Sau khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc vào cuối năm ngoái, một số lượng lớn người đã không may tử vong, nhưng chính quyền từ chối tiết lộ sự thật. Gần đây, các phóng viên truyền thông nước ngoài đã đến thăm Trung Quốc và chứng kiến ​​​​làn sóng người chết vì dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), đặc biệt là ở các vùng nông thôn, “nhạc đám ma trên đường phố từ sáng đến tối”.

mo moi
Những ngôi mộ mới bên đường ở nông thôn Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình video DW)

Tối ngày 1/2, trang web chính thức của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc đã báo cáo về tình hình lây nhiễm COVID-19 mới nhất tại nước này. Theo đó, ngày 23/12/2022, số lượt khám tại các phòng khám sốt ở Trung Quốc đạt mức kỷ lục là 2.867.000 lượt người; ngày 23/1/2023, số người khám bệnh dao động ở mức thấp; ngày 30/1, số lượt người khám là 164.000, giảm 94,3% so với mức đỉnh. Về bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhập viện, số bệnh nhân nguy kịch đạt đỉnh 128.000 vào ngày 5/1 và tiếp tục giảm, đến ngày 30/1, con số này giảm xuống còn 14.000, giảm 89,3% so với mức đỉnh.

Tuy nhiên, Airfinity – một công ty phân tích y tế của Anh, đã chỉ ra rằng trong dịp Tết âm lịch, có thể có 36.000 người ở Trung Quốc đã chết vì viêm phổi Vũ Hán, khiến đây trở thành một trong những giai đoạn nguy hiểm nhất của đại dịch. Ông Ben Cowling, một nhà dịch tễ học tại Đại học Hồng Kông, cũng cho rằng có sự khác biệt rất lớn giữa tuyên bố của ĐCSTQ và dự đoán của các tổ chức chuyên nghiệp. Ông ước tính rằng mùa đông năm nay, “số người nhiễm virus corona mới ở Trung Quốc ít nhất sẽ là 1 tỷ người, bao gồm cả những bệnh nhân nặng và tử vong, và con số chắc chắn sẽ cao hơn so với thông báo chính thức của chính quyền.”

Gần đây, ông Lưu Sĩ Huy (Liu Shihui), một luật sư nhân quyền lớn lên ở làng Tây Sơn (Xishan), kỳ Harqin, thành phố Xích Phong, Nội Mông, đã nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) về tác động của dịch bệnh đối với gia đình ông. Ông cho biết, khi đến chúc Tết người nhà vào ngày 23/1, ông được biết “ở 2 thôn Tây và Nam, mỗi thôn có hơn 20 người chết, chủ yếu là người già”. Tin tức này làm ông bị sốc, bởi vì những mùa đông trước nhiều nhất có 3 – 5 người lớn tuổi qua đời, nhưng lần này hơn một tháng đã có hơn 20 người qua đời.

Ông Giới Lập Kiến (Jie Lijian), một nhà hoạt động nhân quyền đến từ làng Cao Trại Tử (Gaozhaizi), huyện Cao Đường (Gaotang), thành phố Liêu Thành, tỉnh Sơn Đông, hiện đang sinh sống tại Mỹ, cho biết cả thôn ở quê ông có khoảng 1.000 người, dịp Tết ông liên lạc với gia đình mới biết gần đây có ít nhất 20 người lớn tuổi qua đời vì nhiễm dịch bệnh.

Ngoài ra, ông Giới Lập Kiến cho biết một người họ hàng trong gia đình ông ở độ tuổi 60 đã bị nhiễm bệnh và đã đến bệnh viện vào cuối tháng trước, nhưng bệnh viện quận đã từ chối điều trị cho ông vì không có phòng bệnh và nhân viên y tế. Khi đó, bác sĩ nói thẳng rằng để người nhà chuẩn bị hậu sự, “Ông có muốn thuốc thì chúng tôi ở đây cũng không có, máy thở, bình ôxy cũng không có, ngay cả bố mẹ mẹ tôi thì cũng không thể cung cấp [vì không có].” Người họ hàng này đã qua đời không lâu sau đó.

Theo ông tiết lộ, ở làng Cao Trại Tử, trước dịp Tết người dân thường sẽ tấp nập mua sắm đồ đón năm mới, nhưng năm nay, tiếng nhạc đám ma từ loa trên đường phố vang lên từ sáng đến tối, không khí tràn ngập mùi vàng mã cháy, lo không mua được vải trắng, giấy vàng để phát tang, người xếp hàng dài 40 – 50m tại Văn phòng hộ khẩu thị trấn.

“Cụ già đã ra đi, người dân trong thôn thuộc khu vực quản lý của thị trấn đã mang sổ hộ khẩu, để gạch tên cụ khỏi hộ khẩu, không có nụ cười, trong nhà xảy ra tai nạn, mọi người mặc quần áo đen. Những câu đối trắng được dán gần như ở khắp mọi nơi từ trước đến sau phố, câu đối trắng còn nhiều hơn câu đối đỏ ngày tết, lấy đâu ra không khí đón tết? Tâm tình vẫn luôn kìm nén, luôn thấy đau đớn”, ông Giới Lập Kiến nói một cách bùi ngùi.

Phóng viên Trung Quốc Hồng Úy Lâm (Hong Weilin) đã đến thăm thị trấn Lai Vu Khẩu (Laiwukou) ở Sơn Đông và phát hiện ra rằng những người thợ thủ công làm ngựa giấy trong thị trấn “không thể đáp ứng kịp nhu cầu” trong hơn một tháng và thời gian làm ngựa giấy buộc phải rút ngắn lại từ 3 ​​hoặc 4 ngày đến cả đêm. Vào đầu tháng 1, nhà tang lễ Lai Vu có thể thiêu tới 150 thi thể mỗi ngày.

Nhiều người đau buồn trước sự ra đi của người thân trong làn sóng dịch bệnh này, đồng thời gánh nặng tài chính cho việc khám chữa bệnh và lo liệu các công việc tang lễ cũng tăng lên rất nhiều. Ông Giới Lập Kiến chỉ ra rằng ở vùng nông thôn Sơn Đông, đến các hiệu thuốc thậm chí không thể mua viên cam thảo, siro ho, ibuprofen, tylenol, penicillin và Sanjiu Ganmao Ling. Có một số người đành phải mua thuốc hạ sốt thú dùng cho bò, ngựa ở tiệm thuốc thú y. Không chỉ vậy, nếu dân làng địa phương có người cần được hỏa táng, họ phải trả thêm 40.000 đến 50.000 nhân dân tệ để được ưu tiên, dân làng phải hối lộ quan chức địa phương thì mới có thể được phép chôn cất, chi phí thuê người đào đất một ngôi mộ đã tăng gấp đôi, gấp ba lần.

mo moi o trung quoc 2
Những ngôi mộ mới bên đường ở nông thôn Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình video DW)

Một người lớn tuổi ở làng Văn Đồng (Wentong), huyện Giai (Jia), thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Thiểm Tây, tiết lộ rằng từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12 năm ngoái, hầu hết đội sản xuất thứ hai trong làng đều trở thành “người dương” (dương tính với virus). Tháng trước trong thôn có 6 người lớn tuổi qua đời. “Không có ai quản, bí thư thôn cũng biết tình hình nghiêm trọng, nhưng cũng không ai quản.”

Một người dân ở làng Thi Hạ Đầu (Sixiatou), phố Phi Sơn (Pishan, huyện Tuấn (Jun), tỉnh Hà Nam cũng tiết lộ, 3 người già đã chết trong ngôi làng hơn 700 người và hơn 20 người chết ở một ngôi làng phía đông.

Ông La Văn Hóa (Luo Wenhua), một giáo viên hỗ trợ ở thị trấn Bắc Sơn (Beishan), huyện Hỷ Đức (Xide), cũng cho biết sau khi làng Tự Đô (Zidu) và làng Ngõa Ngũ (Wawu) sáp nhập vào năm ngoái, tổng dân số là hơn 1.000 người, trước ngày 8/1, hầu hết người già đều bị nhiễm dịch và ít nhất 6 người chết.

Về vấn đề này, luật sư Lưu Sĩ Huy phàn nàn về sự bất công của nông dân Trung Quốc: “Ông Tập Cận Bình và cấp dưới ông ấy biết, làm sao họ có thể không biết về tình cảnh thê thảm này? Giả vờ không biết, da mặt quá dày, họ có lỗi với những người chết trong làn sóng dịch bệnh lần này.” “Những người chết trong Nạn đói lớn cũng chính là nông dân, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dựa vào những người này để giành lấy thiên hạ, sau khi họ vào thành và làm quan thì những người nông dân này bị vứt ra một bên. Bắc Kinh và Thượng Hải không được để ý đến, và vùng nông thôn về cơ bản hoàn toàn không nằm trong tay tầm mắt của ông ấy.”

Theo VOA, giống như những người già ở nông thôn đã chết trong nạn đói hơn 60 năm trước, số người thiệt mạng vì làn sóng dịch bệnh này sẽ vẫn là một ẩn số của lịch sử.

Phóng viên CNN Selina Wang ở Trung Quốc gần đây cũng đã cùng nhóm của mình đến thăm một ngôi làng ở Quý Châu, cố gắng tìm hiểu tác động của dịch bệnh ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên họ đã bị cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ theo dõi, đồng thời người dân địa phương bị cản trở khi được phỏng vấn.