Gần đây, cộng đồng mạng internet Trung Quốc lại được dịp chú ý đến thông tin chia sẻ công việc của một nhân viên kiểm duyệt internet tại một nền tảng trực tuyến nổi tiếng ở Trung Quốc Đại Lục, anh này cho biết thời gian dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán do virus corona mới (COVID-19) là thời gian anh vất vả hơn rất nhiều.

luat an ninh mang, Kiểm duyệt internet
(Ảnh minh họa: Shutterstock)

Hôm 11/4, tạp chí Bitter Winter đưa tin, một nhân viên kiểm duyệt bút danh Tiểu Lưu (Xiao Liu) của một nền tảng trực tuyến nổi tiếng ở Trung Quốc Đại Lục cho biết, thời gian bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán là thời gian anh bận rộn hơn bình thường, vì phải kịp thời gỡ bỏ những bài viết nghi ngờ về số liệu của Chính phủ về bệnh viêm phổi Vũ Hán, bài viết chỉ trích các nhà lãnh đạo Chính phủ làm việc trong chống lại dịch bệnh, bài viết chỉ trích hệ thống y tế Trung Quốc…

Dù máy tính có thể giúp Tiểu Lưu sàng lọc tất cả các bài viết trên Internet có chứa các từ nhạy cảm, những từ này đã được lãnh đạo cấp cao đánh dấu bằng các màu khác nhau trong hệ thống, chẳng hạn như “virus”, “cảnh sát”, “Chính phủ”, “quốc gia”… giúp anh ta có thể nhanh chóng tìm thấy nơi cần kiểm duyệt. Nhưng sự khôn ngoan và can đảm mà cộng đồng mạng internet Trung Quốc sử dụng để chống lại sự kiểm duyệt của ĐCSTQ là vô hạn, họ sử dụng các mã bằng chữ cái đầu và biểu tượng cảm xúc để tránh sự kiểm duyệt từ khóa. Vì chỉ dùng phần mềm sàng lọc không thể đáp ứng các yêu cầu kiểm soát ngày càng nghiêm ngặt của Chính phủ, vì vậy họ phải thuê người làm công tác kiểm duyệt gỡ bỏ.

Tiểu Lưu nói, “Việc gỡ bỏ là những phát ngôn chỉ trích và phản đối Chính phủ”, nhưng những từ như “Nam Mô A Di Đà Phật, Vũ Hán cố lên” cũng phải bị gỡ bỏ vì liên quan đến niềm tin tôn giáo.

Những bình luận cần gỡ bỏ còn có, “Chính phủ đã không nói sự thật, nói rằng chỉ có vài trăm người chết. Tôi không tin điều đó! Giới lãnh đạo là tội nhân thiên cổ!”

Tiểu Lưu còn cho biết, “Ca ngợi Mỹ tốt, xã hội phương Tây tốt, hệ thống y tế của họ ưu việt cũng bị gỡ bỏ, trên thực tế loại bình luận này thuộc về thông tin quan trọng phải gỡ bỏ.”

“Ngôn luận có thể gây hoảng sợ cũng cần xóa bỏ, bất kể đó là có phải sự thật hay không.” Ví dụ, thông tin thời gian ủ virus hơn 20 ngày, trước khi chưa được Chính phủ công nhận cũng bị xem là “tin đồn”.

Tiểu Lưu biết rằng không phải tất cả những gì anh xóa bỏ là “tin đồn”, thậm chí không thể được gọi là “nhận xét tiêu cực”, vì vậy mà anh vừa xóa bài đăng vừa bày tỏ sự không hài lòng với chính quyền: “Dịch bệnh thực sự rất nghiêm trọng, Chính phủ không cho phép mọi người nói thật, chỉ cho mọi người nói những lời khen ngợi họ, như vậy không bao giờ cung cấp thông tin thực sự.”

Giống như tất cả các đồng nghiệp, hàng ngày anh phải xóa một số lượng bài đăng nhất định mới được xem như là đã hoàn thành hạn ngạch. Khi bắt đầu trả lời phỏng vấn, anh ta đã xóa bỏ thông tin thứ 9450 trong ngày hôm đó.

Công ty mà anh làm việc có hơn 200 nhân viên kiểm duyệt bình luận làm việc cả ngày lẫn đêm, nhưng anh không biết có bao nhiêu người phụ trách kiểm duyệt bài báo, âm thanh và hình ảnh, và anh cũng không biết có bao nhiêu bài đăng của những người như bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) bị xóa bỏ.

Trước đó, vào tháng Hai năm nay, câu chuyện một nữ cảnh sát mạng internet ở thành phố Đông Doanh tỉnh Sơn Đông kể về cực khổ của cô trong việc xóa bài đăng và “kiểm tra tin đồn” cũng gây quan tâm rộng rãi, nhưng cô không ngờ chia sẻ gian khổ của cô đã gây ra sự chỉ trích dữ dội từ cộng đồng mạng internet cho rằng cô cực khổ vì cái việc “hại nước, hại dân, hại bản thân”.

Kiểm duyệt internet
Cảnh sát mạng Trung Quốc than thở một ngày chỉ được ngủ có 4 tiếng (Ảnh chụp màn hình RFI)

Được biết, chia sẻ của cô được đăng trong bài viết có tiêu đề “Cảnh sát Internet Quách Kỳ Kỳ (Guo Qiqi): Thời gian ngủ 4 tiếng, kiểm duyệt bài viết trên WeChat 20 tiếng”, công bố lần đầu trên trang mạng Đông Dinh (Dongyingnews). Theo đó, trong dịp Tết, cô cảnh sát Quách Kỳ Kỳ của Trung tâm giám sát thông tin Internet của Văn phòng Công an thành phố Đông Dinh, đã bận rộn với điện thoại di động suốt 24 tiếng trong ngày để làm nhiệm vụ trong không gian mạng, để xóa bài đăng… (hiện bài viết về chia sẻ của  Quách Kỳ Kỳ không còn trên Dongyingnews, nhưng nhiều cơ quan truyền thông đã đăng tải lại).

Tuyết Mai

Xem thêm: