Ngày 05/3 Trung Quốc đã đã khai mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Nhân đại), một trong những nội dung quan trọng tại đại hội được truyền thông quốc tế chú ý là xem xét thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Có thông tin cho biết, vấn đề này đã được ông Tập Cận Bình khởi động từ cuộc họp Bộ Chính trị vào tháng Chín năm ngoái.

Tập Cận Bình
Ông Tập Cận Bình (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images)

Vào ngày 05/3, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã được chính thức đệ trình lên Nhân đại Trung Quốc để xem xét.

Một số kênh truyền thông Hồng Kông chỉ ra, có quan chức Trung Quốc đã tiết lộ bối cảnh cụ thể, theo đó vấn đề đã được ông Tập Cận Bình khởi động trong cuộc họp Bộ Chính trị vào tháng Chín năm ngoái, khi đó ông Tập Cận Bình đã cho thành lập một ban chuyên trách việc sửa đổi Hiến pháp. Đến ngày 30/1 năm nay, Ban Thường vụ Nhân đại Trung Quốc đã quyết định trình Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại Đại hội Nhân đại lần thứ nhất vào tháng Ba để xem xét thông qua.

Vào tháng Hai năm nay (ngày 24/2), nhà cầm quyền Trung Quốc đã bất ngờ công bố thông tin quan trọng: triệu tập gấp Phiên họp toàn thể Trung ương 3 khóa 19 từ ngày 26/2 – 28/2.

Ngay thời điểm trước Phiên họp toàn thể Trung ương 3, ngày 25/2, Tân Hoa xã Trung Quốc chính thức công bố Kiến nghị về sửa đổi một phần nội dung Hiến pháp, trong đó bao gồm vấn đề trao quyền lập pháp cho đơn vị hành chính địa cấp thị (đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh nhưng trên cấp huyện), thành lập cơ quan giám sát quốc gia, hủy bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước, thiết lập thủ tục tuyên thệ Hiến pháp. Trong đó, vấn đề “hủy bỏ giới hạn nhiệm kỳ hai khóa liên tục của Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước” khiến dư luận quan tâm nhất. Điều này có nghĩa là trong tương lai sẽ không còn hạn chế nhiệm kỳ đối với hai chức vụ này.

Nhiều nhà bình luận đã cho rằng “túi khôn” Vương Hộ Ninh chính là người hiến kế sửa đổi Hiến pháp này. Nhà sử học Trung Quốc Trương Lập Phàm (Zhang Lifan) trả lời truyền thông nước ngoài rằng, việc sửa đổi Hiến pháp này là nỗ lực “cắt xén và đóng gói” của túi khôn Vương Hộ Ninh.

>>Người hiến kế giúp ông Tập Cận Bình kéo dài nhiệm kỳ

Cơ quan phát ngôn của ĐCSTQ là Nhân dân Nhật báo thì cho biết, việc bỏ giới hạn hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước nhằm giúp đảm bảo tính nhất quán trong thể chế lãnh đạo “tam vị nhất thể” gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy.

Nhật báo Apple (Hồng Kông) có phân tích, nguyên nhân quan trọng khiến ông Tập Cận Bình có hành động này có thể xuất phát từ các hành động đảo chính giành quyền lực của giới “thái tử Đảng”.

Nhà bình luận chính trị sống lưu vong Trần Phá Không (Chen Pokong) cho rằng, vấn đề bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước này là vấn đề rất lớn. Nó cho thấy cuộc đấu đá phe phái trong nội bộ đang đặc biệt khốc liệt, vì thế ông Tập Cận Bình phải “diễu võ dương oai” trấn áp đối thủ, không để cho tình hình phát triển khó lường.

Ngày 28/2, Hãng tin Reuters (Anh) có bài viết “Tập Cận Bình bành trướng quyền lực, bỏ giới hạn nhiệm kỳ”, bài viết nhận định việc ông Tập Cận Bình áp dụng biện pháp cứng rắn cực đoan này có thể mạo phạm nhiều người, không chỉ là “phe tự do”.

Nhiều nhà bình luận thời sự cũng chia sẻ quan điểm này, cho rằng động thái sửa Hiến pháp của ông Tập Cận Bình, có nghĩa là những mâu thuẫn trong ĐCSTQ trong tương lai sẽ càng khủng khiếp hơn.

Nhà bình luận Lý Lâm (Li Lin) sống tại Hồng Kông cho biết, cuộc đọ sức năm nay sẽ là “cuộc chiến tranh” giữa Tập Cận Bình và thể chế cộng sản, xu thế ĐCSTQ sụp đổ và tan rã là khá rõ ràng, Trung Quốc đã bước vào đêm trước của cuộc biến động lớn. Nếu ông Tập Cận Bình không thoát khỏi lớp vỏ bọc ĐCSTQ, bất kỳ biện pháp cải cách nào, cho dù có điểm xuất phát tốt ra sao, cũng sẽ rất khó khăn để thực hiện, khả năng thành công rất thấp.

Tuyết Mai

Xem thêm: