Người dân Hồng Kông bắt đầu đấu tranh từ tháng Sáu năm ngoái đến nay, tuy nhiên do dịch virus Trung Cộng (virus corona mới) bùng phát cuối năm ngoái, cộng thêm “Lệnh hạn chế tụ tập” đã khiến cho hoạt động đấu tranh bị tạm dừng từ tháng Một đến nay. Cuộc “Đại diễu hành Cửu Long dịp Ngày của Mẹ” dự kiến tổ chức vào chiều ngày 10/5, nhưng đã bị cảnh sát dùng “Lệnh hạn chế tụ tập” để phản đối. Tuy nhiên, quyết tâm đấu tranh của người Hồng Kông không bị nguội lạnh, họ vẫn tiếp tục bước ra dùng phương thức “Toàn Hồng Kông cùng bạn hát” để đấu tranh. Phóng viên 13 tuổi tại Tiêm Sa Chủy bị bắt sau đó đã được thả, khu vực Vượng Giác có nghị viên và hơn 100 người bị bắt giữ. 

 

Embed from Getty Images

Ngày 10/5, người dân Hồng Kông tổ chức hoạt động đấu tranh tại nhiều khu trung tâm thương mại. (Ảnh: Getty Images).

Diễn đàn Lihkg.com tại Hồng Kông hôm 9/5 đã đăng bài kêu gọi người dân đến nhiều trung tâm thương mại ở toàn Hồng Kông phát động “Toàn Hồng Kông cùng bạn hát – Khúc nhạc dạo đấu tranh”: Mặc dù cuộc diễu hành dự định đã bị hủy bỏ, nhưng việc này đều có thể cho mọi người một cơ hội bước ra đấu tranh, làm tốt chuẩn bị; Khu vực hoạt động có khắp ở Hồng Kông, mọi người tìm khu vực gần nơi ở của mình là tốt nhất.

Bài đăng nói: “Bối cảnh không cần nói nhiều nữa, đều đã hiểu ngày hôm qua (8/5) mọi người đều rất phẫn nộ, rất cần phát tiết ra cảm giác bất lực, nhưng Chính phủ Hồng Kông của Đảng Cộng sản Trung Quốc lại mượn cớ dịch viêm phổi Vũ Hán, lấy 599G (Lệnh hạn chế tụ tập) để đàn áp hoạt động biểu tình, khiến chúng ta không có cách nào diễu hành để biểu thị phẫn nộ.”

Ngày 8/5, hội nghị đặc biệt của Ủy ban nội vụ Hội đồng Lập pháp Hồng Kông đã xảy ra hỗn loạn, nghị viên Đảng Sức mạnh nhân dân Trần Chí Toàn bị nghị viên đảng Liên đoàn Công đoàn Hồng Kông từ đằng sau lôi cổ áo ra xa và xô xuống đất. Ngoài ra, nghị viên Đảng Dân chủ Doãn Triệu Kiên cho biết bị nghị viên phe kiến kế Hoàng Định Quang và nghị viên thân cộng Hà Quân Nghiêu tấn công. Cả hai người đều được đưa vào viện điều trị.

Vì ứng phó với dịch bệnh, hai quy định giữ khoảng cách xã hội, lần lượt là chương 599F Pháp lệnh Hồng Kông về quản lý ngành kinh doanh ăn uống và các cơ sở tập trung đông người khác, cùng chương 599G của Pháp lệnh Hồng Kông về cấm tụ tập đông người, sẽ được kéo dài thời hạn thực thi thêm 14 ngày (đến ngày 21/5).

Bài viết trên diễn đàn Lihkg.com kiến nghị người dân đi đến đường phố ở Tiêm Sa Chủy (Tsim Sha Tsui) trong ngày ‘Ngày của Mẹ’, đã khiến cảnh sát có phản ứng. Khoảng 2 giờ chiều, lượng lớn cảnh sát chống bạo động đi tuần các nơi ở Tiêm Sa Chủy và chặn người để kiểm tra, nhiều người dân đã bị lục soát.

Tại bến cảng Thiên Tinh, cảnh sát căng dây phong tỏa, liên tiếp cảnh báo những người ở bên trong nhanh chóng rời khỏi, nếu không sẽ căn cứ vào quy định cấm tụ tập đông người 599G để xử lý, và dùng vũ lực để giải tán.

Phóng viên 13 tuổi bị bắt sau đó được thả

Khoảng 5 giờ chiều, có cảnh sát chống bạo động xông vào Harbour City xua đuổi người dân tụ tập, một phóng viên 13 tuổi của Student Depth Media từng bị cảnh sát dọa nạt và lục soát người. Phóng viên nhỏ này họ Lục, khi cậu ở bên trong Harbour City cầm điện thoại thông minh và giá đỡ để ghi hình, đã bị nhiều cảnh sát chống bạo động bao vây và hỏi tuổi tác của cậu. Khi học sinh họ Lục nói 13 tuổi, cảnh sát nghi ngờ cậu là lao động trẻ em phi pháp, còn dùng thế thay chế nhạo chiều cao của cậu.

Khoảng 6 giờ chiều, cảnh sát bắt giữ học sinh họ Lục cùng một nữ phóng viên khác và ngăn cản nhân viên công tác xã hội đi cùng 2 người này đến đồn cảnh sát.

Sau khoảng 1 giờ, học sinh họ Lục đã được thả. Cậu nói với truyền thông rằng liên tiếp bị cảnh sát tra hỏi có phải là lao động trẻ em bất hợp pháp không, cảnh sát nói thẻ phóng viên của cậu không phải là do Hiệp hội phóng viên cấp.

Học sinh họ Lục nói với cảnh sát, cậu không hề nhận tiền công khi làm việc, cậu là phóng viên học sinh tự nguyện. Cậu nghi ngờ cảnh sát kỳ thị và lạm quyền, nói Hồng Kông không có chế độ đăng ký phóng viên, “Tôi làm việc mà phóng viên làm thì chính là phóng viên”. 

Học sinh họ Lục chia sẻ với phóng viên, lần này là lần thứ hai cậu ra tuyến đầu săn tin và cho rằng công tác thu thập tin tức rất quan trọng. Cậu nói, mặc dù bản thân mình chỉ là học sinh cấp hai, nhưng cũng muốn báo cáo sự thật cho người dân. Cậu nhấn mạnh, trước những nghi vấn của cảnh sát, cậu không hề sợ hãi.

Học sinh họ Lục rớm nước mắt nói, sẽ cân nhắc liệu có tiếp tục đi đưa tin nữa hay không. Cảnh sát nói với cậu, nếu còn gặp cậu tại hiện trường sẽ gửi đơn triệu tập đến mẹ cậu. Cậu nói, mẹ không phải đối cậu ra ngoài thu thập tin tức, bà cho rằng việc này có thể giúp cậu trưởng thành.

Vì yêu Hồng Kông, vì nhân tính, lương tri mà đứng ra

Một phụ nữ trung niên tên Shelly căng biểu ngữ trên đường Quảng Đông “Cắt đứt kiến chế bạo lực, loại bỏ kiến chế đánh người bị thương”. Bà lên án Chính phủ Hồng Kông dùng “Lệnh hạn chế tụ tập” để đàn áp tự do tụ tập diễu hành của người dân, cảnh sát có thể tập trung đông trên phố, người dân thì không được, “giả phòng dịch, đàn áp mới là thật”.

Shelly nói, bản thân bà không thể chấp nhận bạo lực và vô sỉ của phe kiến chế, bà “đứng ra là vì yêu Hồng Kông”, “Tôi nghĩ thêm một người dân đứng ra, sinh viên học sinh sẽ an toàn hơn một chút”. Bà lại nói với phóng viên: “Tôi nhìn thấy học sinh đứng ra, cảm thấy rất đau lòng. Nhìn thấy phóng viên đứng ra, tôi rất yêu mến phóng viên các bạn, rất vui, cảm ơn các bạn.”

Một người khác tên Jenny nói, ĐCSTQ không giảng nhân tính, mà nhiều người Hồng Kông là vì nhân tính mà đứng ra. “Rất nhiều người dân, mặc dù không học hành nhiều, nhưng họ coi trọng lương tâm, thậm chí có người còn không biết chữ, cũng còn có tính người.”

Bà nhìn thấy trong ngày ‘Ngày của Mẹ’ này, có rất nhiều người mẹ cũng ra ngoài đường, “họ quan tâm đến thế hệ thanh niên, dùng thân phận của người mẹ để bảo vệ một thế hệ.” Bà nói, có những bà mẹ trước đây ủng hộ cảnh sát, ủng hộ Chính phủ, nhưng được sự ảnh hưởng từ con cái, hoặc dần dần nhìn thấy chính những bí mật mà Chính phủ che giấu, hiện nay cũng bước ra đứng cùng thanh niên.

Jenny nói, bản thân bà sẽ không sợ hãi bạo chính, bởi vì bà là người có tín ngưỡng: “Từ nhỏ đến lớn tín ngưỡng Giesu, chúng ta có tín ngưỡng, chết đi sẽ trở về thiên đường, có vấn đề gì đâu? Tôi nhất định phải nói lời thật để thế giới này biết.”

Làm dân chúng căm hận thì nhất định sẽ diệt vong”

Ông Lương Chí Hồng, một người lớn tuổi nhiệt tâm với phong trào xã hội, cũng đến đường Quảng Đông. Ông cho biết, ông đã đến tòa án cấp cao để  nộp đơn đề xuất rà soát lại tư pháp đối với lệnh hạn chế tụ tập. Ông nói, “Lệnh hạn chế tụ tập của Chính phủ bù nhìn Lâm Trịnh Nguyệt Nga là một thủ đoạn đàn áp chính trị. Pháp lệnh này cơ bản là vi phạm Luật Cơ bản, vi pháp vi hiến. Lệnh hạn chế tụ tập mâu thuẫn với điều 27 và 28 trong chương 3 của Luật Cơ bản.”

Ông Lương Chí Hồng còn nói, qua dịch bệnh viêm phổi Trung Cộng, “Sự tà ác của ĐCSTQ đã đắc tội toàn thế giới”. “Sức mạnh tiến bộ văn minh lấy Mỹ làm đại diện sẽ cùng tử chiến với nó”. Ông tin rằng trời diệt Trung Cộng sắp đến, “Trí tuệ truyền thống nói cho chúng ra rằng, không nên làm dân chúng tức giận, khi làm dân chúng căm hận thì nhất định sẽ diệt vong”. 

Người đến từ Bắc Kinh: Người Hồng Kông không dễ bắt nạt

Ông Trần (hóa danh) đến từ Bắc Kinh tức giận mắng ĐCSTQ là lưu manh, lại còn đem thủ đoạn lưu manh đến Hồng Kông. Ông nói: “Hiện giờ cảnh sát Hồng Kông đều đã Đại Lục hóa rồi, học thứ lưu manh của Đại Lục, hiện giờ gọi họ là hắc cảnh.”

Nhận định về phong trào đấu tranh của người Hồng Kông, ông Trần nói: “Người Hồng Kông không phải dễ bắt nạt. Bạn xem thế hệ già Hồng Kông làm thế nào đến Hồng Kông? Đều là tránh ĐCSTQ nên mới đến. Đại bộ phận những người trẻ sinh sau năm 1997 đều đứng lên chống lại, cha ông của họ đã nói cho họ rằng ĐCSTQ rốt cuộc là thứ gì.”

Cư dân gần nơi tổ chức hoạt động kháng nghị: Người dân rất hòa bình, cảnh sát đều trang bị vũ trang, quan bức dân phản

Gary, một cư dân Hồng Kông đang đi giày thể thao, mặc quần thể thao, nói bản thân anh đang trú tại Tiêm Sa Chủy, xem truyền hình nên biết được tình hình nên mới xuống dưới lầu để xem. Anh nói: “Tôi nhìn thấy người dân rất hòa bình, nhưng bao nhiêu người mặc quần áo màu xanh thế này (cảnh sát chống bạo động), trang bị đầy đủ vũ trang, mang theo khiên, tôi cảm thấy rất kỳ lạ.”

Một bà lão mặc áo phông có dòng chữ “Quang phục Hồng Kông, Cách mạng thời đại”, đưa ra bức ảnh bà chụp trong phong trào Ô dù cho phóng viên xem. Gary nói thêm, anh cũng từng trấn giữ mấy đêm ở Vịnh Đồng La (Causeway Bay), “Tôi tận mắt chứng kiến họ hòa bình đến thế, lý tính đến thế, khiến người ta bội phục đến thế. Họ vì Hồng Kông, vì xã hội mà hy sinh tiền đồ của bản thân, vì Hồng Kông mà đòi một số công bằng chính nghĩa chưa hẳn có thể đòi được.” Phong trào Ô dù đã trôi qua 5 năm, các phong trào xã hội tại Hồng Kông từng có thời điểm im ắng. Gary nói, bởi vì Chính phủ là “quan bức dân phản”, hiện tại người dân buộc phải tiếp tục xuống đường.

Khu vực Vượng Giác có nghị viên và hơn 100 người bị bắt

Vượng Giác (Mongkok) cũng là một tiêu điểm trong hoạt động đấu tranh ngày 10/5. Khoảng 4 giờ chiều cùng ngày, tại trung tâm mua sắm MOKO có cảnh sát thường phục, cảnh sát chống bạo động lập thành phòng tuyến chặn người dân, các cửa hàng bên trong đều lần lượt đóng cửa.

Có cảnh sát dùng súng hồ tiêu chỉ về hướng người dân ở trên tầng, có cảnh sát chống bạo động lên thang cuốn đi lên trên tầng. Sau đó, bên trong một cửa hàng ăn uống có người bị tra hỏi. Ít nhất có 3 người đàn ông bị cảnh sát bao vây, có người trên mặt nghi có vết thương. Trong đó có một người đàn ông nghi bị cảnh sát bắt giữ.

Embed from Getty Images

Ngày 10/5, một người ở Vượng Giác bị cảnh sát thường phục dùng bạo lực bắt giữ (Ảnh Getty Images).

Khoảng 5 giờ chiều, ở MOKO Food Court có 8 người nữ và 1 người nam (nhỏ tuổi) bị đưa đi. Có người dân hỏi người bị bắt tên là gì, thì một cảnh sát xông đến người dân đang quay video này xịt nước hồ tiêu cay vào ống kính.

Khoảng 5 giờ chiều, cảnh sát lấy lý do hiện trường không an toàn để xua đuổi phóng viên, ngăn cản quay video và chụp ảnh.

Đến tối, cảnh sát tiếp tục xua đuổi người biểu tình, cảnh sát chống bạo động từng xịt nước hồ tiêu, có người bị bắt. Nghị viên Hội đồng lập pháp Hồng Kông Hứa Trí Phong và Quảng Tấn Vũ lần lượt đến hiện trường nắm bắt tình hình. Quảng Tuấn Vũ bị khống chế đè xuống đất, sau đó bị cảnh sát đưa đi.

96518728 283007613098291 1592679177364963328 n
Nghị viên Quảng Tuấn Vũ bị cảnh sát dùng bạo lực khống chế, trên mặt có vết thương, sau đó anh đã bị bắt đi. (Ảnh: PSHK)

Thông tin cho biết, buổi tối cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 100 người.

Liên Thư Hoa (Theo Epoch Times)

Xem thêm: