Hội nghị Bắc Đới Hà hàng năm của ĐCSTQ diễn ra vào thời điểm nào và kết thúc vào thời điểm nào, thông thường giới quan sát chỉ có thể đoán qua các dấu hiệu như các quan chức cấp cao ẩn thân hoặc lộ diện. Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư thành uỷ Thượng Hải Lý Cường hôm 12/8 đã có chuyến thăm Chiến khu Đông bộ; trong lúc đang là thời điểm nhạy cảm tại Hồng Kông, cùng ngày 12/8, chính quyền ĐCSTQ và truyền thông của đảng liên tiếp lên tiếng chỉ trích người biểu tình Hồng Kông, thông tin liên quan đến “chỉ thị mới nhất” của ông Tập Cận Bình về vấn đề Hồng Kông cũng được lan truyền ra bên ngoài. Những dấu hiệu này cho thấy Hội nghị Bắc Đới Hà của giới lãnh đạo ĐCSTQ có thể đã kết thúc. 

Embed from Getty Images

Hội nghị Bắc Đới Hà hàng năm của ĐCSTQ diễn ra vào thời điểm nào và kết thúc vào thời điểm nào, thông thường giới quan sát chỉ có thể đoán qua các dấu hiệu như các quan chức cấp cao ẩn thân hoặc lộ diện. (Ảnh minh hoạ từ Getty Images)

Trang tin ThePaper – một trang tin tức tại Trung Quốc Đại lục đưa tin hôm 12/8 cho biết, Bí thư thành uỷ Thượng Hải Lý Cường cùng Phó Bí thư thành uỷ kiêm Thị trưởng Thượng Hải Ưng Dũng chiều cùng ngày đã đến thăm Chiến khu Đông bộ, và có cuộc toạ đàm với Tư lệnh viên Chiến khu Đông bộ Lưu Việt Quân cùng Chính uỷ Hà Bình. 

Trước đó, bắt đầu từ ngày 1/8, bảy thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, bao gồm cả ông Tập Cận Bình đều “ẩn thân”, và phần lớn Uỷ viên Bộ Chính trị đều không xuất hiện trước truyền thông trong hơn 1 tuần qua. Bên cạnh đó, Uỷ viên Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm Trưởng Ban tổ chức Trung ương ĐCSTQ Trần Hy, đã nhận uỷ thác của ông Tập Cận Bình, ngày 3/8, đến thăm các chuyên gia tại đang nghỉ mát tại Bắc Đới Hà, điều này được cho là giới lãnh đạo cấp cao đương chức và đã nghỉ hưu đang tổ chức hội nghị kín ở Bắc Đới Hà, để “thương thảo” các vấn đề quan trọng cũng như cục diện mà ĐCSTQ hiện đang đối mặt.

Trước đó, truyền thông Hồng Kông có bình luận cho rằng hội nghị Bắc Đới Hà năm 2019 của ĐCSTQ dự kiến sẽ kết thúc trong tuần này. 

Tuy nhiên, nhưng một Uỷ viên Bộ Chính trị ĐCSTQ như Lý Cường mới đây đã lộ diện, có lẽ là để xác nhận rằng Hội nghị Bắc Đới Hà đã kết thúc. 

Hội nghị Bắc Đới Hà lần này, ngoài thảo luận vấn đề về chiến tranh thương mại Trung – Mỹ, phong trào phản đối luật dẫn độ kéo dài từ tháng 6 đến nay tại Hồng Kông, trở thành ngòi nổ cho khủng hoảng của chính quyền ĐCSTQ cũng được coi là một chủ đề quan trọng trong hội nghị này. 

Hôm 12/8, tờ Apple Daily tại Hồng Kông đăng một bài viết của nhà bình luận Lâm Hoà Lập nói, tại Hội nghị Bắc Đới Hà, ông Tập Cận Bình đã bị chỉ trích vì vấn đề Hồng Kông. 

Bài viết trích dẫn nguồn tin từ Trung Quốc Đại lục cho biết, ông Tập Cận Bình đã có “chỉ thị mới nhất” về vấn đề Hồng Kông, tức là: “Không cần động đến quân đội, dùng hình phạt nghiêm khắc để nhanh chóng dẹp loạn, không nhượng bộ chút nào”.

Nguồn tin cho biết, Bắc Kinh đã ra lệnh Văn phòng liên lạc Trung ương kiểm sát lực lượng cảnh sát Hồng Kông, cần “bắt nhiều người” và tăng nặng hình phạt.

Ngày 9/8, Apple Daily trích dẫn nguồn tin cho biết, cao tầng của ĐCSTQ và các nguyên lão của ĐCSTQ, đã đang tổ chức nhiều cuộc họp kín tại Bắc Đới Hà, và vấn đề Hồng Kông là chủ đề quan trọng. Có tin nói, tại Hội nghị Bắc Đới Hà, ông Hồ Cẩm Đào thay mặt cho giới nguyên lão ĐCSTQ cảnh cáo giới chức cấp cao hiện nay nhất định không được có hành động tàn bạo tại Hồng Kông. 

Tình hình tại Hồng Kông khiến nhiều người trở lên lo lắng, thông tin ông Tập Cận Bình đưa ra “chỉ thị mới nhất” tại Bắc Đới Hà mặc dù chưa được kiểm chứng có thật hay không. Nhưng về thời gian lại có sự trùng hợp đó là, ngày 11/8, Hồng Kông tiếp tục bùng nổ biểu tình phản đối luật dẫn độ, và xảy ra nhiều cuộc xung đột giữa cảnh sát và người biểu tình, sau đó, chính quyền Trung Quốc và truyền thông của ĐCSTQ đã tung ra nhiều bài viết công kích và đe doạ người biểu tình Hồng Kông. 

Trong cuộc họp báo ngày 12/8, người phát ngôn Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Macau thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Quang tuyên bố, phong trào phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông đã xuất hiện dấu hiệu của “chủ nghĩa khủng bố”, tấn công chủ nghĩa khủng bố cần “không nương tay, không nể nang”, v.v.

>>Quốc vụ viện họp báo về Hồng Kông, truyền thông ĐCSTQ cùng ‘nổ súng’ đe doạ ai?

Tân Hoa Xã cũng đăng bình luận đầy sát khí, chỉ trích người biểu tình là “u nhọt ác tính”, “nếu không cắt bỏ ung nhọt bạo lực, đem những bạo đồ làm rối loạn Hồng Kông trừng thị theo pháp luật, thì Hồng Kông sẽ lâm nguy.”

Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12/8, trả lời về việc liệu phía Trung Quốc có thể đưa ra chứng cứ chứng minh Cục Tình báo Trung ương Mỹ tham gia vào phong trào phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông hay không, người phát ngôn Hoa Xuân Oánh nói rằng, “đây đều là những sự thực rõ ràng ngay trước mắt”. 

Cùng thời điểm đó, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ là Nhân dân Nhật báo cũng thông qua Facebook đăng tải một đoạn video ngắn có tựa đề “Nhiều đoàn xe cảnh sát vũ trang tập kết tại Thâm Quyến”, video này có ý nghĩa cảnh cáo người biểu tình rất lớn. Trong video có thể thấy, nhiều xe bọc thép và xe tải quân sự đang di chuyển trên đường cao tốc, thông qua góc nhìn và dịch chuyển ống kính, có thể nhận ra được đây là video mà chính quyền đã cố ý quay.

Tờ Thời báo Tự do (Liberty Times) tại Đài Loan trích dẫn bình luận của Bác sĩ Thái Y Tranh (I-Chen Tsai) cho biết, những cáo buộc này đều chỉ là trải thảm để chính quyền ĐCSTQ dùng bạo lực trấn áp người biểu tình. Thực tế, dù không chính thức giới nghiêm, nhưng thủ đoạn mà cảnh sát Hồng Kông sử dụng để trấn áp người biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ngày càng hung tàn, hơi cay bao trùm cả nửa Hồng Kông. 

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ trích dẫn phân tích nói, phong trào phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông là thách thức ý dân lớn nhất mà ông Tập Cận Bình gặp phải kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012, trong khi đó, ông Tập cũng không có lựa chọn tốt nào để giải quyết vấn đề Hồng Kông.

Ông Tăng Nhuệ Sinh (Steve Tsang), Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc thuộc Học viện Á – Phi (School of Oriental and African Studies) của Đại học Luân Đôn tại Anh Quốc cho biết, tình hình rối loạn tại Hồng Kông đang tiếp tục leo thang, cuối cùng có thể gây tổn thất nghiêm trọng, ông ví sự kiện này có thể diễn biến thành sự kiện để lại hậu quả nghiêm trọng như vụ tai nạn tàu T195 Trung Quốc.

Ông cho rằng, phong trào phản đối luật dẫn độ tại Hồng Kông không phải là thứ mà chính quyền ĐCSTQ gọi là “cách mạng màu”, nếu chính phủ Bắc Kinh thực sự tiếp thu ý kiến của người dân, đáp ứng yêu cầu của người biểu tình, thì các cuộc kháng nghị sẽ ngừng lại. 

Tuy nhiên, nhà quan sát chính trị thuộc Đại học Trung văn Hồng Kông Lâm Hoà Lập (Willy Lam) chia sẻ với Hãng tin AFP rằng, Bắc Kinh lo lắng nếu lựa chọn “tư thế mềm mỏng”, sẽ khiến cho các nhân sĩ có ý kiến trong nước đưa ra thông tin lệch lạc, “Bắc Kinh lo lắng tại các thành phố khác ở Trung Quốc có thể xuất hiện các hoạt động tương tự Hồng Kông.”

Trước đó, vấn đề Hồng Kông và chiến tranh thương mại Trung – Mỹ đã khiến cho ông Tập Cận Bình lâm vào thế khó khó, nội bộ ĐCSTQ cũng vì thế mà xảy ra chia rẽ, có nhiều tin đồn liên quan đến việc thế lực chống ông Tập Cận Bình đang chờ thời cơ để chính biến. Nhiều nhà phân tích cho rằng, điều duy nhất có thể khiến ông Tập Cận Bình bước ra khỏi tình thế rối loạn như hiện nay, chính là việc ông liệu có thể thuận theo Thiên ý và lòng dân, từ bỏ chế độ chuyên chế ĐCSTQ hay không, để cho cho Trung Quốc Đại lục hoà nhập vào trào lưu dân chủ quốc tế giống như Hồng Kông, Đài Loan.

Trí Đạt

Xem thêm: