Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc? (Kỳ IV – V)

Chuyên đề: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc?

Kỳ I: Tà biến nhân tâm người Trung Quốc
Kỳ II: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc Đại Lục
Kỳ III: Hai thế kỷ khác biệt
Kỳ IV: Dũng khí và niềm tin
Kỳ V: Đối diện khủng bố, người Hồng Kông ngẩng cao đầu
Kỳ VI: Im lặng trước cái Ác, đồng nghĩa với thế giới đã chết

 Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc

Hơn 100 ngày qua, Hồng Kông đã trở thành tiêu điểm của truyền thông thế giới. Không hẳn bởi Hồng Kông là trung tâm tài chính thế giới, cũng không hẳn vì Hồng Kông là một phần của lãnh thổ Trung Quốc đang rối ren trong cơn khủng hoảng nội tình, mà chính bởi “Tinh thần và Khí phách” của người Hồng Kông. Những người con của xứ Hương Cảng – khi đối mặt với gậy gộc, súng ống, lựu đạn cay, và vòi rồng cũng như cùng lúc phải hứng chịu các dòng chữ thóa mạ, vu khống trên hầu hết các mặt báo của ĐCSTQ – vẫn kiên trì, nhẫn nại và ôn hòa đòi quyền tự do và tự quyết cho mình.

Thế giới ngạc nhiên vì người Hồng Kông

Với 7,5 triệu dân, người Hồng Kông nổi tiếng về tính kỷ luật nhưng cũng vô cùng nhân văn. Sống trong môi trường giao thoa giữa nhiều nền văn hóa, người Hồng Kông sinh ra và trưởng thành được “hưởng thụ” những tinh hoa của nền văn hóa truyền thống 5.000 năm Trung Hoa luôn coi trọng chữ Đức và các giá trị làm người, cũng như được hấp thụ nền văn minh dân chủ trọng giá trị phổ quát của phương Tây.

Đối diện với dùi cui của cảnh sát và đám côn đồ hung hăng trà trộn, người biểu tình Hồng Kông đã sử dụng các phương pháp bất bạo động, bất tuân dân sự. Thay vì đập phá, người Hồng Kông lại truyền đi những lời nhắn: “Bảo hộ văn vật, bất khả phá hoại”, thay vì đốt lửa, người Hồng Kông lại đi dập lửa. Họ nêu cao khẩu hiệu: “Tự do là không làm hại đến người khác”.

Những ngày Hồng Kông tê liệt vì các cuộc biểu tình, đường sá thuộc về những người phản kháng. Ngày 16/6 đã đi vào lịch sử Hồng Kông như là cuộc biểu tình lớn nhất từ trước đến nay với sự tham gia của gần 2 triệu người. Những người trẻ dù vắt kiệt sức sau một ngày tuần hành dưới nắng gắt và không khí ẩm, đã quay trở lại trong đêm tối để dọn dẹp đường phố. Tờ The Independent viết: “Hai triệu người đã tuần hành ở đây ngày hôm qua, đường sá bị chiếm giữ cả ngày lẫn đêm nhưng không có một đống rác nào trên đường cả”. Dù các cuộc biểu tình diễn ra liên tục trong nhiều tuần, những người biểu tình luôn chú trọng giữ vệ sinh đường phố, với những bịch rác được cột gói cẩn thận.

Nguoi bieu tinh Hong kong don rac 4
Người biểu tình Hồng Kông quay lại dọn rác sau khi cuộc tuần hành kết thúc (Ảnh trên: mothership; ảnh dưới: cộng đồng Tweeter)

Ở miền đất tự do với nền pháp trị kỷ cương và trật tự như Hồng Kông, các hành vi khạc nhổ, tè bậy – những thói quen thường thấy của người Trung Quốc Đại Lục – hiển nhiên sẽ bị phạt vạ. Người Hồng Kông cũng nổi tiếng vì sự kiên nhẫn – luôn nhẫn nại xếp hàng tại nơi công cộng, ngay cả trong khi đi biểu tình. Họ tập trung xếp hàng ngay ngắn, tuần hành đứng, ngồi và di chuyển theo nguyên tắc riêng và luôn chừa một khoảng trống để cấp cứu các trường hợp khẩn cấp. Dù con số biểu tình lên tới cả vạn, chục vạn người nhưng không hề có cảnh chen lấn, xô đẩy. Tất cả họ đều di chuyển chậm rãi và nhịp nhàng. Chính vì vậy mà có rất nhiều người xuống đường tuần hành từ trẻ em, người già, người trẻ và cả người khuyết tật tham gia, nhưng không hề có cảnh náo loạn và thương vong giữa những người biểu tình.

Thấm nhuần văn hóa truyền thống, người Hồng Kông kính ngưỡng lời Phật gia: “Tiên tha hậu ngã” (vì người khác trước rồi mới nghĩ tới mình), trọng chuẩn mực của Đạo gia: “Tu sửa bản thân thì Đức mới chân thực, tu sửa ở gia đình thì Đức mới có dư, tu sửa ở quê hương thì Đức mới tăng trưởng, tu sửa ở quốc gia thì đức mới phong phú, thịnh vượng, tu sửa ở thiên hạ thì Đức phổ khắp vô hạn”. Những hành động của người biểu tình Hồng Kông khiến cả thế giới nể trọng: Giữa biển người biểu tình bỗng rẽ tách ra nhịp nhàng uyển chuyển một lối đi thông thoáng cho xe cứu thương dễ dàng di chuyển. Khi có người già, trẻ em xuống sức, họ dừng lại nhường nước hoặc bánh mỳ và dặn những người đi sau tiếp tục chăm sóc. Họ sẵn lòng nhường ô và thậm chí cả mũ bảo hiểm khi thấy phóng viên không mang theo đồ phòng hộ.

Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc
Người biểu tình Hồng Kông nhường đường cho xe cứu thương (Ảnh: Facebook & Imgur)

Một video lan truyền với tốc độ vũ bão trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy một người đàn ông to béo đang tấn công một thanh niên trẻ bên những bức tường dán các thông điệp ủng hộ biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông. Điều đáng nói là người thanh niên trẻ tuổi ấy không hề tỏ ra thù hằn trước những lời thóa mạ, dù liên tục phải chịu những cú đấm trời giáng, người trẻ ấy cũng không hề tự vệ, trả đũa và vẫn giữ một tâm thái bình hòa.

Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc
(Ảnh chụp video/mothership.sg)

Nếu truyền thông Trung Quốc nói rằng đó là “cuộc nổi dậy” của những “kẻ bạo loạn”, của các “nhóm nhỏ ly khai” – ngoài ĐCSTQ và những người Đại Lục bị tiêm nhiễm bởi tuyên truyền dối trá của Bắc Kinh – thì mọi người trên thế giới đều hiểu rằng, đó là một “cuộc nổi dậy” văn minh nhất từ trước đến giờ.

Đặc phái viên của tuần báo Le Point (Pháp) mô tả: “Trạm metro đông nghẹt, dòng người mặc áo thun đen, mang khẩu trang cuồn cuộn theo nhau không dứt. Trên bến tàu, họ kiên nhẫn chờ đợi đến lượt lên cầu thang, trên thang cuốn, họ lịch sự né qua cho những người cần đi xuống. Tại Causeway Bay, người biểu tình không chỉ thu nhặt rác mà còn phân loại rác để tái chế. Khi trời mưa lớn hoặc quá mệt, một số đi vào một trung tâm thương mại để tạm nghỉ, họ xếp ngay ngắn ô vào trong bao để tránh làm ướt sàn nhà”.

Họ hát Thánh ca trong khi biểu tình, họ gửi lời xin lỗi tới những công chức vì sự phiền phức gây tắc nghẽn các ngả đường trong giờ tan sở… Họ dựng các “trạm” tiếp nước uống dọc hai bên đường, “trạm” phân phát đồ ăn, khẩu hiệu, ruy băng và cả “trạm” thu và phân loại rác. Ngược lại, những người biểu tình cũng nhận được nhiều “món quà” từ các tầng lớp nhân giới Hồng Kông: Mặt nạ phòng độc, chai nước, nón bảo hộ, dụng cụ sạc điện thoại….

Pham chat nguoi bieu tinh Hong Kong
Người biểu tình Hồng Kông học bài trong khi chờ đợi (bên trái), nhường đường cho xe cứu thương (bên phải, ảnh trên) và đánh dấu chữ thập lên áo mưa để biểu thị là bộ phận cứu thương (bên phải, ảnh dưới)

Người Trung Quốc “yêu nước” bằng cách đập phá, chửi rủa

Ngược lại với Hồng Kông, người Trung Quốc Đại Lục không được phép biểu tình ngay cả khi đó là biểu tình nhằm thể hiện sự “yêu nước, yêu đảng”. Ở bên ngoài Trung Quốc, các nhóm sinh viên Trung Quốc đã đưa chủ nghĩa dân tộc của họ “phô diễn” trước ống kính của các phóng viên quốc tế.

Tại Úc, các sinh viên ủng hộ chính quyền Bắc Kinh đã la hét phản đối, phản công những người biểu tình ủng hộ Hồng Kông tại Đại học Queensland với những biểu hiện thô bạo. Những clip quay lại tại hiện trường cho thấy có sự xô xát giữa hai nhóm biểu tình. Cảnh sát ghi nhận một nam sinh viên Hồng Kông bị bóp cổ và một nữ sinh viên bị xé rách quần áo bởi những đồng hương quá khích của họ.

nguoi trung quoc dan toc chu nghia
Một cuộc biểu tình của người Trung Quốc ở nước ngoài (Ảnh: Shutterstock)

Điều đáng nói, thay vì kiềm chế chủ nghĩa dân tộc “cơ bắp”, các quan chức ĐCSTQ lại cổ súy bạo lực khi ông Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Brisbane “ca ngợi hành vi yêu nước tự phát của các nhà hoạt động thân Trung Quốc”. Sự việc này khiến Bộ trưởng Quốc phòng Úc phải lên tiếng một cách bất thường cảnh báo các nhà ngoại giao nước ngoài đang cổ súy đàn áp tự do ngôn luận.

Tại ĐH Auckland ở New Zealand, sinh viên Trung Quốc đã thóa mạ các sinh viên đến từ Hồng Kông trong một cuộc biểu tình và đẩy ngã một nữ sinh viên Hồng Kông. Dù vậy, không những không chỉ trích hành động lỗ mãng của công dân nước mình, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Aucland lại ra tuyên bố “đánh giá cao các sinh viên (ủng hộ Bắc Kinh) vì lòng yêu nước tự phát của họ”.

sinh vien Trung Quoc danh sinh vien Hong Kong
Ảnh trên: Các nam sinh Trung Quốc Đại Lục tranh cãi với nữ sinh Hồng Kông tại Đại học Auckland, New Zealand (trái); Nữ sinh Serena Lee bị xô ngã trong cuộc tranh cãi với các nam sinh ở đại học Auckland. (Ảnh: YouTube)
Ảnh dưới: Sinh viên Trung Quốc tấn công sinh viên Hồng Kông ủng hộ biểu tình tại Đại học Queensland, Úc (Ảnh: Tweeter)

Tại Anh, các sinh viên Trung Quốc thể hiện lòng “yêu nước” một cách ầm ĩ bằng cách hò hét vẫy cờ đỏ, hát vang quốc ca Trung Quốc. Dường như chưa đủ, một người trong số họ còn hô to khẩu hiệu bằng tiếng Anh: “Quỳ xuống và liếm mông chủ nhân của các người đi” (Kneel Down And Lick Your Master’s ass).

Tại Canada, những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đã lái những chiếc siêu xe Ferrari và McClaren vừa bấm còi vừa la hét inh ỏi trong một cuộc phô diễn lòng yêu nước của họ. Đáng chú ý là các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ chỉ đưa tin nổi bật một nhóm vài chục người theo chủ nghĩa dân tộc, mà hoàn toàn bỏ qua quan điểm của đại đa số người Trung Quốc đang học tập và làm việc tại nước ngoài không xuất hiện tại các cuộc biểu tình.

Tại Chile, một video được đăng bởi Tony O’Donnell trên YouTube đã ghi lại hình ảnh một đám đông người Trung Quốc do Wechat tổ chức ở Santiago (Chile) tiến vào một nhà hàng Đài Loan với thái độ ngạo nghễ, văng tục chửi bậy, khạc nhổ bừa bãi và tự ý treo cờ Trung Quốc tại nhà hàng. Lý do “quấy rối” của đám người này là do chủ nhà hàng – một doanh nhân Đài Loan đã “dám” lên tiếng ủng hộ phong trào biểu tình chống luật dẫn độ ở Hồng Kông. Không chỉ đe dọa, quấy rối chủ quán, một người đàn ông Trung Quốc đã thể hiện “lòng yêu nước” của mình bằng cách tiểu vào cửa của nhà hàng này.

Những hành động lố bịch, thiếu văn hóa và nhuốm màu bạo lực của những người Trung Quốc “yêu nước, yêu đảng” là thể hiện sự suy đồi đạo đức và bị tiêm nhiễm văn hóa đảng bạo lực suốt một thời gian dài. Tinh thần văn hóa dân tộc Trung Hoa chính là hàm dưỡng đạo đức, chính nghĩa. Thuở xưa, trẻ em mới đi học đều được dạy Lễ, Nhạc, Tiễn, Ngự, Thư, Số (lễ tiết, âm nhạc, bắn tên, cưỡi ngựa, thư pháp, toán học), vốn đã bao hàm đạo lý làm người trong đó. Ở phương Tây, trẻ em được học về các quyền lợi và nghĩa vụ của công dân xã hội dân chủ. Nhưng ĐCSTQ lại coi việc giáo dục là công cụ đấu tranh giai cấp, mục đích của giáo dục không phải là để bồi dưỡng một cá nhân có nhân cách hay có lý trí, mà là để tạo ra những người kế tục “nghe lời đảng, đi theo đảng”, không nghe theo đảng thì nhận kết cục bi thảm.

Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc
Bên trai: Trường tiểu học Hồng quân tại Quý Châu yêu cầu học sinh hàng ngày mang đồng phục Hồng quân, tiếp thu giáo dục tuyên truyền tẩy não. – Bên phải: Cảnh một lớp tiểu học ở Trung Quốc Đại Lục tổ chức họp lớp với chủ đề “Nói ‘không’ với ngày lễ phương Tây!”

ĐCSTQ biết rằng thanh thiếu niên là những người thiếu năng lực phân biệt nhất, do vậy giáo dục thù hận nhất quán phải “bắt đầu từ khi còn thơ bé”. ĐCSTQ đã nhồi nhét thù hận và lý luận lệch lạc bồi dưỡng ra thế hệ thanh niên đầy thù hận và thờ ơ về chính trị. Và điều này khiến người Trung Quốc ngày càng trở nên khác biệt với người Hồng Kông.

Kích động chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước

ĐCSTQ không chỉ kìm kẹp người dân trong nước, mà nó còn mở rộng sự tàn bạo vượt ra ngoài biên giới lãnh thổ. Với chiêu bài đe dọa kiểu lưu manh vô sản, nhiều công ty phương Tây có lợi ích kinh doanh tại Trung Quốc từ lâu đã buộc phải “cúi đầu, quỳ gối” trước những đòi hỏi chính trị của một quốc gia độc tài.

Khi nhà sản xuất máy ảnh Leica của Đức tung ra một clip một quảng cáo nhắc đến sự kiện Thiên An Môn – một trong những vấn đề cấm kỵ chính trị lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc đương đại, đó dường như là một vụ cá cược táo bạo khác thường. Trung Quốc hiện là thị trường tăng trưởng lớn nhất của Leica, tập đoàn này có quan hệ đối tác với Huawei, chuyên cung cấp ống kính cho điện thoại thế hệ mới nhất cho họ, và gần đây ra mắt Leica Akademie dành cho các nhiếp ảnh gia trẻ.

Clip quảng cáo dài 5 phút nhắc tới lòng can đảm của các nhiếp ảnh gia trong những tình huống khắc nghiệt, khi chụp các loài động vật hoang dã và các điểm nóng chiến sự trên khắp thế giới. Bức ảnh cuối cùng trong đoạn phim cho thấy một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất ghi lại được qua ống kính Leica: Người đàn ông cản xe tăng – đại diện cho những người biểu tình ôn hòa tay không tấc sắt, trong cuộc đối đầu không cân sức với một chính quyền Bắc Kinh tàn bạo được trang bị vũ khí hạng nặng.

leica the hunt
Bức ảnh lịch sử “người cản xe tăng tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989” in dấu trên ống kính Leica (trích video quảng cáo)

Dù đoạn phim quảng cáo không dành cho thị trường Trung Quốc, đương nhiên Leica vẫn nhận được lời cảnh cáo từ chính quyền Bắc Kinh. Và ngay cả khi Leica chưa phải nhận bất cứ sự phẫn nộ nào từ những cư dân Trung Quốc “yêu nước, yêu đảng”, tập đoàn này đã vội vã xin lỗi Bắc Kinh và “khai tử” đoạn phim này vĩnh viễn.

Cùng lúc đó, hãng xe Mercedes-Benz cũng đã buộc phải xin lỗi vì đã “làm tổn thương” người dân Trung Quốc sau khi tài khoản Instagram của hãng này trích dẫn câu nói: “Nhìn vào các tình huống từ mọi góc độ, và bạn sẽ trở nên cởi mở hơn” của Đạt Lai Lạt Ma – nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng vốn bị Bắc Kinh xem như là một người theo chủ nghĩa ly khai.

Bài quảng cáo đăng trên Instagram đã nhận phải gạch đá từ cư dân mạng tại Trung Quốc, nhiều người trong số họ tuyên bố tẩy chay Mercedes. Bản thân câu trích dẫn của Mercedes-Benz không hàm ý chỉ trích hay liên quan đến chính trị, nhưng miễn là nó không làm hài lòng quan chức ĐCSTQ thì sẽ có hậu quả. Nhân dân Nhật báo (tờ báo chính thức của ĐCSTQ) gọi Mercedes-Benz là “kẻ thù của nhân dân” có đoạn viết: “Đây là một tấm áp phích có ý xấu. Nó không chỉ là một hành vi phạm tội, mà còn hơn thế nữa, đó là một thách thức đối với nhân dân Trung Quốc. Không cần phải nói, đó là sự thù hận”.

Nhanh chóng, Mercedes-Benz xóa bài viết và vội vã đưa ra lời xin lỗi: “Hiện chúng tôi sẽ nhanh chóng thực hiện các bước để hiểu sâu hơn về văn hóa và giá trị Trung Quốc, cùng nhân viên quốc tế của chúng tôi, để giúp chuẩn hóa các hành động của chúng tôi, đảm bảo những vấn đề như thế này không xảy ra lần nào nữa”. Động thái này của Mercedes-Benz là ví dụ mới nhất của một công ty nước ngoài đang bị đe dọa bởi sức mạnh của một thị trường ngày càng bị chủ nghĩa dân tộc hóa.

Mescedes Benz và câu nói của Đạt Lai Lạt Ma

Các hãng hàng không Hoa Kỳ cũng buộc phải thay đổi cách họ nhắc đến Đài Loan trên trang web của họ nhằm tránh bị phạt. Cùng thời điểm, chuỗi khách sạn Hoa Kỳ Marriott International đã phải công khai tuyên bố rằng tập đoàn này không hỗ trợ bất kỳ yếu tố ly khai đối với Trung Quốc, sau khi “vô ý” liệt kê Tây Tạng và Đài Loan là các quốc gia riêng biệt. Trang web và ứng dụng phiên bản tiếng Trung Quốc của Marriott International đã bị các nhà chức trách Trung Quốc đóng cửa trong suốt một tuần.

Trong khi đó, các công ty phương Tây khác đã chịu áp lực khi phải “uốn gối cong lưng” “chiều” theo lời đề nghị từ Bắc Kinh như: Google giúp quan chức ĐCSTQ giám sát công dân của họ cũng như kiểm duyệt nội dung bằng cách phát triển công cụ tìm kiếm mới có tên Dragonfly (hãng này sau đó đã thừa nhận, nhưng cho biết đã hủy bỏ dự án); Yahoo cung cấp thông tin cho lực lượng an ninh để bắt giữ một nhà báo; và ông chủ của hãng xe hơi Volkswagen tuyên bố rằng ông “không biết chút gì” về một mạng lưới trại giam tập thể rộng lớn, nơi giam giữ hơn một triệu người Hồi giáo ở phía tây Tân Cương và cũng là nơi công ty của ông đặt một nhà máy.

BBC: Trẻ em Duy Ngô Nhĩ bị ĐCSTQ tách khỏi cha mẹ
Ảnh vệ tinh BBC thu thập từ Google Earth cho thấy một cơ sở trung học hoàn chỉnh đã được xây dựng trong khoảng từ 4/2018 đến 5/2019. Hàng loạt trường học được xây dựng giống như cách các trại tập trung đã được xây dựng tại Tân Cương.

Bắt cóc, quấy rối công dân nước khác

Các hành vi hống hách và độc đoán này của ĐCSTQ khiến giới chóp bu tại Trung Nam Hải ngày càng tự tin và bắt đầu tiến tới bắt giữ công dân của các quốc gia khác. Năm 2015, một công dân Thụy Điển đã bị bắt cóc tại Thái Lan và đưa về Trung Quốc biệt giam trong nhiều tháng vì tội danh “dám” xuất bản những cuốn sách chỉ trích chính quyền Trung Quốc.

Một công dân Anh đã bị bắt tại sân bay Bắc Kinh và bị bỏ tù vì những bình luận về ĐCSTQ mà anh đăng công khai trên Facebook. Dù đang trên đường bay từ Philippines đến Vương quốc Anh và chỉ quá cảnh tại sân bay Bắc Kinh trong một khoảng thời gian ngắn. ĐCSTQ đã nhanh chóng “nắm thời cơ” bắt công dân này phải ngồi tù 2 tuần vì tội danh “không phải là bạn với Trung Quốc”.

Peter Humphrey tra tan 2
Peter Humphrey và tranh minh họa cảnh bị nhốt trong lồng theo lời kể của ông (Tranh: Alexey Garmash)

Họ nhốt doanh nhân người Anh Peter Humphrey vào một cái lồng thép, buộc phải ngồi trên chiếc ghế sắt và đối mặt với 3 cảnh sát viên lần lượt thẩm vấn, nhằm ép ông phải thú nhận tội trạng (dù là vô tội) và phải ăn năn với tội lỗi của mình. Trong 23 tháng bị giam giữ ở một trong những nhà tù khét tiếng tại Trung Quốc, mà chính xác hơn là một trung tâm tra tấn, doanh nhân người Anh Peter Humphrey trở nên suy sụp: “Các tù nhân không hề được xét xử và ngay trong ngày đầu tiên khi đến đây, họ đã phải đối mặt với những điều khủng khiếp. Mục đích chính là để cô lập, làm suy sụp tinh thần và ý chí của tù nhân. Rất nhiều tù nhân đã gục ngã nhanh chóng”.

Họ “săn lùng” Anne-Marie Brady, một học giả người New Zealand, “trừng phạt” bà vì đã có những nghiên cứu gây ảnh hưởng đến hình ảnh của ĐCSTQ. Họ thuê côn đồ đột nhập vào nhà riêng của bà ở Christchurch, lục lọi xe hơi, đâm thủng lốp xe, tấn công văn phòng làm việc của bà và phát động chiến dịch bôi nhọ lẫn gửi thư đe dọa tới bà. Những quan chức Đảng viên ĐCSTQ thậm chí không từ một thủ đoạn nào, họ tìm cách thủ tiêu các nhà báo độc lập tại Úc vì tội tìm hiểu những hoạt động thao túng mờ ám của chính quyền Bắc Kinh đối với chính trường Úc.

ĐCSTQ còn huy động đám đông côn đồ tấn công các nhà báo đưa tin chân thật về tình hình Hồng Kông. 5 người làm việc tại NXB Hồng Kông đã bị bắt cóc đưa về Trung Quốc Đại Lục, chịu sự thẩm vấn và tra tấn vì đã xuất bản và bán những ấn phẩm mà Bắc Kinh cấm đoán.

Bạn có thể lập luận rằng hành vi này chỉ đơn giản cho thấy ĐCSTQ muốn giành quyền lực ở nước ngoài để tăng cường uy tín và quyền lực. Tuy nhiên các vụ đe dọa, bắt cóc các nhà báo, các học giả, các nhà bình luận, các nhà xuất bản, các thương nhân… có quan điểm trái với lập trường ĐCSTQ cho thấy một thái độ hoàn toàn khác. Chính quyền ĐCSTQ dường như tin rằng công dân của tất cả các quốc gia đều thuộc thẩm quyền của họ. Đây có thể được coi là những hành động vượt trên cả khái niệm Chủ nghĩa dân tộc xâm lược, hơn cả Chủ nghĩa độc tài phát xít. Chính xác hơn: Đó tương tự như là một NHÀ NƯỚC KHỦNG BỐ….

 NGANG CAO DAU

Sau 22 năm giành được quyền kiểm soát xứ Hương Cảng, chính quyền ĐCSTQ nhận kết cục cay đắng khi cả linh hồn và thể xác của người Hồng Kông vẫn luôn muốn thuộc về những gì của Hồng Kông trước năm 1997: Một xã hội nhân bản đề cao những giá trị của Tự do ngôn luận, Tự do tín ngưỡng, Pháp quyền, Minh bạch – di sản của các nhà “cai trị” Anh quốc. Và trên hết, Hồng Kông là mảnh đất của những người có Đức tin, dám đương đầu với dối trá và bạo lực của Tà ác để đưa Sự thậtCông lý trở lại mảnh đất của họ.

Chủ nghĩa Khủng bố vây hãm Hồng Kông

Nhiều người Trung Quốc Đại Lục tự hào về sức mạnh kinh tế của đất nước; một trong số ít cách họ tham gia chính trị đó là: tẩy chay các doanh nghiệp mà họ cho là chống Trung Quốc.

Đối với các công ty đa quốc gia có trụ sở tại Hồng Kông, họ ảo tưởng ĐCSTQ sẽ không can thiệp quá sâu vào đặc khu này như các doanh nghiệp phương Tây làm ăn tại Đại Lục. Nhưng niềm tin đó, vốn đã bị lung lay do nhiều tuần lễ biểu tình đòi dân chủ của người Hồng Kông chống lại chính quyền thân Bắc Kinh, nay lại tiếp tục bị chấn động bởi cách đối xử thô bạo của Trung Quốc đối với một loạt các doanh nghiệp phương Tây trung lập tại Hồng Kông.

Khi các cuộc biểu tình đòi dân chủ của Hồng Kông ngày một dâng cao thì 14 shop bán lẻ thương hiệu Zara của Tây Ban Nha đồng loạt bị đóng cửa ở Hồng Kông. Hàng ngàn tài khoản truyền thông mạng xã hội Trung Quốc kêu gọi tẩy chay hãng này vì cho rằng Zara đã thể hiện tình đoàn kết với các sinh viên dân chủ Hồng Kông. Dưới sức ép của Bắc Kinh, công ty “mẹ” của Zara đã phải đưa ra một tuyên bố xa rời cuộc đình công.

canh sat hong kong hoi cay
(Ảnh: Studio Incendo/Flickr CC 2.0)

Một loạt thương hiệu nổi tiếng như Versace, Coach, Givenchy… đã phải rạp mình xin lỗi ĐCSTQ vì đã cho bán những chiếc T-shirt mà trên đó in chữ “Hồng Kông – Hồng Kông” (chứ không phải “Hồng Kông – Trung Quốc”). Cách viết “Hồng Kông – Hồng Kông” bị cho là có ý tách rời Hồng Kông khỏi Trung Quốc.

Versace Coach Givenchy apology to China Branding in Asia Magazine 1

Hàng chục doanh nghiệp khác, từ những ông lớn bất động sản cho đến các ông trùm tài chính, ngay cả những công ty sừng sỏ thế giới như “tứ đại gia kế toán” KPMG, Ernst & Young, Deloitte và PwC cũng phải lên tiếng ủng hộ chính quyền Hồng Kông, “phản đối biểu tình bất hợp pháp”. Một nhà quản lý trái phiếu tư nhân nước ngoài tại Hồng Kông nói rằng, tất cả các công ty nước ngoài đang làm ăn tại Hồng Kông như đang phải “rón rén đi trên vỏ trứng”.

Đỉnh điểm là trường hợp Cathay Pacific, hãng hàng không lớn nhất có trụ sở tại Hồng Kông. Với 26.000 nhân viên ở Hồng Kông, Cathay Pacific lúc đầu giữ thái độ trung lập trước các cuộc biểu tình. Nhưng cũng giống như nhiều người Hồng Kông, đa số nhân viên của Cathay Pacific từ trước đến nay được sống và làm việc trong bầu không khí tự do, dân chủ, nay cũng cảm thấy sự ngột ngạt khó thở bởi các hành vi đe dọa bạo lực đến từ Bắc Kinh. Họ bắt đầu ủng hộ hết mình cho phong trào đấu tranh dân chủ nơi đây bằng cách hoặc trực tiếp tham gia biểu tình hoặc bày tỏ sự ủng hộ trên mạng xã hội. Bản thân Chủ tịch của hãng khi ấy là John Slosar cũng giữ nguyên tắc tôn trọng quyền tự do biểu đạt của nhân viên khi phát biểu: “Chúng tôi làm sao mơ đến chuyện đi kiểm soát nhân viên của mình nghĩ gì.”

nhan vien cathay pacific
Tiếp viên hàng không trên một chuyến bay của hãng Cathay (Ảnh: Shutterstock)

Nhưng khi truyền thông nhà nước Trung Quốc đồng loạt lên tiếng đả kích Cathay, các mạng xã hội ở Đại Lục tràn ngập những lời phẫn nộ kêu gọi tẩy chay hãng hàng không Hồng Kông và cùng lúc chính quyền Bắc Kinh gia tăng sức ép, buộc hãng phải “nghe lời” nếu không sẽ bị cấm bay vào Đại Lục và cấm bay qua không phận – đồng nghĩa với việc chặn mọi ngả bay của Cathay, Hãng hàng không số một của Hồng Kông – Cathay Pacific chính thức cúi đầu và ra tuyên bố: “Không dung thứ” (zero tolerance) cho bất kỳ nhân viên nào có các hoạt động ủng hộ phong trào biểu tình.

Tờ The Economist (Anh) cho rằng đòn tấn công của Bắc Kinh vào Cathay Pacific gây lo ngại cho các công ty đa quốc gia tại Hồng Kông do quy mô và cường độ dữ dội chưa từng thấy. Một bầu không khí sợ hãi đang bao trùm lên tập đoàn Cathay. Các thanh tra viên Trung Quốc khám xét điện thoại của nhân viên phi hành đoàn để tìm kiếm tài liệu chống Bắc Kinh. Các nhân viên tham gia biểu tình bị sa thải. Phi công “lỡ” truyền thông điệp “Cố lên” đến hành khách cũng bị sa thải. Nhân viên bày tỏ thái độ ủng hộ biểu tình trên mạng xã hội cũng bị sa thải.

Và không nằm ngoài dự đoán, những người đứng đầu Cathay Pacific từng “cứng đầu” trước Bắc Kinh gồm CEO Rupert Hogg, nhân vật số hai Paul Loo, chủ tịch John Slosar trước sức ép của Bắc Kinh, cũng đã phải từ chức để “lãnh trách nhiệm”.

Những người ở lại Cathay không khá khẩm hơn khi phải sống trong bầu không khí của Sợ hãi. Dưới mặt đất, nhân viên Cathay không dám thảo luận về tình hình chính trị, lo sợ sẽ bị ai đó báo cáo với cấp trên. Họ mang điện thoại “phụ” thay cho điện thoại chính, phòng trường hợp bị chính quyền kiểm tra thông tin bên trong. Họ thay đổi tài khoản mạng xã hội để tránh không bị theo dõi. Trên bầu trời, phi công không dám bàn luận trong buồng lái, tiếp viên canh chừng lẫn nhau. Tất cả đều không dám tự do biểu đạt suy nghĩ và ý kiến kể cả khi không còn trong giờ làm việc.

Đó là đích đến của khủng bố: Tạo ra một hình thế Sợ hãi, biết nghe lời, không dám chống lệnh. ĐCSTQ đang lặp lại mô hình giống Cách mạng Văn hóa cách nay hơn nửa thế kỷ và nỗi Sợ hãi giống như người Trung Quốc hiện nay.

hong kong bieu tinh den dt
Cuộc mít tinh tại Hồng Kông ngày 1/7 (Ảnh: Ng Tin Hung/CHRF)

Người Hồng Kông chặn đứng tham vọng của ĐCSTQ

Trong men say trên đà “chiến thắng” và tự tin với những hành động “khủng bố” tại nước ngoài và cả Hồng Kông, ĐCSTQ quyết định “thâu tóm” hòn đảo tự do này. Tiến thêm một bước nữa trong việc “siết chặt” Hồng Kông, ĐCSTQ núp dưới chính quyền Hồng Kông đã đưa ra đề xuất về Dự luật Dẫn độ. Và bằng cách trao cho chính quyền Bắc Kinh một công cụ pháp lý thuận tiện để bắt giữ những cá nhân được coi là “kẻ thù” của Nhà nước Cộng sản Trung Quốc, dự luật này được cho là sẽ đe dọa tự do của công dân Hồng Kông cũng như người nước ngoài cư trú tại đó.

Năm 1997, Hồng Kông được vương quốc Anh chuyển giao cho Trung Quốc với Thỏa thuận cam kết thực hiện “Một quốc gia, hai chế độ” sau khi Bắc Kinh hứa hẹn rằng Hồng Kông sẽ được tự do và tự trị trong vòng 50 năm ngay cả khi dưới sự thống trị của ĐCSTQ. Tuy nhiên, bản chất dối trá của ĐCSTQ qua năm tháng không bao giờ thay đổi.

Vào năm 2017, trước sự ngạc nhiên của vương quốc Anh, ĐCSTQ tuyên bố văn bản pháp lý được ký kết giữa hai quốc gia không có ý nghĩa thực tế. Thực chất, sau 22 năm trở về với “đất mẹ”, Hồng Kông từng bước đã bị “nhuộm đỏ” từ chính trị, giáo dục cho tới sự tự do dưới “kịch bản” của Bắc Kinh: Sửa đổi luật pháp nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận; Đưa giáo trình giảng dạy các bài học yêu nước yêu đảng vào sách giáo khoa nhằm tẩy não học sinh Hồng Kông; Các quan chức ĐCSTQ được bổ nhiệm vào chính phủ Hồng Kông… đang dần từng bước đưa lãnh thổ Hồng Kông nằm dưới sự kiểm soát lớn hơn của Đại Lục.

Mặc dù Thỏa thuận thể chế “Một quốc gia, hai chế độ” vẫn đang “leo lét, thoi thóp” bảo vệ Hồng Kông, nhưng ĐCSTQ đã “sản xuất” ra một số thủ tục hành chính, đơn giản nhằm làm xói mòn dần các quyền tự do của người dân xứ Cảng. Chẳng hạn như việc xuất – nhập cảnh tại biên giới Hồng Kông. Cư dân Hồng Kông cần được sự cho phép của chính quyền Trung Quốc mới được phép vượt qua biên giới. Mặc dù Lo Wu được cho là cửa khẩu bận rộn nhất thế giới với hơn 300.000 lượt người qua lại mỗi ngày mà không bị hạn chế, nhưng thực tế, các học viên Pháp Luân Công, các nhà báo điều tra, các nhà hoạt động nhân quyền và thậm chí cả nhà lập pháp dân chủ Hồng Kông không được phép qua lại.

Chính vì vậy, đề xuất sửa đổi Dự luật Dẫn độ đã làm dấy lên sự phẫn nộ của người dân Hồng Kông vì họ lo ngại rằng Trung Quốc sẽ lợi dụng và dẫn độ bất cứ ai chống lại chính quyền Trung Quốc. Người Hồng Kông hiểu rằng, luật sửa đổi này sẽ được sử dụng để bịt miệng các nhà phê bình đảng ở Hồng Kông. Và nếu bị dẫn độ về Trung Quốc thì bạn chắc chắn sẽ bị tra tấn trong các trại giam, biệt giam trong các nhà tù khét tiếng mà không biết ngày ra…

hong kong rao chan
Người biểu tình dựng các rào chắn trên đường, ngày 6/10/2019 (Ảnh: inmediahk.net)

Nhưng người Hồng Kông không phải người Trung Quốc Đại Lục. Người biểu tình ở Hồng Kông chủ lực là giới trẻ, dọn dẹp đường phố Hồng Kông sau biểu bình chủ yếu là giới trẻ, phong tỏa sân bay, trụ sở làm việc công quyền cũng là giới trẻ, phát biểu tại Liên Hiệp Quốc, gặp gỡ các chính khách thế giới, yêu cầu nghị viện Hoa Kỳ bảo vệ sự tự do và dân chủ cho Hồng Kông cũng là giới trẻ…

Bắc Kinh ngỡ rằng đó chỉ là những “đứa trẻ”, nhưng giới trẻ biểu tình ở Hồng Kông đa số là có bằng cấp, họ là sinh viên, luật sư, nhân viên ngân hàng, bác sĩ, phi công… cùng chung dòng máu Trung Hoa, nhưng lại có cách sống, cách nghĩ khác biệt và không bao giờ chịu lùi bước….

Nhiều người ở Hồng Kông đã chỉ trích thái độ quỵ lụy chính quyền Bắc Kinh của các doanh nghiệp nước ngoài tại Hồng Kông. David Webb, một nhà đấu tranh đồng thời là một nhà đầu tư được kính trọng, đã gọi những nhượng bộ của hãng Cathay là một hành vi khấu đầu trước Bắc Kinh đáng chê trách nhất.

Khi chính quyền Hồng Kông hùa theo giọng điệu của chính quyền Bắc Kinh, đe dọa bỏ tù những “kẻ bạo loạn”, người biểu tình Hồng Kông có ngay lời đáp: “Sợ gì nhà tù, sống nhà 6m quen rồi.”

Chẳng phải vô cớ mà sau các cuộc biểu tình rầm rộ tại Hồng Kông, doanh trại Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ở Thạch Cương lại mở cửa cho người dân Hồng Kông tham quan. Tại đây, du khách được mục sở thị các màn tập luyện chống bạo động của lính Trung Quốc, cũng như sờ tận tay các loại vũ khí hạng nặng như xe bọc thép, súng máy, trực thăng… Một thanh niên Hồng Kông 19 tuổi tỏ rõ quyết tâm: “Người Trung Quốc cứ đến, chúng tôi đã sẵn sàng. Nếu câu trả lời duy nhất của họ là súng đạn, chúng tôi chấp nhận. Họ sẽ không giết được tất cả mọi người, và phải chịu trách nhiệm trước cộng đồng thế giới về việc sát hại người vô tội”.

Ngay cả khi khi chính quyền Hồng Kông tuyên bố THU HỒI Dự luật Dẫn độ, vốn là động cơ biểu tình đầu tiên của người Hồng Kông, thì người Hồng Kông vẫn tiếp tục xuống đường biểu tình đòi 4 yêu cầu còn lại. Ngay cả khi phải đối mặt với sự “khủng bố” và đàn áp, khi mọi hoạt động phản kháng tiếp theo dễ bị Bắc Kinh chụp mũ là “phản động”, và khi nguy cơ lo ngại Hồng Kông sẽ trở thành một Thiên An Môn thứ hai, người Hồng Kông vẫn kiên định: “BÂY GIỜ HOẶC KHÔNG BAO GIỜ”.

ĐÚNG VẬY, người Hồng Kông đang phản kháng, đấu tranh lật tẩy văn hóa DỐI TRÁ VÀ BẠO LỰC của ĐCSTQ, thách thức quyền lực độc tài toàn trị sắt máu của nó và đang đẩy ĐCSTQ vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

hong kong keo co

Đón xem Kỳ cuối: Im lặng trước cái Ác đồng nghĩa là một thế giới đã chết

Anh Minh

Xem thêm:

Bình Luận