Từ khi thành phố Vũ Hán phong tỏa thành phố đến nay, nhà văn Phương Phương đã viết nhiều nhật ký công khai, dự kiến các bài nhật ký ghi lại tình hình dịch bệnh tại Vũ Hán này (“Nhật ký Vũ Hán”) sẽ có phiên bản tiếng Anh, và sẽ được xuất bản vào ngày 18/8.

Nhat ky phuong phuong

Trang Weibo của nhà văn Phương Phương (Ảnh chụp màn hình Weibo)

Tổng hợp thông tin từ Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan và Đài Phát thanh Quốc tế Pháp, nữ nhà văn Phương Phương tại Vũ Hán (Trung Quốc) tên thật là Giang Phương, quê quán huyện Bành Trạch tỉnh Giang Tây, sinh năm 1955 tại thành phố Nam Kinh tỉnh Giang Tô. Bà lớn lên ở thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, từng giữ chức Chủ tịch Hội nhà văn tỉnh Hồ Bắc. Năm 2016, bà từng công bố tiểu thuyết trường thiên “Nhuyễn Mai” (Soft Burial), cuốn tiểu thuyết kể về câu chuyện của một người phụ nữ lớn tuổi mất đi ký ức thảm thương trong thời cải cách ruộng đất, cuốn tiểu thuyết này cũng được ngoại giới chú ý đến. Năm 1982, Phương Phương từng xuất bản nhiều sách như tiểu thuyết như “Đại Liên Xa Thượng” (Trên Chuyến xe Đại Liên) và tản văn.

Sau khi Vũ Hán bùng phát dịch viêm phổi Trung Cộng (viêm phổi virus corona) và được truyền thông Đại Lục công khai vào ngày 20/1, từ ngày 25/1, bà Phương Phương bắt đầu dùng hình thức nhật ký để ghi chép lại những gì nghe thấy, nhìn thấy,  suy nghĩ và cảm thấy trong thành phố Vũ Hán sau khi bị phong tỏa, đến ngày 25/3 thì dừng lại, tổng cộng có 60 bài.

Nội dung nhật ký ghi chép lại thảm họa cộng đồng có ý nghĩa lịch sử sâu sắc, bao phủ cả tình hình chủ yếu của dịch bệnh tại Vũ Hán, và cả những quan sát sự phát triển của dịch viêm phổi Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán) và điểm chú ý của dư luận xã hội; trong đó bao gồm cả sự bất tiện trong cuộc sống của người dân thành phố, những nghi ngờ và phê bình đối với bộ phận chính sách của chính quyền. Trong thời gian bà Phương Phương liên tiếp công bố nhật ký, cũng làm dấy lên các cuộc thảo luận rộng rãi trong xã hội Trung Quốc, có người cho rằng những nhật ký này của Phương Phương là “lương tâm xã hội”, do đó bà cũng được khen là “lương tâm Vũ Hán”. 

Tuy nhiên, cũng có người phê bình nội dung của những nhật ký này không phù hợp với “quan điểm chính” của phía Trung Quốc trong phòng và kiểm soát dịch, “không lan truyền năng lượng tích cực”. Do đó, Phương Phương đã thông qua bài nhật ký cuối cùng, để hồi đáp “phần tử cực tả” công kích và lên án nhật ký của bà, bà nhấn mạnh, “Chính vì điều này, tôi nói hết lần này đến lần khác: Cực tả chính là sự tồn tại với hình thức hại nước hại dân của Trung Quốc! Họ là trở lực lớn nhất của cải cách mở cửa! Nếu nghe theo thế lực cực tả này, để cho loại virus này lây nhiễm toàn xã hội, thì cải cách chắc chắn thất bại, Trung Quốc không có tương lai.”

Điều đáng nhắc đến là, ngày 30/3, bà Phương Phương từng thông qua Weibo đăng một tờ nhật ký có tiêu đề “Nhật ký phong thành Vũ Hán”, đồng thời ký tên “Phương Phương” nghi là sách nhật ký bằng phiên bản tiếng Trung bà. Về việc này, bà Phương Phương nói rõ, “Không rõ cuốn sách này là do ai biên soạn, cũng không biết liệu có lấy đây để kiếm lời hay không. Nếu có bán ra ngoài thì đúng là vi phạm pháp luật. Mong người nắm được sự việc báo cáo với cơ quan liên quan. Bản thân tôi hiện nay không xuất bản bất cứ cuốn sách nào liên quan đến dịch bệnh. Cũng chưa xuất bản nhật ký. Do đó đặc biệt nói rõ tại đây.”

Theo trang web bán hàng trước của Nhà xuất bản HarperCollins (Mỹ) cho thấy, bản tiếng Anh của Nhật ký Phương Phương sẽ được ra mắt độc giả toàn cầu vào ngày 18/8/2020.

Ngoài ra, trang tin Caixin tại Đại Lục hôm 25/3 cũng đăng tải một bài phỏng vấn đặc biệt bà Phương Phương qua thư điện tử, trong bài phỏng vấn này, bà cho biết, kế hoạch năm nay sẽ hoàn thành bản viết tay cuốn tiểu thuyết ngắn, tuy nhiên, “việc phong tỏa thành phố đã thay đổi tâm tình con người, nhìn thấy người Vũ Hán thê thảm như thế này, đã vô cùng phẫn nộ cũng vô cùng bi ai”. 

Bà Phương Phương cho biết, không biết sau khi dịch viêm phổi Vũ Hán kết thúc, những người này có sợ chết hay không. “Tôi rất lo lắng những người còn sống, vì để có được lợi ích thực tế, có thể họ đều sẽ phớt lờ hết nguyên nhân vì sao người đã chết lại bị chết.”

Về việc ngoại giới coi những ghi chép thực tế của bà làm cửa sổ để hiểu về tình hình dịch bệnh, Phương Phương cho biết, “cơ bản là không biết vì sao lại như thế”, bà nói rõ đây là nhật ký người chịu nạn, chứ không phải là nhật ký chiến địa, “là một ghi chép của cá nhân, và là ghi chép theo kiểu nhật ký, không có gì đáng sợ cả”. 

Bà còn cho biết, bản thân bà vẫn luôn nhấn mạnh thực sự cầu thị, nên phê bình thì phê bình, nên biện hộ thì biện hộ, “Tôi lại không phải là vì làm cho ai đó vui vẻ mà ghi chép lại. Định vị nó là một ghi chép ở trong khu vực dịch bệnh của người bình thường là được rồi.”

Về việc lúc đầu thông qua nhật ký để “nhắc nhở” phần tử trí thức Hồ Bắc “nếu là nịnh hót, cũng mong là lần đầu tiên”, bà Phương Phương giải thích, “Thảm họa ở Vũ Hán trầm trọng như thế này, có thể có một số người không minh bạch, lại còn muốn ca tụng loạn cả lên, nên khi đó mới quăng câu như thế này”. Chỉ là, bà cho rằng ngoài bản thân bà ra, Vũ Hán có rất nhiều người cũng đang ghi chép lại, có lẽ cũng có rất nhiều phần tử trí thức đang ghi chép lại.

Về ảnh hưởng của dịch viêm phổi Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán) lần này đối với người dân Vũ Hán, bà nhấn mạnh, không bàn luận về thảm trạng kêu trời kêu đất của người chết trong giai đoạn đang tìm cách chữa trị, “cảm giác tuyệt vọng khi đó, tôi tin rằng là vô cùng sâu sắc”. Người chết thì đã chết, nhưng người thân vẫn còn đây, họ đều cùng nhau trải qua thời khắc thảm thiết đó.

Bà cho biết, mặc dù không đàm luận về những người bị hại nhất này, chỉ riêng 9 triệu người dân Vũ Hán bị vây khốn trong hơn 60 ngày, cũng sẽ sinh ra sự tổn thương trong lòng, sau khi gỡ bỏ phong tỏa, có lẽ còn xuất hiện nhiều cảm thụ phức tạp hơn, e là còn có thể xuất hiện các hậu di chứng khác nhau, sự sợ hãi đối với virus Trung Cộng (virus corona) cũng có thể lưu lại rất lâu.

Ngoài ra,bà còn có một người bạn cùng lớp thời trung học, đã qua đời do lây nhiễm virus Trung Cộng. Ngày 15/2, Phương Phương viết trong nhật ký rằng: “Nhóm bạn học thời trung học hôm nay đều khóc cho cô ấy. Các bạn học vẫn luôn hát vang cho thời thịnh thế hiện nay, lần này lại nói: “Không xử bắn nhóm người hại dân thì không thể san bằng sự tức giận của người dân!’”.

Ngày 16/2, bà viết: “Hiện tại Vũ Hán đang trong thảm họa. Thảm họa là gì? Thảm họa không phải là để bạn đeo khẩu trang, đóng cửa nhiều ngày không ra ngoài hoặc đi vào tiểu khu buộc phải có giấy thông hành. Thảm họa là thẻ chứng minh tử vong của bệnh viện, trước đây vài tháng dùng một cuốn, hiện giờ vài ngày dùng hết một cuốn; thảm họa là xe chở xác người của lò hỏa thiêu, trước đây một xe chỉ chở một thi thể, còn có cả quan tài, hiện tại là cho thi thể vào túi đựng thi thể, một xe chất vài cái, rồi cùng chở đi; thảm họa là một nhà không phải là một người tử vong, mà là một nhà trong vài ngày hoặc nửa tháng, toàn bộ đều chết hết.”

Ngày 9/2, bà viết: Mấy ngày này, cái chết cách mình dường như ngày càng gần. Em gái họ của hàng xóm đã chết. Em trai của người quen đã chết. Bố mẹ và vợ của bạn đều đã chết, sau đó anh ấy cũng chết. Mọi người đều không khóc được. Thảm họa lần này đối với những người lây nhiễm trước đó, không chỉ là cái chết, mà nhiều hơn là sự tuyệt vọng: Là kêu cứu nhưng vô dụng, cầu cứu điều trị y tế nhưng không có cửa, tuyệt vọng khi không tìm được thuốc. Bệnh nhân quá nhiều, giường bệnh quá ít, bệnh viện cũng bị bất ngờ không kịp trở tay. Còn sót lại, ngoài chờ chết thì có thể làm gì hơn? Sự thống khổ và cảm giác tuyệt vọng của họ trước khi chết, còn sâu hơn cả vực thẳm. Hôm nay tôi nói với bạn mình rằng, ngày nào cũng nghe thấy thông tin thế này, tâm tình làm sao có thể không bị kìm nén không buồn chứ? Những chữ ‘Không lây truyền qua người, có thể phòng có thể kiểm soát’ này, đã biến thành một thành phố máu và nước mắt, đau xót vô hạn.”

(Ghi chú của biên tập viên: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)

Trí Đạt

Xem thêm: