Sự kiện Lục Tứ xảy ra tại Bắc Kinh năm 1989 đến nay đã tròn 30 năm, những phóng viên, sinh viên đích thân trải qua sự kiện này cho biết, dù thời gian có bao lâu, đến nay họ vẫn chưa hề quên, và sẽ kiên trì nói sự thật, để cho sự kiện này được truyền thừa đến khi Trung Quốc có dân chủ thực sự.

Lục Tứ
Tượng Nữ thần Tự do được dựng trên Quảng trường Thiên An Môn trong sự kiện Lục Tứ năm 1989 (Ảnh: RFA)

Ngày 12/5, buổi tọa đàm “Phong trào dân chủ năm 1989 và vai trò của Hồng Kông” đã được tổ chức tại Hồng Kông, phóng viên năm xưa từng tham gia đưa tin về “Phong trào sinh viên năm 1989” và những sinh viên đến Bắc Kinh ủng hộ phong trào sinh viên đã tới tham dự và thông qua buổi tọa đàm này để tiếp tục nói chân tướng về sự kiện “Lục Tứ”.

Tại buổi tọa đàm, nhà bình luận thời sự Lưu Nhuệ Thiệu nói, trong thời gian được cử đến Bắc Kinh, ông đã thu thập thông tin về toàn bộ quá trình diễn ra “Phong trào dân chủ năm 1989”, sau sự kiện “Lục Tứ”, ông đã bị chính quyền Bắc Kinh cáo buộc 5 tội danh, trong đó có các tội được công khai và không được công khai, bao gồm cả cáo buộc ông là bàn tay đen phía sau sinh viên.

Ông nói, thời điểm đó, khi đang đưa tin tại Bắc Kinh, ông nhận được thông tin chính quyền Trung Quốc điều động 200 nghìn quân nhân để tiến hành đàn áp sinh viên, nhưng trải qua gần 30 năm thu thập tài liệu, hiện tại thông tin mà ông có được là khi đó có 350 nghìn quân nhân.

Ông nói, chính quyền Trung Quốc điều động nhiều quân nhân như vậy, đằng sau liên quan đến “đấu đá cung đình”, nhưng súng đạn của quân đội cuối cùng lại bắn vào người dân, đây là “tội không thể tha thứ”.

Đến nay sự kiện “Lục Tứ” đã được 30 năm, ông Lưu Nhuệ Thiệu nói, ông muốn “giữ nhiệt” cho sự kiện “Lục Tứ”, muốn truyền đạt chân tướng về sự kiện này, ông kêu gọi người Hồng Kông truyền sự thật, đồng thời cũng chỉ ra hiện trạng hiện nay của Hồng Kông là “Sự va chạm của Trung Quốc phong kiến và Hồng Kông văn minh hiện đại”.

Cựu phóng viên của tờ Nhật báo Tinh Đảo Lưu Tuệ Mân nhớ lại, phong trào sinh viên khi đó to lớn và mạnh mẽ, sinh viên hy vọng truyền thông tại Hồng Kông có thể đưa tin về sự thật phong trào này; khi đó, thế giới thấy tại được Bắc Kinh có người tử thương được đưa đến bệnh viện, cũng là một phần nỗ lực của truyền thông Hồng Kông thời điểm đó.

Bà kể, ngày 3 – 4/6/1989, bà và một nhà nhiếp ảnh đang lấy tin tại Mộc Tê Địa, số người tử vong ở đó là nhiều nhất, nhưng người dân thành phố Bắc Kinh rất dũng cảm, họ ngăn chặn quân đội, đốt xe quân đội, đồng thời bảo vệ an toàn cho phóng viên Hồng Kông với hy vọng truyền thông Hồng Kông có thể đưa tin chân thực về sự kiện này.

Bà Lương Tuệ Mân nói thêm, trên toàn thế giới, truyền thông Hồng Kông đưa tin về “Lục Tứ” nhiều nhất; hàng năm, Hồng Kông còn có “thắp nến tưởng niệm”, truyền thông cũng đều có bài dài về sự kiện này. Là một phóng viên lâu năm, bà hy vọng truyền thông Hồng Kông hiện nay có thể gánh vác trách nhiệm truyền thừa, tiếp tục đưa tin về “Lục Tứ”, đến khi sự kiện sự kiện này được sửa lại oan sai.

Bà nói: “Trung Quốc không có dân chủ, thì Hồng Kông cũng không có tương lai.”

Ông Lâm Diệu Cường, một sinh viên Hồng Kông khi đó đến Bắc Kinh để ủng hộ phong trào sinh viên nói, mỗi khi nói ra chân tướng về sự kiện “Lục Tứ”, lại như một lần nữa trải qua đau thương, nhưng ông nguyện ý làm như vậy.

Ông nói, khi đó, nhìn thấy sinh viên tuyệt thực vô thời hạn, ông đã vô cùng cảm động, đến nay ông vẫn nói với con gái rằng, phong trào sinh viên năm 1989 là phong trào yêu nước tự phát trong hòa bình, đó là những sinh viên yêu nước và yêu nhân dân.

Lâm Diệu Cường nhấn mạnh: Phong trào sinh viên năm 1989 là hòa bình khiêm tốn, nhưng lại bị đàn áp tàn bạo. Tại Bắc Kinh, ông đã tận mắt chứng kiến sinh viên ở bên cạnh ông bị trúng đạn. Do đó, suốt 30 năm qua, chỉ cần có các các cuộc gặp gỡ chia sẻ về “Lục Tứ”, ông nhất định sẽ đến để nói về sự thật, và ông sẽ tiếp tục làm như vậy cho đến khi sự kiện “Lục Tứ” được sửa lại oan sai, truy cứu trách nhiệm thảm sát.

Kỷ niệm “Lục Tứ”, bảo vệ nền dân chủ của Đài Loan

Ông Tăng Kiến Nguyên – Giám đốc Thư viện dân chủ người Hoa tại Đài Loan cho biết, khi xảy ra sự kiện “Lục Tứ”, ông là một sinh viên, sự kiện này đã mang đến sự cổ vũ rất lớn cho các trường học tại Đài Loan; tháng 3/1990, Đài Bắc xảy ra phong trào sinh viên, nhưng chính phủ Đài Loan khi đó đã lựa chọn cách làm hoàn toàn khác với Trung Quốc Đại lục, cũng tạo ra khoảng cách dân chủ hóa giữa hai bờ eo; do đó, năm nay kỷ niệm sự kiện “Lục Tứ”, cũng là sự kiện quan trọng của nền dân chủ Đài Loan.

Bà Vưu Mỹ Nữ (Yu Mei-nu), thành viên Hội đồng lập pháp thuộc đảng Dân tiến Đài Loan cho biết, sự kiện “Lục Tứ” ảnh hưởng rất lớn đến đến Đài Loan, so với thủ đoạn đàn áp đẫm máu của chính quyền Trung Quốc, con đường Đài Loan đi là con đường dân chủ hóa, “đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp các luật sư nhân quyền, giam giữ người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, bức hại tôn giáo, v.v, Trung Quốc dựa vào kinh tế để trỗi dậy, nhưng lại không có tự do, pháp trị và nhân quyền.”

Bà Vưu cũng chỉ ra, trong tình huống nền kinh tế phát triển mà không có nhân quyền, thì nó có thể bị tàn lụi, và bị tước đoạt bất cứ lúc nào.

Trí Đạt

Xem thêm: