ có thể thăng cấp thành ‘lãnh tụ Tập Cận Bình’ tại Đại hội 19 không?” Bài viết nhận định, dù trước khi khai mạc Đại hội 19 ông Tập Cận Bình gặp phải một vài thế lực trong nội bộ Đảng phản công, nhưng nghi thức duyệt binh tại Khu tự trị Nội Mông đã trở thành một tín hiệu mới cho thấy ông Tập đã củng cố được quyền lực thêm một bước nữa.

Theo bản tin, bản thân đứng đầu Đảng, quân đội và kiêm chức chủ tịch nước, ông Tập Cận Bình mặc quần áo quân đội để tiến hành kiểm duyệt quân, phá vỡ thông lệ của các hoạt động tương tự trước đây, duyệt binh cũng không cho lãnh đạo cùng thế hệ và lãnh đạo thế hệ trước tham dự. Phó chủ tịch Quân ủy Phạm Trường Long lại thêm một bước nữa phá vỡ thông lệ, gọi ông Tập là “lãnh tụ”. Trong khi đó, từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thành lập chính quyền đến nay chỉ có ông Mao Trạch Đông và người kế nhiệm trong thời gian ngắn ngủi của là Hoa Quốc Phong từng có xưng hiệu này.

So với từ “lãnh đạo” được sử dụng phổ biến hiện nay,  hàm nghĩa của cấp “lãnh tụ” lại rộng hơn thậm chí cả về phương diện tinh thần.

Trước đó, ngày 21/8, tờ Thời báo Học tập của Trường Đảng Trung ương, một ngôi trường phụ trách đào tạo cán bộ cấp cao của ĐCSTQ, lần đầu tiên sử dụng xưng hiệu “lãnh tụ” này. Ngày 25/8, Báo Quân đội của ĐCSTQ cũng bắt đầu sử dụng từ “lãnh tụ” để xưng hô với ông Tập.

Trong khoảng thời gian chạy nước rút trước khi diễn ra Đại hội 19 vào ngày 18/10, ông Tập Cận Bình không ngừng nâng cao khả năng khống chế quyền lực của mình.

Đài BBC dẫn lời một nhân sĩ có liên hệ với những nhân vật cấp cao trong ĐCSTQ nói: “Nếu ông Tập Cận Bình trở thành ‘lãnh tụ’ tại Đại hội Đảng lần này, thì ông ấy sẽ giống như đang giữ chức vị chủ tịch Đảng.”

Hiện nay, chức vụ trong Đảng của ông Tập Cận Bình là Tổng Bí thư chứ không phải là chủ tịch. Những người đảm nhận chức chủ tịch Đảng sau năm 1949 có Mao Trạch Đông, Hoa Quốc Phong và Hồ Diệu Bang, sau đó chức chủ tịch Đảng không còn được dùng tiếp nữa.

Bài viết dựa vào nguồn tin từ Reuters cho biết, nếu như ông Tập chính thức được làm “lãnh tụ” tại Đại hội Đảng lần này, thì sức ảnh hưởng chính trị của ông sẽ vượt qua chức chủ tịch nước một số nhiệm kỳ trong quá khứ. Ông sẽ có được quyền phủ quyết tất cả các sự vụ quan trọng trong Ban Thường ủy Bộ Chính trị.

Về vấn đề ông Tập Cận Bình có khả năng sẽ khôi phục lại chức vị chủ tịch Đảng hay không, ngày 1/9, Đài Phát thanh SOH đã có cuộc phỏng vấn học giả lịch sử ĐCSTQ, đại tá giải ngũ Tân Tử Lăng, ông Tân cho rằng điều này không có khả năng lớn: “Theo hiểu biết của tôi về ông ấy (Tập Cận Bình) và gia thế của ông, ông ấy muốn làm Mao Trạch Đông thứ 2 là điều không thể. Cho dù có khôi phục lại chế độ chủ tịch Đảng đi nữa, ông ấy cũng không làm giống cách làm của Mao Trạch Đông.

Nhà bình luận thời sự trú tại Mỹ Đường Tĩnh Viễn cho rằng, chế độ chủ tịch Đảng sẽ bất lợi với ông Tập Cận Bình, nó trái ngược lại với chỗ tốt lớn nhất do thực hiện nền chính trị hiến chính mang lại cho cá nhân ông.

Đường Tĩnh Viễn nói: “Bởi vì thể chế của ĐCSTQ đã đi đến đường cùng, người dân và các nước khác đều nhìn thấy rõ ràng tất cả, ĐCSTQ là một thể chế tà ác, là thể chế chống lại loài người, chống lại văn minh nhân loại. Tập Cận Bình nếu muốn tiếp tục giữ vững con đường thể chế này để đi tiếp, thì sẽ không có tiền đồ.”

“Ông ấy có cơ hội là trong thời khắc quan trọng này có thể thực hiện thành công việc chuyển đổi thể chế của đất nước. Chuyển đổi thể chế của đất nước thành nền dân chủ hiến chính bình thường, đối với cá nhân ông ấy, mới có thể có được sự an toàn thực sự. Bởi vì trong một thể chế dân chủ, thì mới không xuất hiện những gì giống như thể chế của ĐCSTQ hiện nay, vì tranh đoạt quyền lực mà có thể trừ khử người khác, giết người, hại người. Việc này đối với dân tộc, đối với đất nước, đối với bản thân ông ấy mà nói thì là chuyện tốt lớn nhất”.

Ngày 22/8, ông La Vũ, con trai cố đại tướng La Thụy Khanh, có đăng một bài viết trên tờ Apple Daily (Hồng Kông) nói, ông Tập Cận Bình cần từ bỏ học thuyết của Mác, Lê, Mao, Đặng, xét xử lại vụ “Lục Tứ” và kẻ cầm đầu kẻ trấn áp Pháp Luân Công Giang Trạch Dân. Làm được những việc này, ông Tập mới có thể trở thành lãnh tụ chân chính.

Trí Đạt

Xem thêm: