Hôm 9/6, Ủy Ban Tự do tôn giáo Quốc tế Mỹ (USCIRF) đã tổ chức hội nghị bàn tròn trực tuyến kín, tại hội nghị, người tập Pháp Luân Công bày tỏ sự lo lắng về an toàn và quyền lợi cơ bản của cá nhân sau khi Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông được thực thi. 

Cảng Victoria Hồng Kông (Ảnh: choikh/Shutterstock)
Cảng Victoria Hồng Kông (Ảnh: choikh/Shutterstock)

Pháp Luân Công còn gọi Pháp Luân Đại Pháp, là công pháp tu luyện chiểu theo nguyên tắc “Chân, Thiện, Nhẫn”, từ sau tháng 7/1999 đã bị cấm và đàn áp nghiêm trọng tại Trung Quốc Đại Lục. Trung tâm Thông tin Pháp Luân Công cho biết, có hàng nghìn người tập Pháp Luân Công bị giam giữ trong các nhà tù, trung tâm tẩy não và trại lao động cưỡng bức.

Tuy nhiên, tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, bao gồm cả Hồng Kông, đều có thể tự do tập luyện Pháp Luân Công.

Mặc dù năm 1997, Hồng Kông trao trả lại cho Trung Quốc, nhưng Hồng Kông vẫn có tự do mà Đại Lục không có, trong đó bao gồm cả tự do tín ngưỡng tôn giáo.

Tuy nhiên, cơ quan lập pháp hữu danh vô thực của ĐCSTQ gần đây đã thông qua Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông, luật này nhắm vào các hoạt động liên quan được gọi là “lật đổ quốc gia”, “chia rẽ”, “can dự nước ngoài”. Tổ chức nhân quyền lo lắng, luật này sẽ cho phép Bắc Kinh đàn áp những nhà bất đồng chính kiến.

Giống như nhiều nhân sĩ bất đồng chính kiến, nhân sĩ hoạt động nhân quyền và nhóm thiểu số tôn giáo khác, người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc từng bị xử tù với tội danh “lật đổ chính quyền quốc gia”. 

Tại hội nghị bàn tròn tổ chức hôm 9/6, người phát ngôn của Pháp Luân Công tại Hồng Kông Ingrid Wu cho biết, bà lo lắng một khi Luật An ninh Quốc gia có hiệu lực, Bắc Kinh sẽ vươn bàn tay bức hại Pháp Luân Công đến Hồng Kông.

Hội nghị bàn tròn được tổ chức trước khi Bộ Ngoại giao Mỹ công bố Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế thường niên.

“Chúng tôi lo lắng người tập Pháp Luân Công (tại Hồng Kông) sẽ bị đối đãi giống như những người tập ở Đại Lục”, bà nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. “Tại Hồng Kông có thể sẽ không được tiếp tục tự do tín ngưỡng Pháp Luân Công, và có thể bị bắt bất cứ lúc nào.” Bà cho biết, đàn áp cũng có thể mở rộng đến các đoàn thể tín ngưỡng tôn giáo khác tại Hồng Kông.

Bà Ingrid Wu còn nói, từ khi ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công đến nay, Bắc Kinh “vẫn luôn can nhiễu trực tiếp hoặc gián tiếp” đối với các hoạt động của người tập Pháp Luân Công tại Hồng Kông.

Ví dụ như, xin phép tổ chức các hoạt động ở các địa điểm của chính phủ liên tiếp bị từ chối. Từ năm 2003 đến nay, khi người tập Pháp Luân Công tổ chức các hoạt động công khai phản đối ĐCSTQ bức hại, họ đã bị các tổ chức thân Bắc Kinh liên tiếp sách nhiễu, gây rối.

Lần gần nhất là vào tháng Chín năm ngoái, người tập Pháp Luân Công Liu Qiulan tại địa phương bị người có mối liên hệ với ĐCSTQ đánh đập, bà Liu Qiulan khi đó đang rời khỏi sở cảnh sát địa phương – nơi bà đến để có cuộc họp với cảnh sát về việc tổ chức hoạt động diễu hành của người tập Pháp Luân Công sắp diễn ra.

Bà Ingrid Wu nói tại hội nghị bàn tròn rằng, người tập Pháp Luân Công địa phương lo lắng, sau khi Luật An ninh Quốc gia được thực thi, các cuộc mít tinh hòa bình và quyền lợi kháng nghị của họ sẽ bị tước đoạt, bởi vì “tiết lộ tội các của ĐCSTQ cũng có thể bị ĐCSTQ coi là hoạt động ‘lật đổ chính quyền quốc gia’”, bà nói với Epoch Times tiếng Anh.

Bà cho biết, bà lo lắng người tập Pháp Luân Công tại Hồng Kông có thể đối mặt với cực hình hoặc bị mổ lấy nội tạng giống như người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục.

Từ năm 2000 đến nay, ĐCSTQ vẫn luôn mổ cướp tạng của tù nhân lương tâm, bao gồm cả người tập Pháp Luân Công để cung cấp nội tạng cho ngành cấy ghép tạng.

Tòa án Nhân dân Độc lập tại London (Anh Quốc), hồi tháng Ba đã công bố báo cáo, trong báo có đưa ra kết luận: Cách làm [cưỡng bức thu hoạch tạng] được quốc gia [ĐCSTQ] phê chuẩn vẫn đang tiếp tục diễn ra, mặc dù họ [ĐCSTQ] nói rằng sẽ ngừng lấy nội tạng của tử tù, và từ năm 2005 đã hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống tự nguyện hiến tạng mới.

Bà Ingrid We thúc giục Đại sứ Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ Sam Brownback đăng tuyên bố “nhằm giải quyết vấn đề đe dọa về tự do tôn giáo tại Hồng Kông”, đồng thời kêu gọi chính phủ Mỹ giúp đỡ một cách sâu rộng hơn, đảm bảo người Hồng Kông được hưởng quyền lợi tín ngưỡng tôn giáo và tự do mít tinh.

Về Luật An ninh Quốc gia mà Bắc Kinh đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối tháng Năm đã cho biết, Mỹ sẽ áp dụng biện pháp chế tài đối với những quan chức Hồng Kông và quan chức ĐCSTQ làm xói mòn sự tự trị của Hồng Kông, đồng thời căn cứ vào luật pháp của Mỹ để rút lại địa vị thương mại đặc biệt của thành phố này.

Chính quyền Bắc Kinh chưa đưa ra hồi đáp về tuyên bố này của ông Trump, nhưng lại biểu thị có ý thực thi luật này tại Hồng Kông.

Bà Ingrid Wu nói, mặc dù đối mặt với uy hiếp ngay trước mắt, người tập Pháp Luân Công tại Hồng Kông vẫn tiếp tục nâng cao nhận thức của mọi người về cuộc bức hại của ĐCSTQ và “mối đe dọa ý thức hệ của ĐCSTQ đối với nhân loại”. 

“Chúng tôi sẽ tiếp tục nói cho càng nhiều người hơn nữa biết về tội ác đáng sợ này của ĐCSTQ, Pháp Luân Công là gì và chính quyền ĐCSTQ vì sao lại bức hại Pháp Luân Công”. 

Bà nhấn mạnh: “Chúng tôi chỉ có kiên trì, thì bạo chính của ĐCSTQ mới bị vạch trần và bị tất cả mọi người từ chối”.

Cao Tĩnh (Theo Epoch Times)

Xem thêm: