Luật sư nhân quyền Trung Quốc Vương Vũ được coi là “Nữ luật sư dũng cảm nhất Trung Quốc”. Năm 2016, bà nhận được Giải thưởng nhân quyền quốc tế Ludovic Trarieux ( Ludovic Trarieux International Human Rights Prize) của giới Tư pháp châu Âu, Hiệp hội luật sư Mỹ cũng trao giải thưởng nhân quyền quốc tế cho bà. Trong cuộc phỏng vấn đặc biệt, bà kể lại những gì mình trải qua trong mấy năm gần đây, bà cho biết dưới sự bức ép của chính quyền Trung Quốc, rất nhiều luật sư chỉ có thể làm bình hoa, để cho quốc gia và người dân hiểu nhầm rằng Trung Quốc coi trọng pháp trị.

luật sư
Vương Vũ – Người được gọi là “Nữ luật sư dũng cảm nhất Trung Quốc” (Ảnh: Epoch Times)

Luật sư nhân quyền Trung Quốc Vương Vũ: “Khi tôi bị bắt, họ dùng khoan điện để khoan cửa nhà tôi, sau đó một nhóm người giữ tôi để đeo còng tay vào lại, và chùm lên đầu tôi bằng vải đen, rồi kéo tôi ra xe. Khi tôi bị thẩm vấn, họ không cho tôi ăn cơm, không cho tôi uống nước, tay chân đều bị đeo còng, cái cảm giác đó, giống như trở về thời ‘Cách mạng Văn hóa’”.

Sự việc bắt đầu từ ngày 9/7/2015. Luật sư Vương Vũ từng biện hộ vô tội cho người tập Pháp Luân Công, cả nhà bà có 3 người bị chính quyền bắt giữ. Cũng từ ngày đó, chính quyền Trung Quốc bắt đầu hành động bắt bớ quy mô lớn đối với các luật sư nhân quyền, sự kiện này được gọi là “Sự kiện 709“.

Ngày 19/7/2015, trong chương trình “Thời sự tối” của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), một đoạn video có tựa đề “Gây náo loạn, chà đạp tôn nghiêm pháp luật trong và ngoài tòa án” nói bà Vương Vũ “nhiều lần chạy ra khỏi vị trí biện hộ, và nhục mạ người khác gồm cả thẩm phán, cảnh sát tư pháp và các nhân viên tòa án”.

Khi trả lời phỏng vấn, Luật sư Vương Vũ cho biết, truyền thông của chính quyền Trung Quốc cố ý bôi nhọ bà.

Vương Vũ nói, bà không quan tâm việc chính quyền cố ý bôi nhọ bà, bởi vì  rất nhiều bạn bè là luật sư, người trong cuộc vẫn rất ủng hộ bà, có rất nhiều người cũng biết được sự thực, sức mạnh của sự ủng hộ này khiến bà đặc biệt cảm động. Dựa vào lương tâm để làm việc, thì con đường mình đi là đúng đắn. Nếu như chế độ xã hội này (Trung Quốc) không thay đổi, cái gọi là pháp trị cũng chỉ là thứ giả dối, vậy thì con đường duy trì quyền lợi, đấu tranh cho nhân quyền vẫn còn rất dài.

Luật sư Vương Vũ: “Vụ án khi đó là vụ án về tín ngưỡng ở Thẩm Dương, trước đó, đại diện đương sự là Luật sư Vương Toàn Chương và Luật sư Trần Kiến Cương. Do Luật sư Trần Kiến Cương trong giai đoạn trước đó, từ giai đoạn điều tra đến giai đoạn thẩm tra khởi tố, đến giai đoạn ra tòa, anh ấy đã tham dự một lần, do đó về sau tôi mới tiếp xúc vụ án. Sau khi tôi tiếp nhận vụ án này, tôi đã đi hội kiến 2 lần, sau đó tôi lại đọc lại hồ sơ, tìm hiểu vụ án, Luật sư Trần Kiến Cương còn nói vụ án này có cực hình, mà lại còn tương đối nghiêm trọng.

Bà Vương Vũ cho biết, khi đó do nam cảnh sát tư pháp kéo lê đương sự một cách vô nhân đạo, bà đã tức giận thỉnh cầu quan tòa yêu cầu anh ta dừng lại, nhưng quan tòa vẫn không màng tới. Thế là bà tức giận rời khỏi vị trí biện hộ, trực tiếp đến chỗ cảnh sát yêu cầu, như họ không những không nghe mà còn thô bạo hơn. Thế là bà trở về chỗ chỉ trích cảnh sát tòa án, nói “anh làm như thế chính là lưu manh”! Về sau đoạn ghi hình này trở thành công cụ của để truyền thông của chính quyền bôi nhọ bà. Bên cạnh đó, có một điều mà truyền thông của chính quyền không dám đề cập đến là, đây là một biện hộ cho vụ tố tụng liên quan đến người tập Pháp Luân Công.

Trả lời phỏng vấn, bà nói, “Sự kiện 709” đối với bà và người nhà bà mà nói, vẫn luôn là một vết thương không lành.

Bà Vương Vũ: “Khi đó, con trai tôi bị theo dõi suốt 24 giờ, cảnh sát tìm người đón nó đi học, 2 đến 3 cảnh sát đón nó đi học, tối lại có 2 đến 3 người đón nó về nhà. Rồi trong phòng học ở trường lại lắp 3 camera, chính là camera nhắm vào con tôi, đến hành lang cũng có camera, camera ở hành lang lớp học của cháu, ở trường có một phòng học đặc biệt, là phòng giám sát có vài màn hình của camera giám sát con tôi. Trong sân trường có đến mấy người an ninh tuần thị qua lại.”

Khi bà Vương Vũ bị bắt, chính quyền ĐCSTQ liên tục yêu cầu bà lên truyền hình nhận tội, mặc dù bà luôn chống lại, nhưng cuối cùng bà được thông báo, muốn cứu sống con trai, thì phải phối hợp, vậy là bà đành thỏa hiệp. Về sau, khi được thả, bà được đưa về thành phố Ulan Hot (Nội Mông Cổ), tiếp tục sống những ngày bị quản chế.

Đối với việc Luật sư Vương Toàn Chương bị mất tích không có thông tin nào, bà Vương Vũ nói, Vương Toàn Chương là một người vô cùng chính trực, có lòng chính nghĩa, là người không muốn khuất phục trước ĐCSTQ.

>>Trung Quốc: Luật sư mất tích hơn 1000 ngày và hành trình đầy gian nan tìm tung tích chồng

Vương Vũ: “Tôi không biết anh ấy có phải chịu cực hình nghiêm trọng hay không, điều này tôi thực sự không dám nói. Bởi vì, một là khi bị giam giữ tôi cũng đã bị rất nhiều ngược đãi, một nữa là tôi nghe một số người trong “Sự kiện 709” được thả ra, họ nói Vương Toàn Chương bị ngược đãi cực hình. Do đó về phương diện này, tôi cũng chỉ biết nhẫn nại chờ đợi tin tức mà thôi. Nhưng cụ thể mà nói, tôi còn chưa hiểu rõ được một số tình huống liên quan đến anh ấy, đều chỉ là đoán, tôi cũng đặc biệt lo lắng”.

Luật sư là nguời bảo vệ sự công chính cho tư pháp, là phòng tuyến cuối cùng để bảo vệ công bằng xã hội. Điều kiện tiền đề của sứ mệnh này, chính là sự công chính của tư pháp phải tồn tại. Mặc dù Trung Quốc có hơn 300 nghìn luật sư, nhưng Luật sư Vương Vũ nói thẳng, đại đa số luật sư chỉ là “bình hoa”. Trung Quốc về cơ bản không có luật pháp, nó có một cái gọi là văn bản pháp luật, đặt ở đó, nói là để mọi người tuân thủ, nhưng kỳ thực ĐCSTQ là lấy luật pháp này để hạn chế người dân bình thường, còn những người quyền cao chức trọng, thì hoàn toàn không chịu hạn chế bởi luật pháp này.

Năm 2016, Vương Vũ nhận được giải thưởng nhân quyền quốc tế Ludovic Trarieux của ngành tư pháp châu Âu khi vẫn đang bị giam giữ, Hiệp hội luật sư Mỹ cũng trao giải thưởng nhân quyền quốc tế cho bà. Hiện tại, bà vẫn bị chính quyền ĐCSTQ quan thúc.

Trí Đạt

Xem thêm: