Sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình đi khảo sát tại Cam Túc trở về, hai trang Wechat của truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bất ngờ mượn ngày kỷ niệm sinh nhật cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình để đăng tải lại bài viết của Đặng có tựa đề “Hủy bỏ chế độ chức vụ lãnh đạo trọn đời”. Có quan điểm cho rằng động thái này là một tín hiệu bất thường, mang đầy ẩn ý nhằm vào ông Tập Cận Bình.

Embed from Getty Images

Từ ngày 19 – 22/8, ông Tập Cận Bình đã đi kiểm tra tại tỉnh Cam Túc, đi qua hành lang Hà Tây (hành lang Cam Túc) dọc theo thị xã Đôn Hoàng, đi qua trấn Gia Dục Quan, Trương Dịch, Võ Uy và Ô Sáo Lĩnh, điểm dừng chân cuối cùng là Lan Châu.

Trong hành trình này, ông Tập Cận Bình đến huyện Cao Đài ở Trương Dịch để viếng Đài tưởng niệm đội quân đường phía tây và nghĩa trang dành cho những người thiệt mạng trong nội chiến Trung Quốc. Trước đây một trong những lãnh đạo ĐCSTQ là Trương Quốc Đào do mâu thuẫn với ông Mao Trạch Đông đã dẫn quân chủ lực Hồng quân của ĐCSTQ chạy về hướng tây rời khỏi phía bắc Thiểm Tây, hệ quả đến huyện Cao Đài thì bị quân của Quốc dân đảng bao vây tiêu diệt toàn bộ. Vì vậy địa bàn này hiện là vùng chính trị nhạy cảm gây nhiều tranh cãi.

Sau khi ông Tập Cận Bình từ Cam Túc về đã xuất hiện tình huống khá nhạy cảm. Thời điểm khi ông Tập kết thúc chuyến khảo sát và đang trên đường trở về (ngày 22/8), cả hai tài khoản WeChat của Nhân Dân Nhật báo đã dẫn lại một bài viết của cố lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình có tựa “Hủy bỏ chế độ chức vụ lãnh đạo trọn đời”, tuy nhiên sau đó bài viết nhanh chóng bị gỡ bỏ.

Ai là người chỉ đạo đăng lại bài viết của Đặng Tiểu Bình?

Ngày 25/8 nhà bình luận Trần Phá Không tự chia sẻ một bài phân tích cho biết, bài viết được Wechat của Nhân Dân Nhật báo đăng tải là một thao tác dạng “chớp nhoáng” của nội bộ ĐCSTQ. Thời điểm xảy ra vào ngày 22/8 chính là ngày sinh nhật thứ 115 của cố lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình. Theo thông lệ của ĐCSTQ, đối với ngày sinh các cố lãnh đạo ĐCSTQ thì cứ vào dịp số đuôi tròn 5 và 0 lại được ĐCSTQ tổ chức kỷ niệm, nhưng năm nay ĐCSTQ không tổ chức hoạt động kỷ niệm gì cho ông Đặng Tiểu Bình, chỉ làm nghi thức dâng hoa trước tượng đồng của ông Đặng ở quê hương tại Quảng An tỉnh Tứ Xuyên.

Sự kiện Nhân Dân Nhật báo của ĐCSTQ đăng tải bài viết cũ của Đặng Tiểu Bình trên cả hai tài khoản xã hội WeChat hết sức đáng chú ý cả về vấn đề nội dung, thời điểm và nhân vật đứng sau.

Về mặt nội dung, ông Trần Phá Không cho biết vấn đề bãi bỏ chế độ cầm quyền trọn đời là một đề xuất quan trọng của ông Đặng Tiểu Bình, được đưa vào Báo cáo tại Hội nghị toàn thể Trung ương 4 khóa 13 ĐCSTQ (ngay sau vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989). Thời điểm đó ông Giang Trạch Dân lên cầm quyền thay ông Triệu Tử Dương bị hạ bệ vì ủng hộ phong trào dân chủ Thiên An Môn. Ông Trần Phá Không chỉ ra quan điểm này được ông Đặng Tiểu Bình đưa ra để cảnh cáo trước việc Giang Trạch Dân lên kế nhiệm. Thực tế sau này cho thấy cảnh cáo của Đặng đã xảy ra, vì Giang Trạch Dân sau khi mãn nhiệm Tổng Bí thư vẫn lưu luyến không lỡ bỏ quyền lực, mãi đến đợt đấu đá kịch liệt vào năm 2004 thì Giang mới rút khỏi toàn bộ chức vụ, nhưng thực tế vẫn đứng ở hậu trường chỉ đạo thân tín xen vào chính sự của Hồ Cẩm Đào.

Nhà quan sát Trần Phá Không cho biết, từ cảnh báo của Đặng Tiểu Bình tại Hội nghị toàn thể Trung ương 4 ĐCSTQ khóa 13 nếu liên tưởng đến Hội nghị toàn thể Trung ương 4 ĐCSTQ khóa 19 (bị trì hoãn, có lẽ phải cuối năm nay mới tổ chức) là cho thấy bài đăng của Nhân Dân Nhật báo rất có chủ ý.

Về thời điểm, ông Trần Phá Không cũng cho rằng bài đăng của Nhật báo Nhân Dân cũng có điểm nhấn quan trọng là sau hội nghị Bắc Đới Hà. Trước đó đã có một số người liên tục tung tin rằng không có cái gọi là Hội nghị Bắc Đới Hà. Điều này không phù hợp với các nguồn thông tin đăng trên các cơ quan truyền thông ĐCSTQ cũng như ngoài Đại Lục, chỉ có vấn đề là cách diễn tả sự kiện có khác biệt giữa hai hệ thống truyền thông, nhưng dù gì cũng chứng thực Hội nghị Bắc Đới Hà là một thực tế. Nhiều dấu hiệu cho thấy bên tung tin thuộc phe Tập Cận Bình nên có thể suy luận ông Tập gặp khốn khó tại Bắc Đới Hà.

Hơn nữa, thời điểm tờ Nhân Dân Nhật báo công bố bài viết là sau khi Hội nghị Bắc Đới Hà kết thúc và ông Tập Cận Bình đi cứ điểm nhạy cảm ở Cam Túc, không có mặt tại Bắc Kinh. Việc ông Tập đi thăm cứ điểm tưởng nhớ toàn đội quân của ĐCSTQ bị tiêu diệt này cũng là tín hiệu chính trị quan trọng, có thể cho thấy toàn bộ thân tín cũng như bản thân ông Tập hiện đang gặp nguy cơ bị lật đổ triệt để. Nhưng ông Tập hiển nhiên không dễ dàng đầu hàng, muốn quyết chiến đến cùng như đội quân đường phía tây năm xưa.

Nhà quan sát Trần Phá Không cho rằng tại Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay đã nổ ra xung đột giằng co bất lợi cho Tập Cận Bình, giới nguyên lão và các phe phái không còn ủng hộ họ Tập. Kết quả là ngay sau Hội nghị Bắc Đới Hà thì cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ bất ngờ leo thang và tình hình ở Hồng Kông nguy hiểm hơn. Những thông tin tiết lộ rằng tại Bắc Đới Hà lần này ông Tập chỉ được hai nhân vật trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị ủng hộ là Vương Hỗ Ninh và Lật Chiến Thư.

Trong đó, nhân vật phụ trách củng cố ý thức hệ Vương Hỗ Ninh đưa ra chủ đề xây dựng và chỉnh đốn Đảng với ý đồ triệt tiêu sức ép của giới nguyên lão và các phe phái liên quan đến cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ và tình hình Hồng Kông, nhưng thất bại, đề tài bị gạt ra rìa. Còn ông Lật Chiến Thư luôn là cánh tay đắc lực nhất của Tập Cận Bình, mỗi khi vào thời khắc khó khăn đều như con thuyền hộ giá Tập Cận Bình. Có thể kể đến thời điểm trước và sau Hội nghị Bắc Đới Hà năm ngoái, Lật Chiến Thư đã cổ vũ khẩu hiệu “định vu nhất tôn” dành cho Tập Cận Bình (chỉ họ Tập là người duy nhất đạt tiêu chuẩn cao nhất để xứng đáng vị trí quyền lực tối cao).

Ông Trần Phá Không cũng phân tích sự kiện Tập Cận Bình đến Gia Dục Quan, là nơi khởi đầu của triều đại nhà Minh (1368 – 1644), là có ý so sánh với nhà Minh. Khi khởi đầu nhà Minh cũng rất oai hùng, nhưng đến cuối triều đại nhà Minh thời Hoàng đế Sùng Trinh thì lụi tàn. Không phải ông ta không thông minh, nhưng nhà Minh vẫn sụp đổ vào thời ông ta lên ngôi, do tình trạng thù trong giặc ngoài khi đó. Bên ngoài là quân nhà Thanh tấn công, bên trong là quân của Lý Tự Thành và Trương Hiến Trung, cuối cùng quân Lý Tự Thành bao vây Bắc Kinh còn các quan tướng cũng bỏ chạy bỏ mặc Sùng Trinh, cuối cùng Sùng Trinh phải treo cổ tự tử trên núi Cảnh Sơn. Như vậy việc Tập Cận Bình đi thăm Gia Dục Quan liệu có liên quan đến linh cảm triều đại Đỏ sụp đổ?

Một sự kiện bất thường khác là khi Tập Cận Bình đến thăm huyện Cao Đài đã có một người đàn ông trung niên hô lên “Tổng Bí thư vạn tuế”. Ông Trần Phá Không cho biết do giọng điệu và ngôn ngữ mà người đàn ông kia dùng là tiếng phổ thông chuẩn, nhiều suy đoán rằng cảnh rõ ràng do dàn xếp trước chứ không do chủ ý của người dân địa phương, không phải ngẫu nhiên mà là cảnh sắp xếp của phe cánh Tập Cận Bình (Bí thư tỉnh Cam Túc hiện là Lâm Đạt, một cán bộ cũ của chí cốt họ Tập là Vương Kỳ Sơn). Nhưng tiếng hô hét này cho ai nghe? Không phải cho dân chúng nghe mà cho người trong ĐCSTQ nghe, cho giới chóp bu ĐCSTQ nghe, cho các ủy viên Bộ Chính trị chống Tập Cận Bình nghe, cho giới nguyên lão chính trị chống Tập Cận Bình nghe, tiếng hô nhằm ám chỉ Tập Cận Bình không bao giờ cúi đầu, không chấp nhận thất bại tại Hội nghị Bắc Đới Hà.

Ông Trần Phá Không cho rằng, bài viết ám chỉ phế bỏ chế độ lãnh đạo trọn đời mà Nhân Dân Nhật báo đăng lại thể hiện cuộc đấu nội bộ ĐCSTQ, là dùng người chết gây áp lực cho người sống, hàm ý dùng  Đặng Tiểu Bình gây áp lực cho Tập Cận Bình là rất rõ.

Còn câu hỏi ai chỉ đạo sự kiện này? Ông Trần Phá Không cho biết sự kiện bài viết công bố trên cả hai trang WeChat của Nhật báo Nhân Dân là khá bất thường, khi công bố cũng không mở chức năng chia sẻ và chuyển tiếp, sau đó nhanh chóng bị xóa bỏ, như vậy gọi là “phát tín hiệu chớp nhoáng”.

Vậy ai là người đứng sau? Có quan điểm cho rằng một biên tập viên cấp thấp tự làm, nhưng công việc truyền thông của ĐCSTQ được quản lý rất chặt chẽ, có quản lý do Vương Hỗ Ninh bổ nhiệm, có thân tín của ông Tập là Hoàng Khôn Minh phụ trách Ban Tuyên truyền Trung ương trực tiếp phụ trách nên khả năng suy đoán trên đúng là không cao. Khả năng thuyết phục hơn là do một ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị phe phái chống Tập Cận Bình muốn cảnh báo Tập Cận Bình. Nhưng ở đây có vấn đề là toàn hệ thống tuyên truyền nằm trong thao túng của Vương Hỗ Ninh, hiện nay Vương là người tin tưởng của ông Tập, nắm toàn quyền lực. Do đó ông Trần Phá Không cho rằng khả năng lớn nhất là động thái của chính ông Vương Hỗ Ninh, là thao tác nhỏ mà Vương tự thực hiện.

Tại sao ông Vương Hỗ Ninh làm điều này? Ông Trần Phá Không cho rằng, con đường thăng quan của ông Vương Hỗ Ninh bắt đầu từ thời ông Giang Trạch Dân, đến nay đã làm quan to qua ba đời Tổng Bí thư và vẫn đứng vững, con người như vậy phải thuộc loại gió chiều nào theo chiều ấy, vì tại Hội nghị Bắc Đới Hà ông ta nhìn thấy chiều gió nên mới có hành động đầy ý đồ như vậy.

Có thể Vương thấy rằng Tập sẽ chỉ trụ được hai nhiệm kỳ, vì vậy ông ta tính toán rằng ba năm sau là vào năm 2022 thì ông ta chỉ 67 tuổi, theo quy tắc ngầm “68 tuổi nghỉ hưu” thì Vương có thể làm quan được qua thế hệ Tổng Bí thư thứ 4, nếu người lãnh đạo kế nhiệm Tập Cận Bình còn trẻ thì thậm chí Vương Hỗ Ninh còn có thể điều khiển được chủ nhân mới, tương tự như năm xưa Vương Mãng thao túng việc triều chính và cuối cùng cướp ngôi nhà Hán hay Tư Mã Ý thao túng nhà Ngụy tạo tiền đề cho người cháu Tư Mã Viêm  cướp ngôi nhà Ngụy. Động tác nhỏ của Vương Hỗ Ninh chính là bài toán cho tham vọng này. Một tín hiệu lóe qua, khiến mọi người cũng không thể hiểu rõ liệu có phải sai lầm của biên tập viên hay không.

Tất nhiên, phân tích trên vẫn chỉ là suy đoán, suy cho cùng thì cảnh thù trong giặc ngoài của ông Tập Cận Bình hiện nay cũng là của toàn chế độ ĐCSTQ, tin đồn ông Tập Cận Bình là “hoàng đế” cuối cùng của Triều đại Đỏ đã phổ biến từ lâu. Nhiều quan sát bên ngoài cho rằng, việc ông Vương Hỗ Ninh đang tính làm sao trở thành quan to qua 4 đời lãnh đạo, thậm chí muốn thành Vương Mãng thứ hai là có thực tế, nhưng cơ hội của Vương rất mong manh.

Tuyết Mai

Xem thêm: