Về cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ ngày càng căng thẳng, một người Hoa tại Mỹ làm trong ngành công nghiệp công nghệ cao cho biết: “Dĩ nhiên Trung Quốc có quyền phát triển công nghệ cao, nhưng họ phải tuân theo luật chơi chung”. Trên trang blog cá nhân, ông Chu Sơn Đầu (Zhu Shandou), một người Hoa sống tại Mỹ cho biết, trong vòng 40 năm qua chính sách thương mại của Mỹ luôn duy trì hỗ trợ đối với Trung Quốc, kế hoạch “Made in China 2025” không chỉ vi phạm các nguyên tắc của WTO về thương mại tự do; trong tình cảnh Bắc Kinh chỉ ở vị trí thứ hai họ đã nghĩ đến vơ mọi thứ về mình, tình trạng này sau khi họ trở thành bá chủ thì cả thế giới có thể hết đường sống.

 

Embed from Getty Images

Trong một bài phát biểu tại Câu lạc bộ kinh tế Detroit (Detroit Economic Club) vào ngày 18/6/2018, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo cho biết, trong thời gian qua các nhà lãnh đạo của Trung Quốc tự xưng là “toàn cầu hóa” không tách rời “cởi mở”, đây quả là một trò cười. Bây giờ Bắc Kinh đang lấy mục tiêu hành động là đi ăn cướp của các nước trên thế giới, con đường mà Trung Quốc đang đi là muốn các nước khác rơi vào đường cùng.  

Chuyện thị phi của thương mại Trung-Mỹ

Trên trang blog cá nhân, ông Chu Sơn Đầu chỉ ra, qua 40 năm Trung Quốc cải cách và mở cửa, hoạt động thương mại Trung-Mỹ đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tiến bộ và phát triển của Trung Quốc. Những năm 1970 – 1980, vì Mỹ muốn cho Liên Xô thấy rõ những lợi ích khi đi theo con đường của Mỹ nên đã dành ưu đãi thương mại Siêu đồng minh đối với Trung Quốc; từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay, Mỹ hy vọng sẽ thông qua phát triển kinh tế để thúc đẩy Trung Quốc đi vào con đường dân chủ. Kiểu thương mại này chỉ một phía cởi mở, mang tính trợ giúp, nghĩa là thị trường Mỹ mở cửa cho Trung Quốc, còn Trung Quốc có thể bảo hộ một số lĩnh vực nhất định không mở cửa cho Mỹ. Bằng cách này, Mỹ đã giúp Tây Âu, Nhật Bản và những con rồng nhỏ châu Á phát triển thành nước phát triển, đã đưa Trung Quốc lên vị trí thứ hai thế giới về kinh tế, hiệu quả vượt xa cách viện trợ kiểu bố thí của Liên Xô.

Trong vài thập niên qua Mỹ đã luôn tích cực thúc đẩy cho Trung Quốc phát triển, tại sao Trung Quốc lại phải tưởng tượng định vị Mỹ như một kẻ thù? Bài viết cho cho rằng có những kẻ tâm tính vốn tráo trở, có những người hết lòng giúp đỡ người khác nhưng cuối cùng lại bị kẻ được giúp đỡ làm hại… Ở cấp độ quốc gia cũng vậy! Với người Mỹ, việc thấy nước xứng trợ giúp thì giúp là lẽ tự nhiên (take it for granted), nhưng khi đánh thì vẫn đánh, như những cuộc chiến thương mại với Nhật Bản, Tây Đức, gần đây nhất là cuộc chiến ngôn luận với cả nước đồng minh Canada. Mỹ đã gánh vác nhiệm vụ quốc phòng cho Canada…, đã giúp Canada xây dựng nên một trong những hệ thống phúc lợi xã hội tốt nhất thế giới, nhưng Canada lại tính toán so đo với Mỹ vì chút tiền trứng gà.   

“Made in China 2025” vi phạm nguyên tắc thương mại tự do của WTO

Theo bài viết, nguyên tắc của WTO quy định nhà nước không được can thiệp vào sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ, nếu không loại công nghệ này không được thương mại hóa. Trong lĩnh vực phi thương mại như quân sự thì có thể hiểu được, nhưng trong thương mại, chiến lược cơ bản của kế hoạch “Made in China 2025” chính là sự can thiệp của nhà nước. Dưới trợ cấp của nhà nước, các công ty Trung Quốc có thể thao túng thị trường, hiệu ứng về quy mô kinh tế có thể làm giảm giá thành sản phẩm, còn tình trạng độc quyền trên thị trường sẽ khiến đối thủ cạnh tranh phá sản, về dài hạn gây tác hại chung toàn xã hội.

“Made in China 2025” dựa vào “mua” và “ăn cắp” để hiện thực hóa

Theo bài viết phân tích, kế hoạch năm 2025 phải dựa vào “mua”“ăn cắp” để đạt được. Đây chính là nguyên nhân chính khiến Mỹ kích hoạt Điều tra 301 và đánh thuế. Ngoài trợ cấp nhà nước, Chính phủ Trung Quốc cũng sử dụng nguồn lực nhà nước giúp các công ty Trung Quốc thu mua công nghệ và các ngành công nghiệp sản xuất chiến lược của nước ngoài, dùng nhu cầu tiếp cận thị trường Trung Quốc để buộc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ, thậm chí dùng cả cơ quan tình báo quốc gia tham gia hoạt động gián điệp thương mại.

Nếu việc dùng nguồn tài nguyên quốc gia này trợ giúp trong giai đoạn phát triển ban đầu thì có thể chấp nhận được vì nguy cơ thất bại khi khởi nghiệp rất cao. Tuy nhiên, vấn đề là danh mục được liệt kê trong kế hoạch “Made in China 2025” của nhà cầm quyền Trung Quốc là tất cả các công nghệ tinh vi hiện đang phát triển, làm cho khả năng thành công của kế hoạch rất cao. Những kỹ thuật này phải mua lại toàn bộ, nhưng nếu bên sở hữu không muốn bán thì cũng không mua được, vì vậy có thể dùng trí tưởng tượng suy đoán nhà cầm quyền Bắc Kinh dùng thủ đoạn gì để giành được.

Trung Quốc mới chỉ thứ hai đã nghĩ chuyện cướp hết chén cơm về mình

Bài viết chỉ ra, kế hoạch “Made in China 2025” không chỉ báo động Mỹ, còn báo động toàn thế giới! Khi Mỹ dẫn đầu, nhiều bộ phận của các sản phẩm công nghiệp hàng đầu của Mỹ đã được mua trên toàn cầu, tiêu biểu như cánh cửa lên xuống của máy bay Boeing cũng là do Trung Quốc sản xuất, bằng cách đó mọi người đều được chia phần. Còn như kế hoạch “Made in China 2025”, trong sản xuất máy bay thì trên 70% các bộ phận phải được thực hiện ở Trung Quốc, bây giờ Trung Quốc chỉ đứng thứ hai đã tính chuyện vơ hết mọi thứ về mình, đến khi nó chiếm vị trí hàng đầu liệu nhiều nước khác còn đường sống?

Một khi nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc làm chủ được một loại công nghệ nào đó là nó lập tức dùng cuộc chiến giá cả, không ngại thua lỗ để ép bằng được đối thủ phá sản, sau đó chiếm độc quyền trên thị trường; hoặc Trung Quốc cho sản xuất ồ ạt khối lượng lớn một loại sản phẩm nào đó, bóp méo điều kiện sống của toàn bộ ngành công nghiệp đó. “Bằng thủ đoạn này, nhiều công ty Mỹ đã bị loại ra khỏi thị trường, sa thải hàng loạt nhân viên”, một người gốc Hoa làm trong ngành công nghiệp công nghệ cao tại Mỹ cho biết, “có rất nhiều người Mỹ gốc Hoa cũng đã trở thành nạn nhân”.

Hồi tháng Năm, Đại diện Thương mại Mỹ Lighthizer (Robert Lighthizer) tham dự buổi điều trần của Quốc hội Mỹ, khi đề cập đến “Made in China 2025” đã cho biết, nếu trong lĩnh vực phát triển trong tương lai, Bắc Kinh cạnh tranh lành mạnh như những nước khác thì không có vấn đề; nhưng bằng cách trợ cấp đầu tư 300 tỷ Đô la Mỹ, hạn chế tiếp cận thị trường và dùng những thủ đoạn để buộc người ta phải chuyển giao công nghệ, lấy việc hy sinh lợi ích của các quốc gia khác làm cái giá phải trả thì đây dĩ nhiên là một vấn đề khác.  

Tuyết Mai

Xem thêm: