Ông Hồ Diệu Bang chủ trương phá vỡ xiềng xích tinh thần, đánh giá lại “Cách mạng Văn hóa”. Trong thời khắc mẫn cảm, ông còn biểu thị thái độ ủng hộ việc vạch trần Khang Sinh, người cuồng chỉnh đốn người khác nhất trong thể chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

20170718101556 DIADF fr3qyz0y
Ông Hồ Diệu Bang (trái) và ông Đặng Tiểu Bình (phải)

Từ phong trào dẹp phản động Diên An đến “Cách mạng Văn hóa”, đã có vô số người bị Khang Sinh vu tội hãm hại, ông này được coi như là “Beria Trung Quốc” (Beria là một trong những lãnh đạo an ninh cầm quyền lâu dài nhất và có ảnh hưởng lớn nhất trong thời Stalin). Năm 1975, mặc dù Khang Sinh đã chết, nhưng vẫn được chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc thời bấy giờ đánh giá là “nhà cách mạng vĩ đại”, “nhà lý luận ưu tú của giai cấp vô sản”, chỉ đứng sau ông Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Vương Hồng Văn, và xếp thứ tư trong số người “lãnh đạo Đảng và quốc gia”.

“Cách mạng Văn hóa” kết thúc, ông Hồ Diệu Bang một lần nữa tái nhậm chức. Việc làm đầu tiên đó là trong thời khắc chính trị mẫn cảm đã biểu đạt thái độ một cách khéo léo việc ủng hộ lật tẩy Khang Sinh.

Hồ Diệu Bang và Đặng Tiểu Bình

Theo hồi ký của con gái ông Hồ Diệu Bang, tháng 3/1977, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) quyết định khôi phục lại hoạt động Trường Đảng Trung ương đã bị dừng hoạt động trong thời “Cách mạng Văn hóa”, và do Chủ tịch Trung ương ĐCSTQ Hoa Quốc Phong kiêm chức hiệu trưởng, ông Hoa đã đề cử ông Hồ Diệu Bang giữ chức phó hiệu trưởng thường vụ, chủ trì các công việc thường ngày của trường.

Ngày 9/3, ông Hồ Diệu Bang chính thức nhậm chức tại trường Đảng. Đối mặt với một Trung Quốc sau khi trải qua tai họa “Cách mạng Văn hóa”, ông nhận thức một cách nhạy bén: Vấn đề quan trọng đầu tiên đó là phá vỡ xiềng xích đang quàng lên cổ người dân, thứ nhất là xiềng xích tinh thần, từ lý luận mà nói thì là đánh bại “hai điều phàm là” (“hai điều phàm là” của Hoa Quốc Phong gồm: Phàm là quyết sách Mao Trạch Đông thì phải kiên quyết bảo vệ. Phàm là chỉ thị của Mao Trạch Đông thì phải trước sau tuân thủ theo), giải phóng tư tưởng của người dân bị kìm hãm lâu dài trong đường lối tư tưởng cực tả; vấn đề nữa là phá vỡ xiềng xích tổ chức, sửa lại các vụ án oan sai trong cuộc vận động chính trị từ năm 1949 tới nay, giải phóng các giai cấp xã hội bị bức hại bởi chủ nghĩa chuyên chế.

Thời đó, đường lối tư tưởng cực tả “hai điều phàm là” chiếm vị trí chủ đạo trong nội bộ ĐCSTQ, còn về làm thế nào đánh giá “Đại Cách mạng Văn hóa”, Hồ Diệu Bang giao cho phòng nghiên cứu giảng dạy lịch sử Đảng và xây dựng Đảng chuẩn bị một kế hoạch dạy học. Sau khi bản thảo kế hoạch hoàn tất, ông Hồ Diệu Bang xem xong nhưng rất không hài lòng và phê bình: quan điểm và phương pháp của kế hoạch dạy học này là sai lầm…., đánh giá “Đại Cách mạng Văn hóa” cần phải nhìn vào thực tiễn…. Do đó, ông Hồ Diệu Bang quyết định phác thảo lại từ đầu kế hoạch dạy học.

Bắt đầu từ đây, ông Hồ Diệu Bang thúc đẩy việc đánh giá lại “Cách mạng Văn hóa”, trong đó có cả việc sửa lại án sai cho những người như Lưu Thiếu Kỳ, v.v…

Xử lại 99 người thuộc phe cánh tả của trường Đảng

Ông Hồ Diệu Bang khi làm việc ở trường Đảng đã ở trong căn nhà có 2 tầng trong trường. Sau bữa tối, ông thường đi dạo trong khuôn viên trường. Ông lấy hết nhiệt tình, toàn tâm toàn ý làm các công việc trong trường. Ông đích thân chủ trì, minh oan cho 99 người phe cánh tả của trường, khôi phục lại danh dự cho toàn bộ người thuộc nhóm phản động “Hồng Chiến Đoàn”. Ông triển khai các công việc vạch trần, phê phán tội trạng của “Bè lũ bốn tến” (Tứ nhân bang) và điều tra xử lý phe tạo phản trong toàn trường.

Khéo léo biểu đạt thái độ ủng hộ lật tẩy Khang Sinh

Một buổi chiều tối mùa thu, thư ký đi vào phòng của ông Hồ Diệu Bang nói: “Vừa nãy có cuộc điện thoại, nói có một tờ báo chữ nhỏ vạch trần Khang Sinh được dán ở nơi cách chúng ta không xa, có cần phải đi xem không?”

Ông Hồ Diệu Bang nói: “Đi, đi xem xem thế nào!”

Hai người họ xem xong thì trời đã tối. Ông Hồ Diệu Bang không nói gì, quay người đi về. Lúc này, thư ký phát hiện có nhiều người đang quan sát họ ở đằng xa nên hỏi: “Diệu Bang đồng chí, anh có nhìn thấy ở đằng xa có người đang nhìn chúng ta không?” Đến khi hai người họ rẽ vào đoạn quành, ông Hồ Diệu Bang mới hỏi lại: “Tiểu Lê, anh có hiểu ý của tôi không? Chúng ta đến xem là một hình thức ủng hộ.”

Khi đó, dù Khang Sinh đã chết, những vẫn được ĐCSTQ tung hô là “nhà cách mạng vĩ đại”, “nhà lý luận ưu tú của giai cấp vô sản”.

200px Kang Seng in Yanan
Khang Sinh

Sự thực thì Khang Sinh là một trong những kẻ chủ mưu chính của “Cách mạng Văn hóa”. Là “nhà lý luận” đã trải qua tranh đấu trong nội bộ Đảng để làm cực tả và dựa vào xử lý người khác để làm nên sự nghiệp. Chỉ trong thời kỳ “Cách mạng Văn hóa”, có tới hơn 600 cán bộ được Khang Sinh điểm danh và đeo lên cái mũ “phản đồ, đặc vụ Quốc dân Đảng, kẻ chạy theo phe chủ nghĩa tư bản chết vẫn không hối cải”. Thời đó, “nếu ai phản đối Khang Sinh, thì chính là phản đối cách mạng”.

Dưới sự chủ trì của ông Hồ Diệu Bang, trường Đảng Trung ương Trung Quốc đã chỉnh lý lượng lớn tài liệu tố giác tội của Khang Sinh và trình lên Trung ương. Từ đó, trong nội bộ Đảng cũng bắt đầu công việc điều tra, vạch trần và phê phán Khang Sinh.

Năm 1980, Trung ương ĐCSTQ khai trừ Đảng tịch của Khang Sinh, di chuyển tro cốt của Khang Sinh ra khỏi Nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn, định tội Khang Sinh là “thủ phạm chính trong vụ tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu, Giang Thanh”.

Hiểu Chân

Xem thêm: