Cách đây chưa lâu đã bùng nổ làn sóng tin đồn quyền lực của Tổng Bí thư Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình, đang đối mặt với những thách thức lớn từ nội bộ. Bắt đầu từ tháng Bảy, hoạt động tuyên truyền sùng bái Tập Cận Bình trên các báo giấy của nhà nước Trung Quốc đã tạm lắng xuống. Tuy nhiên, sau cuộc họp Bắc Đới Hà thì ông Tập Cận Bình lại trở lại mạnh mẽ, giọng điệu oai phong. Dù vẫn được truyền thông nhà nước liên tục tung hô như trước đây, nhưng uy thế của Tập Cận Bình có thực sự đã trở lại mạnh mẽ như xưa? Nhiều nhà phân tích chỉ ra có ít nhất năm dấu hiệu cho thấy vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ.

tập cận bình
Ông Tập Cận Bình tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 3 – 4/9 (Ảnh: Getty Images)

Những dấu hiệu uy quyền đầy bất ổn của Tập Cận Bình  

Vào ngày 02/9, Vương Đan (Wang Dan), một trong những lãnh đạo của phong trào dân chủ Thiên An Môn Trung Quốc 1989, đã chia sẻ quan điểm trên Đài Á châu Tự do (RFA) rằng, cho dù ông Tập Cận Bình xuất hiện trở lại với uy thế như trước và nhìn bề ngoài cục diện chính trị của ĐCSTQ có vẻ bình ổn, nhưng những biểu hiện này có sát với thực tế hay không, từ một số manh mối vẫn có thể nhận ra nhiều điểm đáng nghi vấn.

Thứ nhất, trong một hội nghị chuyên đề về sáng kiến “Vành đai và Con đường” diễn ra vào tuần trước, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng “Một vành đai, Một con đường” không phải để xây dựng liên minh địa chính trị hay liên minh quân sự, không phải là một “câu lạc bộ của Trung Quốc”.

Vương Đan cho rằng giọng điệu trở nên khiêm tốn của ông Tập Cận Bình rất khác trước đó, có vẻ như chính sách lấy tiền đè người và thủ đoạn kiểu chủ nghĩa thực dân đã làm cho cộng đồng quốc tế cảnh giác, vì thế nội bộ ĐCSTQ đã xuất hiện luồng quan điểm khác và ông Tập Cận Bình đã tiếp thu.

Thứ hai, “Quy chế Kỷ luật Đảng” đề ra một số hành vi bị khai trừ Đảng, trong đó có bất đồng với trung ương đối với vấn đề mang tính nguyên tắc đặc biệt quan trọng, thông qua mạng internet bôi nhọ hình ảnh của Đảng và nhà lãnh đạo, tổ chức các nhóm bí mật trong Đảng hoặc tổ chức hoạt động gây chia rẽ trong Đảng. Điều này là bằng chứng cho thấy không chỉ những biểu hiện này đang tồn tại trong Đảng, là vấn đề mà ông Tập Cận Bình đang lo ngại.

Thứ ba, ông Tập Cận Bình nói về “lòng trung thành tuyệt đối với Đảng” tại “Hội nghị xây dựng Đảng” của Quân ủy Trung ương.

Vương Đan chỉ ra rằng điều này cho thấy quân đội không hoàn toàn trung thành với chính quyền trung ương. Ngày 25/8, trên truyền thông Hồng Kông bùng nổ thông tin Tham mưu trưởng kiêm Phó Tư lệnh Chiến khu Đông Bộ Dương Huy (Yang Hui) bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Quân đội điều tra vì nghi ngờ vi phạm kỷ luật. Nhưng điều đáng chú ý là trên thực tế vấn đề của Dương Huy đã có từ lâu nhưng quan tham này vẫn bình an, tại sao đến bây giờ mới bị xử lý? Trong chuyện này cũng có vấn đề không bình thường.

Thứ tư, Uỷ viên Ban thường vụ Vương Hộ Ninh không được cùng Tập Cận Bình hội kiến Thủ tướng Malaysia Mahathir, chỉ được đón nhân vật cấp thấp hơn nhiều của Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam là ông Trần Quốc Vượng, cho thấy tin đồn vị trí của ông Vương Hộ Ninh trong Đảng bị lung lay là có cơ sở.

Cuối cùng, dấu hiệu thứ năm là “ngọn cờ chống tham nhũng” trong quân đội của ông Tập Cận Bình là Lưu Nguyên (Liu Yuan) vào 18/8 khi tham dự Hội chợ sách Thượng Hải đã lên tiếng cho rằng Trung Quốc phải cảnh giác không để Cách mạng Văn hóa tái diễn. Đây cũng là một trong những biểu hiện cho thấy xu thế không hài lòng với ông Tập Cận Bình trong ĐCSTQ.

Tiếp tục nâng cấp Kỷ luật Đảng vì xu thế chống đối mạnh mẽ

Sau khi khai màn cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, đặc biệt là trong tháng Bảy tràn ngập tin đồn khác thường về bộ máy chính trị ĐCSTQ, trong đó chủ yếu là việc ông Tập Cận Bình bị truy cứu trách nhiệm trong nội bộ Đảng, bị các nguyên lão Bắc Đới Hà “ép cung”, quyền lực của ông Tập gặp những thách thức lớn. Những thông tin chỉ ra Hội nghị Bắc Đới Hà bàn về “lãnh đạo tập thể”, đi ngược lại xu thế tập quyền của ông Tập Cận Bình.

Những biểu hiện khác thường cũng thể hiện ngay trên truyền thông nhà nước mà xưa nay nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của ĐCSTQ, theo đó trong một giai đoạn xu thế tuyên truyền ca tụng sùng bái ông Tập Cận Bình bị chìm xuống, hình ảnh ông Tập Cận Bình bất ngờ vắng vẻ trên các trang đầu của truyền thông nhà nước.

Hòa trong xu thế này, thân tín của ông Tập Cận Bình là Ủy viên trưởng Nhân đại Lật Chiến Thư lên tiếng yêu cầu phải giữ vững vị thế Trung ương Đảng với ông Tập Cận Bình làm “hạt nhân”. Các quan to thân tín khác như Bộ trưởng Công an Triệu Khắc Chí, Thư ký trưởng Ban Chính pháp Trung ương Trần Nhất Tân cũng lần lượt lên tiếng hưởng ứng, tuy nhiên giới quan to các địa phương lại im lặng. Biểu hiện đã khiến nhiều nhà quan sát cho rằng, đối với ĐCSTQ thì đây là hiện tượng chính trị không bình thường.

Trong bối cảnh này, sau khi ông Tập Cận Bình trở về Bắc Kinh từ Bắc Đới Hà, động thái đầu tiên trong cuộc họp ngày 19/8 của Quân ủy Trung ương là nhấn mạnh toàn quân đội “kiên quyết tuân theo lệnh của Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương” và phải “trung thành tuyệt đối”. Đây là xuất hiện lần đầu của Tập Cận Bình trên Đài Truyền hình Trung ương sau giai đoạn “mất tích” 19 ngày. Chương trình Thời sự tối (Xinwen Lianbo) dành 11 phút tiếp sóng đoạn phát biểu này của ông Tập Cận Bình.

Nhật báo Apple Hồng Kông ngày 03/9 chia sẻ ý kiến của tác giả Lý Bát Phương (Li Bafang) chỉ ra, vì trên trang nhất tờ Nhân dân Nhật báo vào tháng trước đó (tháng Tám), trong các ngày 9, 12, 15 đều không có bất kỳ tin tức nào về ông Tập Cận Bình nên có những suy luận cho rằng địa vị của ông Tập Cận Bình đã bị lung lay, thậm chí có thể có cuộc đảo chính âm thầm. Nhưng ngày 16/8 sau khi kết thúc Hội nghị Bắc Đới Hà thì Tập Cận Bình đã ngay lập tức xuất hiện trở lại trên trang quan trọng nhất của Nhân dân Nhật báo, cho thấy vị thế vẫn vững vàng. Thậm chí vào ngày 03/9 tờ Nhân dân Nhật báo còn tạo “dấu ấn lịch sử” với tên của Tập Cận Bình xuất hiện 45 lần trên trang nhất, còn trong toàn bộ Nhân dân Nhật báo thì ba chữ “Tập Cận Bình” xuất hiện 103 lần.

tập cận bình
Ngày 03/9 tờ Nhân dân Nhật báo tạo “dấu ấn lịch sử” với tên của ông Tập Cận Bình xuất hiện dày đặc trên trang nhất (Ảnh từ Twitter)

Ngoài xuất hiện trên Đài Truyền hình Trung ương trong chương trình phát sóng trực tiếp Hội nghị Công tác Xây dựng Đảng của Quân ủy Trung ương, ông Tập Cận Bình còn xuất hiện trong Hội nghị Công tác tuyên truyền toàn quốc và Hội nghị lần thứ nhất “Ủy ban Trị nước theo pháp luật”.

Ngày 26/8 ĐCSTQ cũng ban hành mới bản sửa đổi “Điều lệ Kỷ luật Đảng”, bổ sung thêm quy định đối với quyền lực của “Tập hạt nhân”, làm nổi bật hơn địa vị của “Tập hạt nhân”, đưa “tư tưởng Tập” và “Tập hạt nhân” tăng lên mức độ kỷ luật Đảng.

“Kỷ luật Đảng” của ĐCSTQ xưa nay luôn được ví von là “quy tắc bang phái” (hàm nghĩa xấu), là vũ khí để ĐCSTQ sử dụng nhằm nắm quyền sinh sát đối với các thành viên. Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) có nhận định rằng, Điều lệ Kỷ luật Đảng sửa đổi nhấn mạnh vấn đề “Tập hạt nhân” cho thấy những lo ngại nhất định của ông Tập Cận Bình.

Tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ) của Đức có chia sẻ bình luận của một “thái tử Đảng” dùng bút danh “Vương tiên sinh” đã 70 tuổi, được cho là thân thuộc với gia đình ông Tập Cận Bình, ông nói rằng ĐCSTQ đang trải qua một cuộc khủng hoảng. Một số người từng đặt kỳ vọng cao đối với ông Tập Cận Bình đã “trở mặt” phản đối, trong đó có nhiều “thái tử Đảng”. Ban đầu những người này rất ủng hộ phong trào chống tham nhũng, nhưng theo thời gian họ phát hiện có rất nhiều quan tham nhũng nổi bật vẫn bình an vô sự. Họ cũng bất bình đối với sáng kiến “Vành đai và Con đường”, vì ĐCSTQ đầu tư khoản tiền khổng lồ vào nhiều nước thuộc “thế giới thứ ba” (thuật ngữ đại khái ám chỉ các nước đói nghèo), trong khi có rất nhiều “vấn đề đói nghèo” trong nước vẫn chưa được giải quyết.

Ngoài ra, tình trạng xu thế tệ nạn sùng bái cá nhân bùng phát trong ĐCSTQ như thời đại Mao Trạch Đông hiện nay cũng là vấn đề khiến ông Vương thấy phản cảm.

Lý Văn Long

Xem thêm: