Ai có thể tưởng tượng rằng những người đầu tiên đặt chân lên “thuyền Đỏ” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) như Trần Độc Tú, Cù Thu Bạch, Trương Quốc Đào… cũng là những người đầu tiên từ bỏ chủ nghĩa cộng sản? Tuy nhiên, những sự thật lịch sử quan trọng này sau đó đã trở thành đề tài cấm kỵ trong hệ thống giáo dục và truyền thông Trung Quốc Đại Lục.

Tran Doc Tu
Trần Độc Tú (phải) – Ảnh ghép: Revolutionary Communist Party, USA/ wikipedia)

Trong sách giáo khoa của Trung Quốc Đại Lục, Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của ĐCSTQ được gọi là kỳ Đại hội mang tính bước ngoặt, những người tham gia đại hội này như Trần Độc Tú hay Cù Thu Bạch… được xem là người sáng lập ĐCSTQ. Ngày 31/10/2017, ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo hiện nay của ĐCSTQ đã đến thăm địa điểm cũ nơi tổ chức lần Đại hội toàn quốc đầu tiên tại Thượng Hải, muốn tìm lại nhịp đập của “chủ nghĩa cộng sản” từ di tích lịch sử này. Tuy nhiên tại đây lại chỉ thấy trưng bày những hình cảnh cũ của người tham gia hội nghị lần đầu đó, không nhắc chi tiết những thay đổi sau này của những người được xem là đã có công đầu gây dựng nên ĐCSTQ.

Trần Độc Tú: Sớm thức tỉnh

Trần Độc Tú là người được công nhận đã sáng lập nên ĐCSTQ và là Tổng Bí thư đầu tiên của ĐCSTQ, người khởi xướng chính của “Phong Ngũ Tứ”, từng là Viện trưởng của Viện Văn học tại Đại học Bắc Kinh.

Vào cuối triều đại nhà Thanh thì Trung Quốc lâm cảnh thù trong giặc ngoài, xuất hiện nhiều người có lý tưởng cao cả đi tìm con đường cho Trung Quốc hùng mạnh. Hội “Thanh niên mới” do Trần Độc Tú thành lập năm 1915 đã trở thành ngọn cờ của “Phong trào văn hóa mới” và được giới thiệu chủ nghĩa Marx. Năm 1921, Trần Độc Tú trở thành Tổng Bí thư đầu tiên của ĐCSTQ và chấp nhận sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản Liên Xô.

Nhưng thực tế gen văn hóa truyền thống Trung Quốc mà Trần Độc Tú thừa hưởng khiến ông nhận thấy Đảng Cộng sản không phải là một đảng chính thống: Đảng Cộng sản Liên Xô đã chỉ thị cho các thành viên ĐCSTQ tham gia Quốc dân đảng, còn Trần Độc Tú phản đối việc trở thành “phụ họa” của Quốc dân đảng. Năm 1929, quân đội phía đông bắc của Trương Học Lương cố gắng giành lại quyền kiểm soát từ Liên Xô con đường sắt phía đông Trung Quốc, Hồng quân Liên Xô đã tấn công đông bắc Trung Quốc, còn ĐCSTQ đưa ra khẩu hiệu “Vũ trang bảo vệ Liên Xô”. Trần Độc Tú phản đối kiểu bất chấp lợi ích quốc gia để “bảo vệ Liên Xô” này. Hành động xem chừng hợp lý của ông rất khó để ĐCSTQ chấp nhận. Tháng 11 năm đó, Trần Độc Tú đã bị loại khỏi ĐCSTQ.

Kể từ đó, Trần Độc Tú ngày càng rời xa ĐCSTQ, và phải chịu họa vào nhà tù. Ở trong tù, ông bắt đầu tập trung nghiên cứu tiếng Trung Quốc cổ đại, Khổng Tử và Đạo giáo, và suy nghĩ của ông bắt đầu thay đổi. Từ hấp thu văn hóa truyền thống Trung Quốc, cuối cùng Trần Độc Tú đã từ bỏ chủ nghĩa cộng sản.

Trong “Thư gửi Tân Hoa Xã” vào ngày 17/3/1938, Trần Độc Tú cho biết: “Các bạn luôn không từ thủ đoạn, không cần biết chính hay tà, chỉ cần kẻ nào để cho các bạn dắt mũi thì các bạn xem là chiến sĩ, còn những người chống lại các bạn thì bị xem là Hán gian. Đạo lý làm người có nên như thế không?”

Trong “Ý kiến ​​chính trị cuối cùng” ngày 28/11/1940, Trần Độc Tú đã viết: “Không có thứ chế độ gọi là độc tôn giai cấp vô sản, chỉ có Đảng độc tôn, hệ quả lại là một cá nhân đứng đầu trở thành kẻ độc tài. Mọi hình thức độc tài đều không thể tách rời bộ máy chính trị quan lại tàn bạo, lừa dối, tham nhũng, hủ bại!”

Ông cũng nói: “Đất nước chúng ta muốn là một đất nước tìm kiếm hạnh phúc cho người dân, không phải là đất nước mà người dân phải hy sinh vì đất nước”.

Cù Thu Bạch: Người luôn “đeo mặt nạ”

Trong giới lãnh đạo chính của ĐCSTQ thời kỳ đầu, ngay sau Trần Độc Tú là Cù Thu Bạch. Ông từng đến Liên Xô với tư cách là đại diện của ĐCSTQ tại Quốc tế Cộng sản, sau đó trở về Trung Quốc và nhiều lần lãnh đạo hoạt động vũ trang. Năm 1935, trước khi ĐCSTQ tổ chức Vạn lý Trường chinh, Cù Thu Bạch đã bị Chính phủ Quốc dân đảng bắt giữ vì ở lại không đi. Vào khoảng hơn tháng trước khi ông bị giết, ở trong tù ông đã viết “Những lời thừa thãi”.

Trong bài viết, Cù Thu Bạch đã thẳng thắn thừa nhận chuyện bản thân ông trở thành lãnh đạo của ĐCSTQ là “sự hiểu lầm của lịch sử”. Trong phần “Tôi và chủ nghĩa Marx”, ông thừa nhận ông chưa bao giờ nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng chủ nghĩa Marx, chưa bao giờ xem qua “Luận về Tư bản”, ông chỉ có cơ hội hiểu biết từ những bài viết rải rác trên báo và tạp chí cùng vài cuốn sách nhỏ của Lenin, nhưng vì ít người nghiên cứu tư tưởng chủ nghĩa Marx đã khiến ông mang hư danh nhầm lẫn của cái gọi là “nhà lý luận chủ nghĩa Marx”.

“Vì lầm lẫn của lịch sử mà trong 15 năm tôi hầu như làm công việc chính trị một cách miễn cưỡng. Về việc rời khỏi ĐCSTQ, tôi không cảm thấy hối tiếc, cũng không hối hận. Tôi đã cảm thấy vô cùng mệt mỏi trong bảy hoặc tám năm. Tôi đã luôn mang bộ mặt giả tạo. Hiện tôi đã để rơi lớp mặt nạ cuối cùng”. Cuối bài viết ông không đề cập đến một cuốn sách nào của Marx mà nhấn mạnh rằng tác phẩm đáng để đọc lại là Anna Karinina của Tolstoy.

“Những lời thừa thãi” của ông đã phân tích sâu sắc cách một trí thức bị ĐCSTQ thu hút bởi lý tưởng tối thượng của chủ nghĩa cộng sản, và sau đó trong thực tế phải đối mặt với những cuộc đấu tranh nội tâm do sự tàn khốc của ĐCSTQ theo nguyên tắc trung thành và vâng lời khiến tâm hồn bị dày vò, cho đến khi tự biến bản thân thành “diễn viên” từ bỏ suy nghĩ độc lập, vừa phải tuyên truyền theo các đề xuất của Đảng Cộng sản lại vừa bất an trong quan điểm sử dụng giai cấp này để loại bỏ các giai cấp khác, phải theo thứ logic dùng cách không tốt đẹp để đạt được mục đích ra vẻ tốt đẹp, căm ghét tính giai cấp trái với nhân tính.

Sau khi Cù Thu Bạch qua đời còn bị ĐCSTQ gán cho là “kẻ phản bội”, vợ ông cũng bị chết thảm, còn con của ông bị cầm tù, mộ của cha mẹ ông bị đào lên.

 

Trương Quốc Đào tuyên bố rút khỏi Đảng

Trương Quốc Đào là một nhà lãnh đạo sinh viên trong Phong trào Ngũ Tứ năm 1919. Mùa hè năm 1921, Trương Quốc Đào tham gia chuẩn bị Đại hội đầu tiên của ĐCSTQ và được giao chức vụ Chủ tịch Quốc hội. Trong số các “nguyên lão” của ĐCSTQ thì Trương Quốc Đào là người duy nhất đã gặp Lenin.

Hồng quân Công nông do Trương Quốc Đào thành lập ở Hồ Bắc, Hà Nam và An Huy đã bị tiêu diệt trong cuộc đấu tranh tàn khốc trong ĐCSTQ, nhưng bản thân ông cũng không thể thoát khỏi xui xẻo. Mao Trạch Đông đã tổ chức bao vây Trương Quốc Đào dưới danh nghĩa “chỉnh đốn tác phong”, tổ chức đấu tố với vô số lời buộc tội và chụp mũ đối với  ông. Ban đầu Trương Quốc Đào đã vô cùng đau khổ, cuối cùng là tuyệt vọng.

Ngày 2/4/1938, Trương Quốc Đào (khi đó là Chủ tịch của Chính quyền Vùng Thiểm Tây – Cam Túc – Ninh Hạ) trong cảnh bất lực đã tận dụng cơ hội đi bái lăng Hoàng Đế để chạy trốn khỏi Diên An sang Trùng Khánh.

Ngày 5/4/1938, Trương Quốc Đào ở Vũ Hán đã đưa ra tuyên bố từ bỏ ĐCSTQ. Ngôn từ của ông chứa đầy nỗi đau lý tưởng bị đổ vỡ: “Đảng Cộng sản này không còn là Đảng mà tôi hướng theo và phấn đấu!”

Năm 1948, Trương Quốc Đào thành lập tuần báo “Sáng tạo và tiến bộ” (Chuang Jin) tại Thượng Hải, đã công bố một bài chỉ ra: “ĐCSTQ mục đích là giành chính quyền”, “Không có đạo đức và không lo cho vận mệnh đất nước”, “Càng không ngần ngại xem dân chúng như chó cỏ”, “Trong những năm tháng dài suốt 20 năm qua, ĐCSTQ đã đắm chìm vào cuộc đấu tàn sát, hủy diệt và xáo trộn.” “Giả sử ĐCSTQ thành công trong ‘cách mạng vũ trang’ và có được quyền lực bằng sức mạnh quân đội thì tất yếu sẽ thành chế độ độc tài.”

Quá trình từ khi Trương Quốc Đào đoạn tuyệt với Mao Trạch Đông và cuối cùng thấy được bản chất của ĐCSTQ rồi rút khỏi ĐCSTQ, đã để lại một câu chuyện lịch sử và bài học sâu sắc cho xã hội hiện thực.

Là người tham gia vào sáng lập ĐCSTQ, ban đầu Trương Quốc Đào đầy nhiệt huyết với chủ nghĩa cộng sản, đã có quyền lực khuynh đảo trong một thời gian khi ông là lãnh đạo Hồng quân Công nông, khi đó quyền lực của ông vượt xa Mao Trạch Đông và lực lượng trung ương đến cả chục lần, nhưng cuối cùng ông vẫn bị loại bỏ đầy bất ngờ trong cuộc đấu quyền lực phe cánh tàn khốc của ĐCSTQ.

Trương Quốc Đào đã kịp thời ra khỏi ĐCSTQ và tránh được kiếp nạn như hàng loạt nhân vật kỳ cựu bao gồm Lưu Thiếu Kỳ và Bành Đức Hoài… đồng thời mang lại lợi ích và may mắn vô hạn cho gia đình ông. Trương Quốc Đào không chỉ bảo toàn được sinh mạng mà còn giúp cả gia đình di cư sang Canada – nơi đã sớm đề cao quyền con người và tự do tín ngưỡng, được hưởng một môi trường tự nhiên trong lành và nhân văn của tự do.

Khi từng trang sự thật lịch sử được mở ra mới thấy cuộc so găng giữa lương tâm và tà ác ly kỳ như thế. Đến thời khắc quan trọng, dám hành động để từ bỏ con đường tội lỗi là bước đi quý giá không phải dễ dàng.

 

Yeltsin bỏ đảng và Gorbachev ân hận

Trên thực tế, vào giây phút cuối cùng của chế độ cộng sản Liên Xô, Yeltsin cũng quyết định thoái đảng. Chỉ vài ngày trước khi Yeltsin tuyên bố rút khỏi đảng, ông đã nói với Tổng thống Liên Xô Gorbachev: “Rời khỏi họ. Ông là tổng thống, thấy rõ đảng này là gì. Thực tế, ông chỉ là con tin, là bia đỡ đạn”. Gorbachev do dự, nhưng sự hiểu biết và tỉnh táo của Yeltsin đối với  Đảng Cộng sản và lựa chọn từ bỏ đảng gây hiệu ứng lịch sử sau đó chính là câu trả lời cuối cùng.

Sau khi Yeltsin rút khỏi đảng đã kéo theo làn sóng nhiều người rút khỏi. Chưa đầy một năm sau, Đảng Cộng sản Liên Xô với 19 triệu đảng viên và đã cầm quyền trong 74 năm nhưng đã tan rã triệt để. “Trại cải tạo lao động Liên Xô” do tổ chức đặc biệt Gulag quản lý đã được viết vào sách giáo khoa, “Bức tường đau khổ” (Стена скорби) tố cáo tà ác của chủ nghĩa cộng sản cuối cùng đã hoàn thành, là công trình kiến trúc vĩnh cửu về thảm họa cộng sản.

Wall of Grief opening ceremony 14
Bức tường đâu khổ (Ảnh: Пресс-служба мэра Москвы / wikimedia / Creative Commons Attribution 4.0)

The Guardian của Anh đã phỏng vấn riêng Gorbachev nhân kỷ niệm 20 năm ngày Liên Xô sụp đổ. Khi phóng viên hỏi ông điều gì khiến ông hối tiếc nhất, Gorbachev đáp không do dự: “Chúng ta nên sớm rời khỏi Đảng Cộng sản”.

Dù ở Liên Xô hay Trung Quốc Đại Lục, nhiều trí thức, người nổi tiếng về văn hóa và những người có chút sự nghiệp bề thế đều đã bị Đảng Cộng sản lừa dối. Sau khi bị lừa họ đã bị lợi dụng, vắt kiệt sức, bức hại và sau đó bị vứt bỏ như giẻ rách. Có rất nhiều ví dụ như vậy.

Người Trung Quốc có câu, “Lịch sử là người thầy của tương lai”. ĐCSTQ là như thế nào thì đã quá rõ ràng. Sau khi Weibo của Nhân dân Nhật báo thuộc ĐCSTQ tiết lộ rằng Chính phủ Mỹ có ý định từ chối thị thực đối với tất cả các Đảng viên ĐCSTQ, ngay lập tức xuất hiện hàng ngàn bình luận hoan nghênh. Người ta tự hỏi lần này phải chăng nằm ngoài tầm kiểm soát của đội ngũ kiểm duyệt? Hay là trái tim họ được đánh thức, có ai sẵn sàng đi ngược lại xu hướng?

Tại thời điểm quan trọng này của lịch sử, chỉ những ai dám từ bỏ ác ma Trung Cộng mới không khiến bản thân sau này cảm thấy ân hận!

Lý Hiểu Chân – Lai Nguyên / Minghui.org