Cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ đang là bài toán nan giải của Trung Quốc, nhưng ngay từ đầu năm nay đã có học giả nhận định rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong nửa cuối năm nay sẽ sụt giảm vựợt quá mức dự kiến. Có thông tin chỉ ra, Trung Quốc có kế hoạch tăng chi phí cơ sở hạ tầng (xây dựng cơ sở hạ tầng) để hỗ trợ nền kinh tế tùy thuộc mức độ leo thang của cuộc chiến tranh thương mại.

Embed from Getty Images

Trung Quốc dự định tăng chi tiêu cơ sở hạ tầng (xây dựng cơ sở hạ tầng) để hỗ trợ nền kinh tế (Ảnh: Getty Images) 

Thêm đợt xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn để hỗ trợ nền kinh tế

Theo dữ liệu từ Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đã theo xu hướng đi xuống: nợ khu vực doanh nghiệp dẫn đến khó khăn trong việc phát triển, bất động sản tồn kho, nợ của khu vực hộ gia đình ngày càng cao làm kìm hãm nhu cầu chi tiêu của người dân Trung Quốc. Tình trạng cũng dẫn đến nguy cơ rủi ro của hệ thống tài chính ngày càng tăng cao trong quá trình xử lý bất động sản và giảm nợ đối với chính quyền địa phương, ngân hàng trung ương của Trung Quốc tiếp tục cố gắng thúc đẩy tính thanh khoản, nhưng khó giải được cơn khát của hệ thống tài chính.

Gần đây Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vừa chủ trì một hội nghị thường vụ Chính phủ và cho biết muốn phát huy tốt hơn vai trò của chính sách tài khóa và tiền tệ, được giới phân tích hiểu là bắt đầu chuyển hướng mở rộng đầu tư toàn diện: Điểm mấu chốt là các chính sách liên quan đưa ra nhằm mục đích kích thích nền kinh tế tránh rủi ro mang tính hệ thống vào nửa cuối năm nay. Trong tương lai, các ngành công nghiệp liên quan đến cơ sở hạ tầng sẽ được hưởng lợi, và tốc độ tăng trưởng của đầu tư cơ sở hạ tầng có thể sẽ mạnh lên.

Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã phủ bóng râm lên bình minh triển vọng kinh tế của Trung Quốc, làm cho thị trường tài chính Trung Quốc lao đao. Nếu nền kinh tế Trung Quốc suy thoái nhanh chóng có thể dẫn đến tăng tỷ lệ thất nghiệp. Theo Reuters đưa tin vào ngày 27/7, Trung Quốc có kế hoạch đầu tư nhiều tiền hơn vào các dự án cơ sở hạ tầng và nới lỏng hạn chế cho vay đối với chính quyền địa phương để giúp giảm thiểu tác động của chiến tranh thương mại Trung-Mỹ vào nền kinh tế.

Bốn nguồn tin am hiểu chính sách của chính phủ  Trung Quốc cho rằng, quy mô chi tiêu cơ sở hạ tầng sẽ phụ thuộc vào sự leo thang của cuộc chiến thương mại. Những người cung cấp thông tin này có tham gia vào các cuộc thảo luận chính sách nội bộ nhưng không tham gia vào quá trình ra quyết định cuối cùng. “Trong ngắn hạn, cách hiệu quả nhất là tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng”, một chuyên gia chính sách đưa ra kiến nghị với chính phủ Trung Quốc cho biết, “Bởi vì chính sách tiền tệ không hiệu quả, chúng tôi sẽ cho phép chính sách tài khóa đóng một vai trò lớn hơn trong việc hỗ trợ nền kinh tế.”

Ngày 25/7 Tân Hoa xã Trung Quốc đưa tin, Trung Quốc sẽ thực hiện việc xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng lớn ở các vùng nông thôn xung quanh các lĩnh vực hậu cần, thuỷ lợi, năng lượng, đường giao thông, mạng internet thế hệ mới: về hậu cần (logistics), sẽ tổ chức mạng lưới các điểm phân phối phù hợp điều kiện cụ thể từng vùng; về thuỷ lợi, sẽ thực hiện chỉnh lý lưu vực sông và gia cố hồ chứa với diện tích lưu vực hàng ngàn cây số vuông; về năng lượng, sẽ bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng khí đốt nông thôn; về đường lộ, sẽ được thực hiện triệt để ở những nơi có đủ điều kiện; về mạng internet, đạt được phạm vi che phủ băng thông rộng toàn khu vực nông thôn.

Nguy cơ nền kinh tế sụt giảm vượt quá mức dự kiến

Cách đây không lâu, Mỹ áp thuế quan đối với hàng Trung Quốc trị giá 34 tỷ Đô la Mỹ, Trung Quốc cũng ngay lập tức đánh thuế trên cùng giá trị với các sản phẩm của Mỹ, Tổng thống Mỹ Trump đe dọa sẽ áp thuế quan đối với 500 tỷ Đô la Mỹ hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc.

Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ hiện chưa có giải pháp, thị trường bất động sản Trung Quốc chậm lại và kim ngạch xuất khẩu sụt giảm làm gia tăng đáng kể nguy cơ rủi ro đối với triển vọng nền kinh tế Trung Quốc.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chính phủ Trung Quốc đưa ra một kế hoạch kích thích kinh tế với chi phí bốn nghìn tỷ nhân dân tệ tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn để Trung Quốc chịu đựng được cú đánh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tuy nhiên biện pháp này cũng khiến các chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhà nước ôm món nợ nặng nề.

Do đó, nếu chính phủ Trung Quốc lại thêm một lần nữa quay sang sử dụng phương pháp xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn để tránh khủng hoảng kinh tế, e rằng sẽ làm cho nền kinh tế Trung Quốc rơi vào ngõ cụt.

Vào ngày 28/3 năm nay, nhà nghiên cứu Trương Minh (Zhang Ming) tại Viện Kinh tế Xã hội thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đã viết bài chia sẻ rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vào năm 2018 có nguy cơ suy thoái quá mức mong đợi. Vì va chạm thương mại Trung-Mỹ càng trầm trọng hơn là sự kiện xác suất cao, cho dù cuối cùng có nâng cấp thành cuộc chiến thương mại với Trung Quốc hay là Trung Quốc thỏa hiệp để kết thúc thì kết quả đều có khả năng dẫn đến thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ bị thu hẹp đáng kể. Trong nửa cuối năm 2018, nền kinh tế Trung Quốc có nguy cơ giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng đầu tư bất động sản, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý 3 và quý 4 có nguy cơ sụt giảm vượt quá mức dự kiến.

Huệ Anh

Xem thêm: