Từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền tới nay, do liên tiếp có những hành động mạnh tay chống tham nhũng, nên cũng gặp phải nhiều sự phản công, ám sát và âm mưu chính biến cũng liên tiếp diễn ra. Có kênh truyền thông cho biết, mấy năm gầy đây, ông Tập Cận Bình đã ít nhất 10 lần gặp nguy hiểm, phần lớn liên quan tới âm mưu ám sát.

Tap Can Binh
Giới quan sát cho rằng, khi ông Tập Cận Bình đọc Báo cáo tại Đại hội 19 nhiều quan to thầm thì rỉ tai nhau (Ảnh: Feng Li/Getty Images)

Ngày 2/2, Đài truyền hình NTDTV đưa tin, sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, Bắc Kinh thỉnh thoảng lại có tin đồn liên quan đến chính biến của phe cánh ông Giang Trạch Dân, thậm chí là âm mưu ám sát. Trước Đại hội 18, việc kế nhiệm của ông Tập Cận Bình chưa ổn định, đã gặp phải “độc châm” của cựu Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Chu Vĩnh Khang và kế hoạch ám sát tại Bắc Đới Hà. Sau khi việc kế nhiệm đã được ổn định, ông Tập Cận Bình bị ám sát hơn 10 lần.

Bản tin dẫn nguồn tin cho biết, ông Tập Cận Bình bị ám sát nhiều lần trong khi ăn uống, di chuyển và quá trình đi thị sát. Trong đó có ít nhất 5 lần liên quan đến ăn uống. Tháng 12/2017, ông Tập Cận Bình bị đau bụng phải nhập viện cũng là do liên quan đến ăn uống.

Bản tin chỉ ra, lãnh đạo cấp cao Bắc Kinh đặc biệt thận trọng đối với vấn đề an toàn ăn uống, nhiều năm nay nhiều sự việc xảy ra khiến họ thất kinh, mỗi vị lãnh đạo ăn uống ở bên ngoài, đều phải lưu lại mẫu thức ăn, để đề phòng khi xảy ra chuyện có thể dễ dàng tìm được nguồn gốc.

Ngoài ra, khi ông Tập Cận Bình xuất hành gặp phải ít nhất 4 vụ tai nạn giao thông, chủ yếu là tai họa ngầm xảy ra từ các chuyến bay.

Sát ngày trước khi diễn ra Đại hội 18, ông Tập Cận Bình là người kế nhiệm, nhưng đột nhiên ẩn thân 14 ngày. Trong thời gian đó, ông đã phải hủy rất nhiều hoạt động ngoại giao quan trọng như cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, cuộc hội kiến với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, nữ Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt, cuộc gặp với đoàn đại biểu Nga. Nguồn tin chỉ ra, ông Tập Cận Bình ẩn thân là vì bị thương ở lưng, nhưng vết thương đó không phải là do đi bơi, mà là do có người dùng vật nặng đập vào. Người khiến ông Tập bị thương đã chết vì bệnh, sự việc cũng bị bỏ dở từ đây.

Tạp chí Tranh Minh số ra tháng 10/2017 đưa tin, trước lúc kế nhiệm, ông Tập Cận Bình đã gặp phải ám sát nguy hiểm, khi đó ông Hồ Cẩm Đào nửa đêm hay tin, đã gấp rút thông báo cho ông Tập ở trong nhà không được ra ngoài. Trước lúc qua đời, ông Từ Tài Hậu còn khai ra nhiều kế hoạch ám sát liên quan của “kẻ dã tâm” nhằm ngăn cản ông Tập Cận Bình kế nhiệm và bí mật mưu sát ông Tập.

>> Ông Tập bắt tay ông Hồ thân mật để cảm ơn vì đã giúp đập tan âm mưu chính biến?

Tháng 2/2012, trong thời gian đương nhiệm Phó chủ tịch nước khi đó là ông Tập Cận Bình đến thăm Mỹ. Tờ The Washington Free Beacon phơi bày các tài liệu mà cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân giao cho Lãnh sự quán Mỹ, trong đó có kế hoạch Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang liên thủ cùng âm mưu phát động chính biến, cuối cùng lật đổ ông Tập Cận Bình. Theo bản tin, lần chính biến này của phe Giang Trạch Dân chính là do ông Giang cầm đầu chủ đạo, nhân vật thứ 2 của phe Giang là Tăng Khánh Hồng chủ mưu, Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh khang liên thủ thực thi.

>> Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc: Chu Vĩnh Khang – Bạc Hy Lai “âm mưu soán đảng đoạt quyền”

Theo truyền thông tiếng Trung ngoài Trung Quốc đưa tin, tại hội nghị Bắc Đới Hà diễn ra vào mùa hè năm 2012, có ít nhất 2 lần Chu Vĩnh Khang có âm mưu ám sát ông Tập Cận Bình: một lần là bố trí đặt bom trong phòng họp, một lần là nhân cơ hội ông Tập kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện 301 để tiêm thuốc độc.

Bản tin của NTDTV dẫn nguồn tin tiết lộ, việc ám sát của Chu Vĩnh Khang đều do Đàm Hồng – trợ lý của ông ta, công tác tại Cục Cảnh vệ Bộ Công an thực thi. Ngày 2/7/2014, Đàm Hồng bị lập án điều tra.

Sau Đại hội 19, Thời báo Tự do của Đài Loan (Liberty Times) cũng đăng tải thông tin ông Tập Cận Bình bị ám sát. Ông Tập từng bị nguy hiểm do có thuốc nổ đặt trong Đại lễ đường ở Bắc Kinh, tuy nhiên, thuốc nổ đã bị phát hiện trước và được chuyển đi, về sau việc này được xác nhận là hành vi của người thuộc cao tầng trong quân đội.

Bình luận viên thời sự chính trị Hạ Tiểu Cường nói: Trong nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên của ông Tập Cận Bình, dường như những chiêu trò chính biến đoạt quyền của phe ông Giang Trạch Dân đã được sử dụng hết, sau Đại hội 19, cùng với việc ông Tập ngày càng nắm quyền lớn, những “đại lão hổ” phe Giang như Trương Đức Giang, Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ, Tăng Khánh Hồng, Giang Trạch Dân nếu không bị bắt, thì họ vẫn có thể còn gây chính biến nữa.

Tuyết Mai

Xem thêm: