Chuyên đề: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc? (Kỳ I)

Có một hố sâu ngăn cách giữa người Hồng Kông và người Trung Quốc Đại Lục bắt nguồn từ thực tế rằng người Hồng Kông coi họ là con cháu Trung Hoa nhưng không thừa nhận mình là người Trung Quốc. Trong khi cả hai cùng chung huyết thống và mối quan hệ văn hóa 5.000 năm, nhưng 70 năm dưới sự cai trị độc tài chuyên chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Đại lục với các cuộc vận động như Cách mạng Văn hóa, Đại nhảy vọt…, còn Hông Kông dưới nền pháp trị minh bạch của Anh và quốc tế đã cho thấy sự phân kỳ rõ rệt.

Hơn 100 ngày qua Hồng Kông chìm trong sự hỗn loạn, ngột ngạt bởi khói cay, lửa cháy, nước vòi rồng, thậm chí súng đã nổ và có người đã gục, nhưng Sự bế tắc giữa một bên là những người biểu tình Hồng Kông ủng hộ dân chủ và một bên là những người Trung Quốc Đại Lục đã tạo ra một hố sâu ngăn cách khó phân giải. Vậy điều gì đã tạo ra sự khác biệt ấy giữa những con người cùng chung một dòng giống? Để có được câu trả lời chính xác, hãy cùng Trí Thức VN nhìn lại một cách xuyên suốt từ một thời kỳ bi thương trong lịch sử Trung Quốc đương đại cho đến hiện tại để hiểu được vì sao người Hồng Kông không nhận mình là người Trung Quốc Đại Lục.

Chuyên đề: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc?

Kỳ I: Tà biến nhân tâm người Trung Quốc
Kỳ II: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc Đại Lục
Kỳ III: Hai thế kỷ khác biệt
Kỳ IV: Dũng khí và niềm tin
Kỳ V: Đối diện khủng bố, người Hồng Kông ngẩng cao đầu
Kỳ VI: Im lặng trước cái Ác, đồng nghĩa với thế giới đã chết

Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, Người Hồng Kông

Dòng sông Tiêu hiền hòa tuôn chảy từ những ngọn núi ở miền nam Trung Quốc rồi đổ vào một vùng đồng bằng nhỏ hẹp, nơi có những cánh đồng và làng mạc của người thiểu số Dao. Từ đây, dòng Tiêu uốn khúc rẽ nhánh thành 63 con lạch và dòng suối chảy vào lưu vực. Hơn 50 năm trước, dòng sông này đã phải vận chuyển một loại “hàng hóa” ghê rợn: Xác người nổi lềnh phềnh. 

Vụ thảm sát kinh hoàng trong Đại Cách mạng Văn hóa

Năm 1967, một cuộc tấn công cuồng loạn và man rợ kéo dài suốt 2 tháng đã càn quét qua một tỉnh nông thôn ở Trung Quốc và khiến hơn 9.000 người bị tàn sát một cách dã man. Tâm chấn của vụ giết người là huyện Đạo, thuộc tỉnh Hồ Nam, nơi mà dòng sông Tiêu chia đôi nhánh xuôi dòng về phía Bắc.

Những nhân chứng đứng trên bờ sông Tiêu cứ mỗi giờ lại đếm được khoảng hơn 100 xác chết trôi qua, còn trẻ em thì thi nhau nhảy qua các con lạch để “cạnh tranh” xem ai nhìn thấy nhiều bộ phận thi thể nhất. Nhiều thi thể bị trói lại với nhau bằng sợi dây thép “xâu” qua xương đòn, thân thịt sưng phồng, còn mắt và môi bị cá rỉa sạch. Rồi chặng cuối của “tiến trình” xác chết dồn ứ lại tại đập Song Bài, gây tắc nghẽn các máy phát thủy điện. Phải mất nửa năm sau, người ta mới có thể dọn sạch các bộ phận thi thể người mắc vào các tua-bin, và thêm hai năm nữa trước khi người dân địa phương dám ăn lại cá tại quãng sông này.

Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, Người Hồng Kông
(Hơn 50 năm trước, những dòng hải lưu này đã phải vận chuyển một loại “hàng hóa” ghê rợn: Xác người nổi lềnh phềnh – Dòng sông Tiêu. Ảnh: Wikimedia)

Tháng 8/1967, nỗi sợ hãi về một bóng đen tàn bạo bắt đầu bao trùm toàn tỉnh Hồ Nam. Người dân huyện Đạo cùng vài huyện lân cận tại thung lũng Hoành Quán Đạo Châu đã nghe nói về cuộc Cách mạng Văn hóa ám mùi chết chóc, nhưng hầu hết các cuộc bắt bớ, giết người khi ấy mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn, mà kẻ thi hành án là những Hồng vệ binh đang điên cuồng thực hiện theo mệnh lệnh của Mao Trạch Đông.

Rồi Cách mạng Văn hóa ùa đến vùng nông thôn thuần phác như một làn gió chết chóc. Nhưng những gì xảy ra ở huyện Đạo lại là một “cấp độ” giết người kiểu khác. Dân làng chống lại dân làng, nông dân chống lại nông dân cùng với sự đố kỵ, nghi ngờ, đấu tố lẫn nhau trong một “phong trào” giết người điên cuồng không ngừng nghỉ. Nhiều người bị ném vào hố đá vôi đang sôi sục, một số thậm chí không bị giết nhưng bị “quăng” vào các ngôi mộ tập thể đầy ắp xác người và chết ngạt ở đó. Chưa đủ tàn bạo, những kẻ giết người còn “sáng tạo” kiểu thi hành án mới: Họ trói các nạn nhân lại với nhau cùng với thuốc nổ rồi kích hoạt ngòi nổ. Họ reo hò khi chứng kiến các bộ phận cơ thể người bắn lên không trung và rơi lả tả xuống đất. Nhưng hầu hết các nạn nhân thường bị xử tử bằng nông cụ như thuổng, cuốc, gậy, cào cào rồi bị ném xác xuống dòng sông Tiêu.

Cách mạng Văn hóa – phong trào giết người?

Năm 1966, Mao Trạch Đông khởi xướng cuộc cách mạng nhằm mục đích thanh trừng các thành phần phá hoại và phản động, “tìm ra các đại diện của giai cấp xấu đang ẩn nấp trong nội bộ Đảng, Chính phủ, quân đội và các lãnh địa văn hóa khác”, rồi phơi bày chúng dưới “kính viễn vọng và kính hiển vi của Tư tưởng Mao Trạch Đông”.

Tháng 5/1966, Mao Trạch Đông ra lệnh cho cấp dưới là Tạ Phú Trì, Bộ trưởng Bộ Công an phải bằng mọi cách “bảo vệ thủ đô”, nghĩa là tất cả các cư dân xuất thân từ những “giai cấp xấu” sẽ bị trục xuất ra khỏi thành phố. Theo sau việc di dời các cư dân Bắc Kinh xuất thân từ các “giai cấp xấu”, các vùng nông thôn cũng bắt đầu phủ bóng ma u ám khi Tạ Phú Trì ra lệnh cho cảnh sát hỗ trợ Hồng Vệ binh lục soát nhà cửa của “năm giai cấp đen” là địa chủ, phú nông, phản động, phần tử xấu, và cánh hữu bằng cách tham mưu, cung cấp thông tin và giúp đỡ đột kích.

Theo tuyên truyền của chủ nghĩa Mao, những người bị giết là các phần tử đen của cách mạng gồm: Tôn giáo, Địa chủ, Tư sản và Truyền thống. Dưới học thuyết của Mao, đây là nhóm người xấu xa ghê tởm, thậm chí ngay cả một người bán hàng nhỏ lẻ cũng có thể bị xếp vào nhóm tư sản.

Mao Trạch Đông đã phát minh ra một “lý thuyết” mà sau trở thành lý luận giai cấp áp dụng vào việc đánh người: “Người tốt đánh người xấu là đích đáng. Người xấu đánh người xấu là vinh dự. Người tốt đánh người tốt là hiểu nhầm.” Mùa hè năm 1966, làn sóng bạo lực tràn tới các vùng nông thôn Trung Quốc, mức độ tàn bạo, điên cuồng của nó làm rung chuyển các ngọn núi và đóng băng các dòng sông. Nó lan tới tận cả huyện thị xa xôi hẻo lánh ở phía nam Trung Quốc và toàn bộ người dân huyện Đạo và khu vực lân cận của tỉnh Hồ Nam thấp thỏm lo âu trong tình trạng khủng bố.

Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, Người Hồng Kông
(Tranh cổ động thời Cách mạng Văn hoá: Ca ngợi việc hồng vệ binh đánh đập nhân dân, huỷ hoại tài sản, cướp bóc gia cư, với khẩu hiệu: “Đập tan thế giới cũ, xây một thế giới mới”. Những giá trị đạo đức, chính tín truyền thống bị đập bỏ, và được thay bằng văn hoá đảng, văn hoá lấy đảng làm trung tâm.)

Khắp nơi tại các huyện thị đều giăng những khẩu hiệu “Chém sạch giết sạch ‘bốn loại xấu xa’, vĩnh viễn giữ cho giang sơn hưng thịnh đời đời”, khắp nơi đều là những thông báo giết người của “Tòa án tối cao bần nông và trung nông”. Trong 66 ngày, từ ngày 13/8 đến ngày 7/10/1967, dân quân ở huyện Đạo tỉnh Hồ Nam đã tàn sát những người thuộc “năm giai cấp đen”, hơn 4.519 người trong 2.778 gia đình thuộc 468 đội của 36 công xã nhân dân ở 10 khu vực đã bị giết chết. Trong toàn bộ địa khu bao gồm 10 huyện, tổng cộng 9.093 người đã bị giết chết, trong đó 38% là thuộc “năm giai cấp đen” và 44% là con cái của họ. Người già nhất bị giết là 78 tuổi và người trẻ nhất mới chỉ được 10 ngày tuổi.

Vụ thảm sát giết người hàng loạt tại huyện Đạo, tỉnh Hồ Nam “được” thực hiện bởi các đảng viên cộng sản, giới chức quân đội, các quan chức đứng đầu huyện Đạo cùng với sự hỗ trợ đắc lực của dân quân địa phương và đám đông. Khoảng 90% nạn nhân và các thành viên gia đình của họ đều bị gắn mác là kẻ thù của Cách mạng Cộng sản, tức là thuộc về cái gọi là “năm giai cấp đen”. Vụ thảm sát tại huyện Đạo đã mở đầu việc kích động hàng loạt các vụ giết người, thảm sát quy mô lớn sau đó tại các vùng nông thôn lân cận.

Nếu như ĐCSTQ trong Cải cách Ruộng đất sử dụng nông dân lật đổ địa chủ để cướp đất; trong Cải cách Công thương sử dụng giai cấp công nhân lật đổ những nhà tư sản để cướp tài sản, và trong cuộc vận động chống cánh hữu đã tiêu diệt tất cả những nhà trí thức có quan điểm đối lập, thì mục đích của tất cả các cuộc tàn sát trong Cách mạng Văn hóa là gì? Câu trả lời chính là, ĐCSTQ đã sử dụng nhóm người này để tiêu diệt nhóm người kia, và không một giai cấp nào được tin dùng.

Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, Người Hồng Kông
Cuộc “Cải cách ruộng đất” ở Trung Quốc đã để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Tuy nhiên người ta không sao lý giải được vì sao lại diễn ra một cuộc thảm sát người điên loạn và dã man đến như vậy, khi huyện Đạo là vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh, lạc hậu và nghèo nàn. Sự hiện diện của nhóm người thiểu số Dao không phải là mối đe dọa đối với Mao, và điều này đôi khi cũng được đề cập đến như một cách giải thích về sự phân biệt chủng tộc của Mao Trạch Đông và ĐCSTQ.

Nhiều thập kỷ sau, vụ đại thảm sát tại huyện Đạo bị ĐCSTQ bưng bít và ngay cả người dân Trung Quốc cũng ít người biết đến. Khi đề cập đến chủ đề này, giới lãnh đạo chóp bu của ĐCSTQ thường có xu hướng giải thích đơn giản là “do những hành động cá nhân vượt khỏi tầm kiểm soát trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa”.

Năm mươi năm sau cơn điên loạn Cách mạng Văn hóa dưới học thuyết của ĐCSTQ mà đứng đầu là Mao Trạch Đông, có một người đã dũng cảm tiết lộ toàn bộ vụ giết người kinh hoàng này, bất chấp mối đe dọa từ những kẻ cầm quyền tà ác…

Bất chấp bị đe dọa, vẫn có người dám nói sự thật

Năm 2010, một cuốn sách ra mắt tại Hồng Kông đã kể lại toàn bộ sự thật kinh hoàng về vụ đại thảm sát tại Huyện Đạo, thuộc tỉnh Hồ Nam gây chấn động thế giới và khiến giới chóp bu của ĐCSTQ e ngại. Nếu không có sự dũng cảm của Đàm Hách Thành (Tan Hecheng) – một nhà báo có thâm niên làm việc trong ngành truyền thông chính thống của ĐCSTQ, chúng ta không bao giờ biết được những bi thương đã từng xảy ra tại một huyện lỵ xa xôi ở phía nam Trung Quốc cách nay nửa thế kỷ.

Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, Người Hồng Kông
Đàm Hách Thành (Tan Hecheng) tại một ngôi mộ của nạn nhân bị giết trong thời Cách mạng Văn hóa tại huyện Đạo, miền Nam Trung Quốc, tháng 10/2016; Ảnh: Sim Chi Yin)

Có thể nói tính đến thời điểm này, Đàm Hách Thành là một trong số ít người Trung Quốc dám phơi trần một trong những tội ác gây sốc nhất của ĐCSTQ, sau tội ác mổ cướp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công. Người đàn ông ở tuổi thất thập lai hy này đã trải qua phần lớn cuộc đời mình ở tỉnh Hồ Nam, phía nam Trung Quốc, nơi có vị trí địa lý cách khá xa đầu não quyền lực Trung Nam Hải. Ông là một nhà báo tận tụy, dành phần lớn sự nghiệp cho ngành truyền thông chính thống của nhà nước cộng sản. Đàm Hách Thành không phải là một người bất đồng chính kiến mà ngược lại thậm chí trước đó còn là một người tin vào Chủ nghĩa Cộng sản.

Nhưng trong cuốn sách dày 500 trang phát hành bằng tiếng Anh tại Hồng Kông vào năm 2010, ông đã tỉ mỉ viết lại sự thật trần trụi một trong những giai đoạn đen tối nhất và ít được biết đến nhất trong lịch sử giết người của ĐCSTQ: Vụ tàn sát hơn 9.000 công dân Trung Quốc theo lệnh công khai của các cán bộ Đảng viên của Huyện Đạo (tỉnh Hồ Nam) trong thời kỳ cao điểm của Cách Mạng Văn hóa.

Trong cuộc cải cách cởi mở dưới thời Hồ Diệu Bang, người ta thống kê có khoảng 15.050 người liên can trực tiếp tới vụ thảm sát tại huyện Đạo, mà chiếm một nửa trong số đó là cán bộ và Đảng viên. Nhưng chỉ có 54 người bị kết án vì tội ác của họ và 948 đảng viên khác bị kỷ luật.

Dành trọn tuổi thanh xuân

Khi còn là học sinh trung học ở Trường Sa, thủ phủ của tỉnh Hồ Nam, Đàm Hách Thành cùng với vài người anh em họ hàng bắt xe buýt tới Huyện Đạo để gặp một vài người bạn. Trong khi anh em bạn bè tụm lại nhâm nhi món cá nướng cùng rượu quê, Đàm Hách Thành lại chọn cách đi dạo quanh Doanh Giang – một thị trấn xa xôi ở miền quê Trung Quốc. Đó là thời điểm cuối năm 1967, một năm sau khi cuộc Cách mạng Văn hóa do Mao khởi xướng với nhiệm vụ áp đặt hệ tư tưởng Cộng sản triệt để trên khắp mọi miền Trung Quốc, nhằm xóa bỏ mọi thứ được coi là truyền thống hoặc tư bản.

Ở tuổi 20, chàng sinh viên Đàm Hách Thành nhận thức rất rõ những tác động kinh hoàng của Cách mạng Văn hóa đang diễn ra tại các thành phố lớn. Trong những ngày đầu của cuộc Cách mạng Văn hóa, Đàm Hách Thành đã chứng kiến chiến dịch “làm sạch” Trung Quốc bởi Hồng vệ binh: người dân bị bắt bớ bởi những cái cớ nhỏ bé nhất, tài sản bị thu giữ, các vụ đánh đập tra tấn diễn ra như cơm bữa…

Nhưng anh khá bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy những tờ thông báo viết tay dán khắp mọi ngóc ngách của vùng nông thôn về các cuộc điều tra quy kết tội phản động đối với tội phạm. Các thông báo này được ký bởi Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Bần nông và Trung nông với dòng chữ kết luận lạnh lùng: “Sự phẫn nộ của công chúng yêu cầu xử tử kẻ phạm tội, bản án có hiệu lực ngay lập tức.”

Viễn cảnh ấy đã tác động mạnh mẽ tới Đàm Hách Thành: “Tim tôi đập ầm ầm, da đầu râm ran, cảm nhận toàn thân ớn lạnh.Những người trẻ tuổi như Đàm Hách Thành, anh em họ hàng và bạn bè của anh đều bị gửi về nông thôn để cải tạo tư tưởng và đạo đức vào đúng thời điểm tồi tệ nhất của cuộc thảm sát huyện Đạo. Khi Đàm Hách Thành kể lại cho những người bạn đồng hành về các tờ thông báo hành quyết, những người trẻ đó nhún vai và nói lại với anh rằng: “Còn nhiều điều tồi tệ hơn đã xảy ra”. Phải mất thêm hai thập kỷ nữa, Đàm Hách Thành mới có thể tiếp cận được sự thật của vấn đề.

Ngày hôm đó ở Doanh Giang, anh đã chứng kiến thêm một khía cạnh tàn bạo khác của Cách mạng Văn hóa, đó là vụ giết người có hệ thống diễn ra trong hơn 66 ngày. Sự cuồng nộ điên rồ này như vòi bạch tuộc lan ra các vùng lân cận, dẫn đến vô số cái chết oan uổng và bi thảm của hơn 9.000 đàn ông, phụ nữ, người già và trẻ em, những người bị coi là kẻ thù của ĐCSTQ dưới học thuyết của Mao Trạch Đông.

Tất cả các nạn nhân đó có thể đã bị lãng quên và bị ĐCSTQ che giấu nếu Đàm Hách Thành không phải là một nhà báo và đột nhiên nhận được một nhiệm vụ vào năm 1986, cho phép anh tiếp cận một lượng lớn tài liệu mật liên quan đến vụ thảm sát huyện Đạo. Những ngày Đàm Hách Thành gấp rút vùi mình trong đống tài liệu đầy con số lạnh lùng ấy, đã khơi dậy những ký ức về cảm giác kinh hoàng của chàng sinh viên trẻ tuổi trong chuyến đi vô thưởng vô phạt 20 năm về trước.

DCSTQ muon lam gi 72DCSTQ muon lam gi 71Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, Người Hồng Kông

Nhiệm vụ bất thường

Thực tế, chính chính quyền ĐCSTQ đã giúp Đàm Hách Thành biết đến tội ác này. Vào đầu thập niên 1980, khi Hồ Diệu Bang lên nắm quyền, nhà lãnh đạo có tư tưởng cải cách cởi mở này đã điều 1.300 người đến tỉnh Hồ Nam để điều tra những gì đã xảy ra tại huyện Đạo trong thời Cách mạng Văn hóa. Năm 1986, trong khi đang đi lấy tin về đời sống tại một nhà máy, Đàm Hách Thành đã được tổng biên tập tờ Khai thác (Kaituo) – một tạp chí có những bài viết thẳng thắn nhất Trung Quốc lúc bấy giờ – giao một nhiệm vụ bất thường: Tới huyện Đạo để điều tra về vụ thảm sát năm 1967.

Với tư cách là phóng viên của Nhà nước, Đàm Hách Thành đã tiếp cận hàng chục ngàn trang tài liệu với ý định sẽ viết một bài tích cực về những nỗ lực của ĐCSTQ trong cách ứng xử với quá khứ và đưa thủ phạm ra trước tòa án công lý. Đàm Hách Thành đã tiến hành các phỏng vấn rộng rãi từ những người sống sót, thân nhân của các nạn nhân và từ chính những quan chức chính quyền có tư tưởng cải cách để lấy tư liệu viết bài.

Trong quá trình điều tra phỏng vấn, Đàm Hách Thành vẫn luôn tự đặt câu hỏi: Liệu có ai trong số hơn 9.000 nạn nhân bị giết ở huyện Đạo này đã lên kế hoạch cho một vụ phản cách mạng hay thậm chí nói điều gì đó phạm pháp? Thật buồn thay khi ông nhận được câu trả lời: Không một ai. Không có ai phản cách mạng, không ai nói bất cứ điều gì chống lại cách mạng nhưng vẫn bị quy kết cho tội “phản cách mạng” và bị đem hành quyết. Hoang tưởng thay, những lời buộc tội quy kết các nạn nhân đều thường dựa trên lý lẽ rằng, “đương sự đã bị vẫn đục bởi các tư tưởng ngoại bang, bất kể có căn cứ hay không”. Tất cả đều là do ĐCSTQ tự dựng lên kẻ thù, giả mạo, vu khống lấy cớ giết người.

Khi Đàm Hách Thành nhận ra điều này, ông vô cùng đau khổ và bắt đầu nhận thức ra rằng ĐCSTQ có một lịch sử bạo lực tanh máu. ĐCSTQ từ ngày thành lập tới nay đã tiến hành những cuộc giết người, đàn áp, làm vận động theo chu kỳ. Từ cuộc Cải cách ruộng đất diễn ra ngay sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền cho đến cuộc Cải cách Công thương, cuộc vận động chống cánh hữu cho đến Cách mạng Văn hóa: “Không có gì biện minh được cho điều đã xảy ra. Chỉ có sự kinh hoàng… Phải nói thẳng ra là trước kia tôi đã không thực sự hiểu Đảng Cộng sản và cuộc cách mạng bần cố nông của họ. Nó giống như sự vây khốn suy nghĩ của tôi. Rồi đột nhiên trong một khoảng thời gian ngắn suy nghĩ của tôi trở nên rõ ràng.”

Bất chấp đe dọa

Thật không may cho Đàm Hách Thành, khi vòng phỏng vấn đầu tiên kết thúc, bầu không khí chính trị của ĐCSTQ đã xoay chiều. Ngay cả khi Mao Trạch Đông đã chết, Cách mạng Văn hóa đã chấm dứt và làn gió cải cách cởi mở do Tổng bí thư Hồ Diệu Bang phát động đang diễn ra sôi nổi, ĐCSTQ vẫn giám sát chặt chẽ bất kỳ ai có thể được coi là gây tổn hại đến quyền lực của nó. Các thế lực trong Đảng phản đối cái gọi là “tự do hóa kiểu tư sản” và Hồ Diệu Bang bị ép phải từ chức. Chính vì vậy cuộc điều tra của Đàm Hách Thành tại huyện Đạo được coi là thùng thuốc nổ báo chí, và anh nhận được lời cảnh báo phải “cẩn thận” nếu không muốn một ngày có thể sẽ bị “mất tích”.

Nhà báo Dương Kế Thằng, người từng có cuộc điều tra mở rộng về Nạn đói trong cuộc Đại Nhảy vọt giai đoạn 1959-1961 từng nói: “Tôi hiểu rất rõ việc thực hiện một cuộc điều tra báo chí ở Trung Quốc rủi ro như thế nào và những áp lực chính trị nguy hiểm đè nặng lên người viết.” Đương nhiên, Đàm Hách Thành bị cấm công bố kết quả điều tra của mình, cũng như bị cấm không được đến khu vực huyện Đạo, và bản thân ông thường xuyên bị mật vụ giám sát, theo dõi. Tuy nhiên, Đàm Hách Thành vẫn bí mật tiếp tục công việc thu thập thông tin của mình, tiếp tục mạo hiểm trở lại huyện Đạo vài lần trong sự thận trọng cao độ để tránh bị chú ý.

Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, Người Hồng Kông
(Nhà báo Dương Kế Thằng – Tác giả cuốn “Mộ bia” – Bộ sách hai tập này là công trình nghiên cứu điều tra nhiều năm về nạn đói khủng khiếp ở Trung Quốc làm chết khoảng 36 triệu người)

Bất chấp mối đe dọa từ chính quyền ĐCSTQ, vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân mình, Đàm Hách Thành đã gửi được trọn vẹn bản thảo ra ngoài nước. Hầu hết các thông tin liên quan đến vụ thảm sát ở huyện Đạo, tỉnh Hồ Nam hiện đang lưu hành tại Trung Quốc và được đăng công khai trên sách, báo nước ngoài đều là kết quả từ các báo cáo của Đàm Hách Thành. Và theo ông, “chừng ấy mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi”: “Mấy thập niên đã trôi qua, những kẻ nắm quyền ở huyện Đạo năm ấy giờ đã ở tuổi 80. Những người mới lên nắm quyền hoặc bất an, hoặc không muốn gặp rắc rối. Ngay cả khi đang ở thế kỷ 21, ta vẫn bị nguy hiểm khi đến đó để điều tra vì những kẻ cầm quyền vẫn cố tình bưng bít tội ác của Đảng Cộng sản, cả khi họ đã về hưu,” Đàm Hách Thành cho biết.

Năm 2010, Đàm Hách Thành ra mắt cuốn sách đặt tên là The Killing Wind: A Chinese County’s Descent into Madness During the Cultural Revolution (Tạm dịch: Sát nhân phong: Một huyện ở Trung Quốc rơi vào sự điện loạn thời Cách mạng Văn hoá) tại Hồng Kông, nơi ít chịu sự kiểm soát của chính quyền ĐCSTQ, và từ đây thế giới mới biết được sự thật tồn tại một vụ thảm sát kinh hoàng, mà huyện Đạo, tỉnh Hồ Nam cũng chỉ là một trường hợp bạo lực trong một vùng nhỏ vào thời kỳ Cách mạng Văn hóa, khiến 7,73 triệu người chết một cách bất thường.

Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, Người Hồng Kông

Và nếu không có sự dũng cảm của Đàm Hách Thành, từ 30 năm trước, âm thầm một mình điều tra để đưa sự thật công bố ra toàn thế giới, bất chấp sự đe dọa và kiểm duyệt nghiêm ngặt của ĐCSTQ, vụ thảm sát huyện Đạo sẽ giống như hàng chục triệu nạn nhân vô tội bị tàn sát dưới bàn tay nhuốm máu của ĐCSTQ, vĩnh viễn bị chôn vùi trong các mồ chon tập thể tại mảnh đất Trung Hoa…

Ngay cả khi vụ việc bị phơi ra ánh sáng, ĐCSTQ vẫn tránh đề cập đến chủ đề này, giới lãnh đạo chóp bu của ĐCSTQ thường có xu hướng lấp liếm đổ lỗi là “do những hành động cá nhân vượt khỏi tầm kiểm soát trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa”. Vậy những kẻ tham gia vào các cuộc hành quyết người dân vô tội ấy là do tự ý hay tuân theo mệnh lệnh?

Tuân theo mệnh lệnh: “Đảng bảo sao thì làm vậy”

“Dòng Tiêu oằn mình chở đầy xác chết, mặt hồ nổi đầy những vết mỡ, loang lổ màu máu đỏ sậm”, đây là một trong những dòng ký ức bi thương mô tả về cuộc thảm sát ở vùng nông thôn huyện Hồ Nam Đạo dưới thời Cách mạng Văn hóa. Đã có khoảng 15.050 người liên can trực tiếp vào vụ thảm sát, mà chiếm một nửa trong số đó là cán bộ và Đảng viên ĐCSTQ tham gia giết người. Điều gì đã khiến người Trung Quốc hoặc trở nên hung bạo vô nhân tính, hoặc sợ hãi đến mức yếu nhược trước cái Ác như vậy?

Vào năm 1986, 19 năm sau vụ đại thảm sát ở huyện Đạo, Quan Hữu Trí – một trong những người chịu trách nhiệm chính về cuộc thảm sát, nguyên Bộ trưởng Vũ trang khu Thanh Đường, Tổng chỉ huy thuộc Ban Chỉ huy Tiền tuyến Doanh Giang “hồng liên” (Bộ Tư lệnh Liên hợp chiến sĩ hồng quân theo tư tưởng Mao Trạch Đông), khi trả lời phỏng vấn ở trong tù, đã nói như sau:“Tôi vào quân đội đã 50 năm, khi vào bộ đội đã gia nhập Đảng, được đề bạt làm cán bộ. Năm 58 trở lại huyện Đạo,… tôi từ trước đến giờ chưa từng bị xử phạt, toàn là Đảng bảo sao thì làm vậy. … Hàng ngày tôi đều được học rằng không được quên đấu tranh giai cấp, những điều được nghe đều là kẻ thù giai cấp muốn phá hoại, muốn ngóc đầu trở lại giành quyền lực… Khi đấu tranh vũ trang Cách mạng Văn hóa, lũ tạo phản đã cướp súng của bộ đội, lại nghe nói bốn loại phần tử muốn đảo chính, muốn phản lại chính quyền cách mạng, nên tôi tự giác đứng vào phe với ‘hồng liên’. ”

Cũng giống như Quan Hữu Trí, rất nhiều người Trung Quốc trong các cuộc vận động chính trị của ĐCSTQ đã tham gia giết người, đánh người, đấu tố người, nhưng sau đó những kẻ gây tội ác không những không sám hối, mà còn một mực cảm thấy không công bằng cho bản thân. Họ lập luận rằng “Đảng bảo sao thì làm vậy”, bản thân chỉ là công cụ của Đảng, họ không chịu trách nhiệm cho những gì tự mình gây ra.

UOH3dH 20161205 hau qua vi khong khoc khi mao trach dong qua doi
(Khi Mao Trạch Đông qua đời, không có quy định là ai cần phải khóc, nhưng dường như mỗi người dân Trung Quốc khi đó đều biết được mối nguy hiểm nếu như không khóc.)

Trong suốt chiều dài 70 năm thành lập, ĐCSTQ đã phát động nhiều cuộc vận động chính trị không có định kỳ. Mỗi lần vận động đều để lại tai họa to lớn. Cải cách Ruộng đất, hay Đại Nhảy vọt đã gây ra nạn đói khủng khiếp cướp đi sinh mạng của hơn 40 triệu người. Ngay cả khi Cách mạng Văn hóa chấm dứt, nó đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề. Hàng trăm triệu người dân Trung Quốc, đặc biệt là phần tử trí thức, quan chức cấp cao trong Đảng đã bị bức hại, bị cưỡng chế lao động hoặc bị hành quyết. Số người chết trong Cách mạng Văn hóa cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. Cố Tổng Bí thư TƯ ĐCSTQ Hồ Diệu Bang từng trả lời phỏng vấn của phóng viên Nam Tư (cũ) rằng: “Có khoảng 100 triệu người bị liên lụy, chiếm gần 1/10 dân số Trung Quốc”.

Người ta theo ĐCSTQ mà thi nhau giết người, do thế mà hàng triệu “địa chủ”, “nhà tư bản”, “phần tử trí thức” đã phải chịu đầu rơi máu chảy; người ta theo ĐCSTQ làm Đại Nhảy vọt, khiến hàng triệu người chết đói; người ta theo ĐCSTQ làm Đại Cách mạng Văn hóa, xã hội Trung Quốc vì thế mà trải qua một cuộc hủy hoại văn hóa vô nhân tính chưa từng có; người ta vào hùa với ĐCSTQ để phỉ báng, vu khống Pháp Luân Công, do đó mà dân tộc Trung Hoa đã xảy ra một thảm kịch bức hại tín ngưỡng chưa từng có trong lịch sử.

Từ việc địa chủ và con cái của họ bị diệt trừ tận gốc, moi tim khoét mắt, Trương Chí Tân vì phê bình Mao Trạch Đông mà bị cắt yết hầu, phó hiệu trưởng Biện Trọng Vân bị tra tấn, đổ nước sôi cho đến chết; Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ không qua xét xử theo trình tự pháp luật đã bị giam giữ bức hại tử vong; hàng ngàn sinh viên Bắc Kinh bị nghiền nát dưới bánh xích xe tăng năm 1989 tại Thiên An Môn, cho đến các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn, bức hại và mổ cướp nội tạng sống… Cần thêm bao nhiêu bài học bi thương nữa mới khiến người dân Trung Quốc thoát khỏi bị đầu độc bởi những lời tuyên truyền “Đảng bảo sao phải làm vậy”, khiến họ tỉnh ngộ không theo ĐCSTQ làm điều ác nữa?

showpic
Tranh tuyên truyền đả đảo Lưu Thiếu Kỳ (11/1968). (Ảnh: internet)

Sở dĩ ĐCSTQ có thể tiến hành được những cuộc vận động chết chóc này là do người dân Trung Quốc đã bị Đảng tẩy não, bỏ qua sự phán đoán, sử dụng phương thức tư duy theo kiểu “Đảng bảo sao thì làm vậy”. “Đảng bảo sao thì làm vậy” có nghĩa là một lòng đi theo triết học đấu tranh của Đảng, tăng cường khả năng đấu với Trời, đấu với Đất của Đảng, vô thiên vô pháp của Đảng.

Vậy lý do gì khiến người Trung Quốc trở nên tàn ác, mất nhân tính trước đồng bào của họ, hay nhu nhược, không dám nói lên sự thật khi đối mặt với những lời tuyên truyền giả dối, vu khống nhằm đạt mục tiêu thống trị, độc trị của ĐCSTQ?

Kiểm soát và vây hãm

Lịch sử của ĐCSTQ suốt 70 năm qua là lịch sử của các cuộc đấu tranh bạo lực, giết người, là người người đấu tố lẫn nhau. ĐCSTQ tuyên truyền “nhân định thắng thiên” và “triết học đấu tranh” ngang nhiên thách thức trời đất và tự nhiên.  Mao Trạch Đông từng nổi tiếng với câu nói: “Quyền lực chính trị sinh ra từ nòng súng”; “Chính trị là chiến tranh không có đổ máu, chiến tranh là chính trị có đổ máu” hay “Đấu trời là niềm vui vô tận, đấu đất là niềm vui vô tận, và đấu người là niềm vui vô tận”.

Đặng Tiểu Bình từng phát biểu trong thời điểm diễn ra vụ thảm sát sinh viên tại Thiên An Môn năm 1989: “Giết 200 ngàn người, đổi lấy 20 năm ổn định”. Thậm chí Đặng Tiểu Bình không ngại ngần tuyên bố: “Học sinh nào mà không nghe lời, chỉ cần một khẩu súng máy là giải quyết được vấn đề. ” Trong cuộc đàn áp những người tu luyện Pháp Luân Công năm 1999, Giang Trạch Dân nói: “Tôi không tin Đảng Cộng sản không thể chiến thắng Pháp Luân Công. ” Những điều này đều là phản ánh trên ngôn ngữ của thói quen tư duy đấu tranh, bạo lực, trấn áp của ĐCSTQ.

Giang Trach Dan Mao Trach Dong Dang Tieu Binh

ĐCSTQ từ ngày thành lập tới nay đã tiến hành những cuộc giết người, đàn áp, làm vận động theo chu kỳ, mục đích chính là cường điệu ký ức khủng bố trong nhân dân, củng cố chính quyền Cộng sản. Đủ loại thủ đoạn đàn áp tàn khốc trong lịch sử mà ĐCSTQ sử dụng, đã tạo ra tâm lý hoảng sợ khắc sâu ấn tượng trong mỗi người dân.

ĐCSTQ khống chế mọi tài nguyên, nắm quyền sinh quyền sát, thủ đoạn bức hại của nó không có điểm dừng, cũng không có phạm vi có thể dự báo. Đặc biệt là những người có ý kiến bất đồng với Đảng, sẽ bị đàn áp và bức hại từ nhỏ tới lớn, từ kinh tế, danh dự, tâm hồn, thể xác cho tới sinh mệnh. Những người không tin, hoài nghi tà thuyết Chủ nghĩa Cộng sản, bất mãn và phê phán sự chuyên chế độc đảng của ĐCSTQ đều bị định đoạt trọng tội “phản cách mạng”. Ngay cả những cán bộ cao cấp của Đảng, nếu có ý kiến bất đồng với đảng, cũng sẽ bị thanh trừ một cách khắc nghiệt.

Tổ chức đảng của ĐCSTQ như chân rết có mặt khắp mọi nơi, kiểm soát mọi lĩnh vực. Từ báo giấy, tạp chí đến mạng Internet, từ học tập, làm việc đến cuộc sống sinh hoạt, khống chế, thao túng mọi mặt của xã hội. Nhất cử nhất động của người dân đều nằm dưới tầm giám sát của nó. Cuộc đàn áp ngày 4/6/1989 tại Thiên An Môn, các cuộc bắt bớ những người khiếu kiện, các cuộc đàn áp những người bất đồng ý kiến, các cuộc bức hại đối với các đoàn thể tín ngưỡng, v.v… đã nói lên rằng tư tưởng đấu tranh giai cấp của ĐCSTQ luôn vận hành mọi lúc mọi nơi. Nhất là trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công cuối thế kỷ 20, ĐCSTQ vẫn tiếp tục dùng những thủ đoạn cũ để vu khống, kích động sự hằn thù và xúi giục bạo lực, buộc toàn dân phải tham gia, ai ai cũng phải bày tỏ thái độ công kích cùng với nó.

“Nhân tri sơ tính bản thiện”, con người sinh ra đều từng thuần phác, thiện lương, từng tin tưởng, chân thành với nhau. Nhưng trải qua các cuộc vận động chính trị đầy phong ba bão táp, người người đấu tố nhau, giết hại nhau khiến người dân Trung Quốc trở nên dè dặt, cảnh giác, sợ hãi. Dưới hình thái ý thức của ĐCSTQ phủ định đạo đức truyền thống, những hành động chỉ điểm, bôi nhọ và bán rẻ lẫn nhau đều được Đảng ca ngợi là vinh quang: Con bán rẻ cha, vợ tố giác chồng là “vì đại nghĩa quên thân”, trò đánh chết thầy bởi “tôi yêu thầy tôi nhưng tôi còn yêu chân lý cộng sản hơn”… Thứ hình thái ý thức này thổi bùng tất cả những gì hung ác nhất trong bản tính con người, mục đích của ĐCSTQ chính là kiểm soát người dân và dần dần biến họ thành những kẻ côn đồ cách mạng, hung hăng khát máu. Nó cổ vũ cho những hoạt động quần thể cuồng loạn, toàn dân như phát điên, biến thành một cỗ máy giết người đối với những ai bị coi là “tiện dân chính trị” và những người bất đồng chính kiến.

Hậu quả tất yếu của sự dối trá và hủ bại của ĐCSTQ khiến cho đạo đức xã hội ngày càng trượt dốc, khiến tâm lý cảnh giác, đề phòng lẫn nhau đã thấm sâu vào suy nghĩ, hơi thở của người dân Trung Quốc mà mọi biểu hiện đều thể hiện ở tư duy và hành động của họ: NỖI SỢ HÃI.

Nỗi sợ hãi vô hình trước sự tà ác của ĐCSTQ

Vào thời kỳ đầu mở cửa, một nhà sử học Đài Loan nhận lời mời tới tham dự buổi giao lưu học thuật tại Đại lục. Trước sự có mặt của các nhà sử học Trung Quốc, ông trực tiếp kể lại lịch sử sai lệch của ĐCSTQ, đặc biệt là về lịch sử kháng Nhật của Quốc dân đảng. Người chủ trì hội nghị lúc đó, cũng là một nhà sử học nổi tiếng của Trung Quốc sau khi nghe những sự thật đó đã gấp gáp cắt ngang: “Ông dám nói, nhưng tôi không dám nghe. ”

Một học giả Trung Quốc ra nước ngoài lần đầu tiên bắt gặp đoàn diễu hành Pháp Luân Công mấy nghìn người, ông đã miêu tả cảm nhận của mình như sau: “Tôi lập tức cảm nhận được trên đầu hình như có một sợi dây ăng-ten, đang hoảng hốt thăm dò bờ bên kia của Thái Bình Dương. Tôi đang thăm dò cái gì? Tôi thăm dò đủ những điều cấm kỵ và quy định tại Trung Quốc. Tôi phải suy xét thật kỹ trước khi nói điều gì, nếu không sau khi về nước chắc chắn sẽ gặp phiền phức. Lúc ấy, tôi cảm nhận rõ rệt miệng và chân tay tôi dường như đang run lên, tôi đặc biệt cảm thấy sự gian nan khi làm một người Trung Quốc!”

chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp
Biểu ngữ kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc trong một hoạt động của người tập Pháp Luân Công tại Mỹ (Ảnh: theepochtimes.com)

Một du khách Trung Quốc tới Hồng Kông, khi đọc thấy những tin tức có liên quan tới tội ác của ĐCSTQ, phản ứng đầu tiên của cô là: “Sao dám nói những lời ‘phản động’ này, nếu ở Trung Quốc thì bị bắt rồi. ” Sống trong môi trường bị tiêm nhiễm bởi những lời tuyên truyền thù địch, người dân Trung Quốc đều hiểu rằng, bất cứ một điều gì không phù hợp với quan niệm của ĐCSTQ đều bị coi là “phản động”, cho nên dù có đi đâu, tới tận vùng nông thôn hẻo lánh hay xuất cảnh ra nước ngoài, tâm lý mỗi người dân Trung Quốc vẫn luôn ý thức sự nguy hiểm và trốn tránh “theo bản năng”.

ĐCSTQ giống như một công tố viên vô hình không nơi đâu không có mặt, giám sát khống chế nhất cử nhất niệm của mỗi người dân. Biểu hiện điển hình nhất của người dân Trung Quốc hiện nay là tâm lý khiếp sợ với tội danh “làm chính trị”. Theo cách nói của Tôn Trung Sơn, Chính vốn là chuyện của dân chúng, Trị chính là quản lý, cho nên Chính trị chính là quản lý chuyện của dân chúng. Trong lịch sử Trung Quốc, cách nói “Hữu học nhi ưu tắc sỹ” (Có học để ra làm quan) chính là chỉ những người có học thức có năng lực nên trở thành bậc hiền tài trị quốc, đó là một việc làm rạng rỡ tổ tông. Lịch sử Trung Quốc ghi nhận nhiều chính trị gia nổi tiếng như Gia Cát Lượng, Lý Thế Dân… và từ xưa đến nay “nhà chính trị” là cụm từ mang ý nghĩa tích cực.

Nhưng với người Trung Quốc dưới thời ĐCSTQ cai trị, chỉ cần nghe tới “chính trị” là có thể sẽ phát sinh tâm lý phản cảm, thậm chí là sợ hãi. Nếu ai đó đòi hỏi quyền lợi chính đáng, hoặc có ý kiến về chính sách, hiện tượng xã hội, hoặc ai đó nêu những sai trái, bất công liên quan tới những người công quyền trong chính quyền ĐCSTQ thì ngay lập tức sẽ bị chụp mũ “làm chính trị”. ĐCSTQ khiến cụm từ“làm chính trị” trở thành một tội danh, dùng để vu khống danh dự người khác, đả kích người khác, đe dọa, tra tấn, kết tội, bỏ tù…, khiến người dân Trung Quốc cảm thấy nguy hiểm mà tránh xa những người hay đoàn thể bị ĐCSTQ chụp lên cái mũ này.

Những ai đã từng trải qua cuộc Cách mạng Văn hóa sẽ khiếp sợ khi nghĩ đến trường hợp Trương Chí Tân. Cô bị bỏ tù vì dám phê phán Mao Trạch Động đã gây ra thảm họa khiến nhiều người chết đói trong chiến dịch Đại Nhảy vọt. Trong tù, cô bị cai ngục tra tấn dã man, bị quẳng vào xà lim nam để các tù nhân nam hãm hiếp tập thể khiến thân tàn ma dại, trở nên điên loạn. Khi bị đem đi hành quyết, cai ngục còn sợ cô hô khẩu hiệu phản đối ĐCSTQ nên đã cắt cuống họng của cô mà không gây tê.

Truong chi Tan
(Trương Chí Tân (Zhang Zhixin) – Nạn nhân thảm khốc trong thời Cách mạng Văn hóa.)

ĐCSTQ đã tiêu diệt bản tính lương thiện của con người, tuyên truyền, kích động và sử dụng mặt ác của nhân tính để củng cố quyền lực thống trị của nó. Hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, những người có lương tâm bị buộc phải im lặng vì khiếp sợ bạo lực, những người dân bình thường thì hình thành theo tâm lý phản xạ cảnh giác với những cách nghĩ không phù hợp với quan niệm của Đảng, rồi tự động hình thành tư duy nhất trí với Đảng, hùa theo Đảng. Trong cuộc thỉnh nguyện tại Thiên An Môn ngày 4/6/1989, người ta nhìn thấy một tấm biểu ngữ ghi dòng chữ: “Quỳ quá lâu rồi, đứng lên đi dạo”. Có thể thấy người Trung Quốc bị nô dịch đã lâu, ngay cả kháng nghị cũng yếu ớt – đi dạo xong lại về quỳ.

Ngày nay trong thế kỷ 21, ĐCSTQ vẫn tiến hành thống trị bằng áp lực cao độ, thống trị bằng đặc vụ và xã hội đen. Thủ đoạn của nó bao gồm: Phong tỏa sự tự do tin tức, nghe lén ngôn luận của mọi người, tiến hành bắt giam các văn nhân, không cần tội danh cũng bắt giam những người dân theo đuổi tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và đấu tranh hợp pháp, khống chế, kiểm soát các phóng viên cũng như các nhân sĩ từ nước ngoài tới Trung Quốc.

Làm người phải có chí khí

Cổ nhân Trung Quốc nhấn mạnh khí khái đại trượng phu: “Phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất, bần tiện bất năng di” (Giàu cũng không thể dâm loạn, uy vũ cũng không thể cúi đầu, bần tiện cũng thể thay lòng đổi dạ). Các triều đại đều xuất hiện không ít những người không sợ cường quyền, khinh thường quyền quý, vì tôn nghiêm và giá trị có thể không tiếc hy sinh sinh mệnh.

Manh Tu 2

Trong xã hội phương Tây cũng có câu danh ngôn “Mất tự do, chi bằng chết đi còn hơn”. Nhưng Trung Quốc ngày nay, dưới chính quyền bạo lực và sự nhồi nhét tuyên truyền của ĐCSTQ, dũng khí của người Trung Quốc lại tan biến vào hư vô, thay thế vào đó chính là tâm lý sợ hãi và khủng hoảng cực đoan. Điều này hoàn toàn khác biệt với người Hồng Kông dù họ cùng chung một dân tộc, cùng chung một phần ngôn ngữ và chữ viết.  Trong nhiều tuần biểu tình liên miên đòi lại quyền tự do và tự chủ của mình trước sự áp đặt, kiểm soát ngày càng gắt gao của ĐCSTQ, người Hồng Kông đã khắc họa nên một bức tranh tương phản rõ rệt với người Trung Quốc Đại Lục trước sự quan sát của truyền thông thế giới.

Bất chấp sự vu khống của truyền thông ĐCSTQ, bất chấp sự trấn áp đầy bạo lực của nhà cầm quyền và mối lo ngại về một Thiên An Môn thứ hai sẽ xảy ra khi Trung Quốc điều lính và xe quân sự tập trận tới biên giới Hồng Kông, người Hồng Kông vẫn không hề chùn bước.

Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), Chu Đình (Agnes Chow), Trần Hạo Thiên (Andy Chan)… những người Hồng Kông trẻ tuổi sinh sau thảm kịch Thiên An Môn 4/6 đã thể hiện một thông điệp dứt khoát với chính quyền Hồng Kông và Bắc Kinh: “Tất cả những gì chúng tôi đòi hỏi chỉ là thúc giục Bắc Kinh và chính quyền Hồng Kông rút lại Dự luật Dẫn độ, chấm dứt sự tàn bạo của cảnh sát, và trả lời các yêu cầu của chúng tôi về bầu cử tự do”.

22 tuổi, trải qua ba lần tù đày và sẽ phải đối diện với phiên tòa vào ngày 8/11 sắp tới, Hoàng Chi Phong khẳng định sẽ không bao giờ ngừng đấu tranh, không bao giờ đầu hàng và bày tỏ thông điệp tới các lãnh đạo ĐCSTQ một cách rõ ràng: “Gửi quân đội hay sử dụng pháp lệnh khẩn cấp không phải là cách giải quyết. Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh bất kể họ sẽ bắt bớ hay truy tố chúng tôi ra sao.”

Tinh thần dấn thân của những người trẻ Hồng Kông như Hoàng Chi Phong, Chu Đình, Trần Hạo Thiên… và của hàng triệu người Hồng Kông khác trong suốt ba tháng qua, cho thấy sự quyết tâm cao độ của họ để đạt được mục tiêu quan trọng nhất: Tự do làm chủ cuộc đời của mình, ngay lúc này.

Vì sao người Hồng Kông lại có Dũng khí và Niềm tin và khác biệt với người Trung Quốc như vậy?

Đón xem Kỳ II: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc Đại Lục

Anh Minh

Xem thêm:

Bình Luận