Phong trào phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông vẫn đang tiếp diễn. Hôm Chủ Nhật (25/8), hàng chục nghìn người Hồng Kông đã không ngại trời mưa, vẫn tham gia hoạt động diễu hành, kháng nghị cảnh sát lạm dụng vũ lực và yêu cầu chính phủ hồi đáp về 5 yêu cầu lớn. Cảnh sát lần đầu tiên điều động xe phun vòi rồng để đối phó với người biểu tình.

biểu tình Hồng Kông, phản đối luật dẫn độ
Cảnh sát ném nhiều lựu đạn hơi cay vào người biểu tình và lần đầu tiên điều động xe phun vòi rồng. (Ảnh: Vision Times)

Hôm Chủ Nhật (25/8), cư dân mạng Hồng Kông tiếp tục phát động diễu hành biểu tình, tiếp tục bị công ty đường sắt cao tốc Hồng Kông chèn ép, trước cuộc diễu hành, khoảng 11 giờ trưa, công ty đường sắt cao tốc Hồng Kông tuyên bố rằng, do hoạt động của công chúng, nên tuyến đường sắt Tsuen Wan sẽ không dừng ở nhà ga Quế Phường (Kwai Fong), nhà ga Tsuen Wan; tuyến đường sắt phía Tây cũng sẽ không dừng ở Tsuen Wan West, 3 nhà ga sẽ tạm đóng cửa.

Tuy nhiên hàng chục ngàn người dân Hồng Kông không sợ sự chèn ép của công ty đường sắt cao tốc Hồng Kông, không sợ cảnh báo gió cấp 1 (mức cảnh báo thấp nhất tại Hồng Kông), không sợ mưa to gió lớn. Nhiều người mặc áo mưa, cầm ô tiếp tục đến tập trung tại Sân vận động Kwai Chung.

bieu tinh hong kong 25 8 10
Hàng chục ngàn người Hồng Kông vẫn tham gia diễu hành phản đối dự luật dẫn độ dù trời mưa bão, họ yêu cầu chính phủ hồi đáp 5 yêu cầu lớn. (Ảnh: Vision Times)

Người trù bị cuộc diễu hành này là Lâm Khải Khang, cho biết, mục đích của cuộc diễu hành lần này là yêu cầu chính phủ hồi đáp 5 yêu cầu lớn, và phê bình cảnh sát lạm dụng bạo lực đối với người biểu tình hoà bình, trong đó có cả hành động nổ súng, đây là điều mà xã hội văn minh tuyệt đối không cho phép. Anh nói không tin tưởng Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga chân thành đối thoại với người dân. 

Dư Nghệ Minh, người phát động cuộc diễu hành đã phê bình công ty đường sắt Hồng Kông đóng cửa nhiều nhà ga: “Chúng tôi cũng rất không hài lòng với cách làm đóng cửa nhà ga của công ty đường sắt cao tốc Hồng Kông, là phương tiện vận chuyển đại chúng, khi các nhà ga đều đóng cửa, nhiều người chúng tôi tham gia tập trung như thế, sao lại hoàn toàn không suy xét. Chính vì một bài viết trên Nhân dân Nhật báo mà lựa chọn đóng cửa nhà ga, không hề quan tâm đến lợi ích của người dân Hồng Kông, đây là điều rất không nên.”

Do ảnh hưởng của thời tiết, nên cuộc diễu hành được tiến hành sớm hơn 15 phút, và bắt đầu xuất phát từ Sân vận động Kwai Chung. Sau khi cuộc diễu hành thay đổi lộ trình, cảnh sát đã phát đi thông báo không phản đối diễu hành, đi qua đường Quỳ Phúc (Kwai Fuk Road), cầu vượt cho người đi bộ trên đường Texaco và đường Yeung Uk; điểm kết thúc cuộc diễu hành là Công viên Tsuen Wan.

Hai sinh viên đại học cầm ô tham gia diễu hành, họ nói mình là “người Hồng Kông”, nhấn mạnh 5 yêu cầu không thể thiếu bất cứ điều nào: “Ví dụ như thu hồi lại định tính người biểu tình là bạo động và phóng thích những người biểu tình bị bắt là có quan hệ móc nối chặt chẽ với nhau. Thành lập Uỷ ban điều tra độc lập, bắt đầu từ ngày 9/6 đến hiện nay là điều rất quan trọng, bởi vì cảnh sát vẫn đang dùng bạo lực một cách không hợp lý, việc này làm không được, thì là không thể nào trả lại công bằng cho người bị bắt và người Hồng Kông. Ngoài ra, bầu cử phổ thông cũng có liên hệ mật thiết với thành lập Uỷ ban điều tra, bởi vì không có bầu cử thực sự, thì Uỷ ban điều tra độc lập kia cũng đều chỉ là giả, chỉ là chính phủ đang diễn trò.”

Họ rất không hài lòng với cách làm đóng cửa nhiều nhà ga đường sắt cao tốc Hồng Kông: “Ảnh hưởng nhất định là có, rất nhiều người không phải ở gần đây, họ phải ngồi tàu cao tốc để đến tham gia diễu hành”.

Một thanh niên họ Phan, làm việc trong lĩnh vực kho vận, anh nhấn mạnh, 5 yêu cầu không thể thiếu bất cứ điều nào, “Do đó, dù có mưa to gió lớn, dù cảnh báo gió cấp 8 đi nữa, tôi cũng sẽ tham gia.” Anh cũng vô cùng bất mãn với cách làm đóng cửa nhiều nhà ga của hệ thống đường sắt cao tốc Hồng Kông: “Người dân chúng tôi phát hiện đường sắt cao tốc chở cảnh sát đi trấn áp người biểu tình, phương tiện giao thông bình thường là nên phục vụ người dân, chứ không phải trở thành công cụ giúp chính phủ trấn áp người dân.”

Một cô gái họ Lâm chia sẻ: “Điều cơ bản nhất là rút lại dự luật, nhưng đến hiện nay chính phủ vẫn không làm được. Bạn cũng thấy rất nhiều cảnh sát bắt bớ và sử dụng vũ lực quá mức đối với người biểu tình, sử lựu đạn hơi cay và súng cũng hoàn toàn không tuân thủ đúng quy định, do đó [dù mưa to gió lớn] tôi cũng cần phải bước ra tham gia diễu hành.”

Cô phê bình đường sắt cao tốc Hồng Kông, nên phục vụ người dân chứ không phải phục vụ chính quyền; “Tôi cho rằng, ngay cả người dân không tham gia diễu hành biểu tình, anh cũng đã cướp mất quyền lợi của họ, điều anh nên làm là phục vụ người dân chứ không phải phục vụ chính quyền. Huống hồ diễu hành lại được chính phủ thông báo không phản đối, vậy vì sao anh lại phải làm thế?”

Hồng Kông, phản đối luật dẫn độ, biểu tình Hồng Kông
Cảnh sát ném nhiều lựu đạn hơi cay để xua đuổi người biểu tình, và lần đầu tiên điều động xe phun vòi rồng đến phòng bị. (Ảnh: Vision Times)

Khoảng 3 giờ chiều, đầu đoàn diễu hành đã đến điểm cuối là Công viên Tsuen Wan, và đặt tấm biểu ngữ có ghi 5 yêu cầu xuống đất. Vẫn còn có người bắt đầu xuất phát từ Sân vận động Kwai Chung. 

Khoảng 4 giờ chiều, nhiều người biểu tình tập trung tại nút giao đường Yeung Uk và phố Luen Yan, có người mang rất nhiều gậy tre đến địa điểm này để chặn đường. Trên mặt đất có rất nhiều gậy tre và chóp nón giao thông.  

Người biểu tình đối đầu với cảnh sát chống bạo động, đến khoảng 5:30 chiều, cảnh sát đã sử dụng lựu đạn hơi cay ở đường Yeung Uk; ở khu vực khác, gần lối ra của Skyline Plaza, người biểu tình ném gạch vào cảnh sát, cảnh sát cũng ném nhiều lựu đạn hơi cay.

Đến gần 6 giờ tối, cảnh sát đã sử dụng đến xe phun vòi rồng, sau đó tiếp tục điều động xe bọc thép.

Một số hình ảnh cuộc diễu hành chiều 25/8:

Hồng Kông, phản đối luật dẫn độ, biểu tình Hồng Kông
Người dân cầm ô tham gia biểu tình hôm 25/8. (Ảnh: Vision Times)
Hồng Kông, phản đối luật dẫn độ, biểu tình Hồng Kông
Người Hồng Kông cầm ô tham gia diễu hành phản đối dự luật dẫn dộ ngày 25/8. (Ảnh: Vision Times)
Hồng Kông, phản đối luật dẫn độ
Người Hồng Kông cầm ô tham gia biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ngày 25-8. (Ảnh: Vision Times)
Hồng Kông, biểu tình phản Hồng Kông, phản đối luật dẫn độ
Người Hồng Kông cầm ô tham gia diễu hành phản đối dự luật dẫn dộ ngày 25/8. (Ảnh: Epoch Times)
Hồng Kông, phản đối luật dẫn độ, biểu tình Hồng Kông
Cảnh sát sử dụng hơi cay để xua đuổi người biểu tình. (Ảnh: Vision Times)
biểu tình Hồng Kông, phản đối luật dẫn độ
Cảnh sát bắn đạn hơi cay vào người biểu tình. (Ảnh: Epoch Times)
biểu tình Hồng Kông, phản đối luật dẫn độ
Cảnh sát dùng hơi cay để xua đuổi người biểu tình. (Ảnh: Epoch Times)
Hồng Kông, biểu tình Hồng Kông, phản đối luật dẫn độ
Khoảng 4 giờ chiều, nhiều người biểu tình tập trung tại nút giao đường Yeung Uk và phố Luen Yan, có người mang rất nhiều gậy tre đến địa điểm này để chặn đường. (Ảnh: Epoch Times)

Trí Đạt

Xem thêm: