Cuối tháng 11, Liên minh Phóng viên điều tra Quốc tế (ICIJ) cũng tiếp tục phơi bày một văn kiện cơ mật của chính phủ Trung Quốc, tiết lộ việc chính quyền Bắc Kinh làm thế nào để vận hành “trại tập trung” quy mô lớn ở Tân Cương, và việc chính quyền làm thế nào thông qua qua khoa học công nghệ để chế định danh sách người được đưa vào trại tập trung. Có thể nói, hai văn kiện nội bộ này được công bố có lực thúc đẩy thông qua Dự luật Chính sách Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ. Người tiết lộ loạt văn kiện mật lần thứ 2 hiện đang đối mặt với đe dọa tử vong. 

Tân Cương
Đặc cảnh tuần tra liên tục tên đường phố ở Tân Cương. (Ảnh từ internet)

Thân phận người phơi bày tài liệu Tân Cương được tiết lộ

Hai tuần trước, Liên minh Phóng viên Điều tra Quốc tế đã công bố báo cáo điều tra có tên “Điện văn Trung Quốc”, nội dung nói chi tiết việc chính phủ Trung Quốc làm thế nào thông qua các trại giáo dục cải tạo để giam giữ và quản chế hàng triệu người dân tộc thiểu số ở Tây Tạng. Cùng với 24 trang văn kiện nội bộ của Trung Quốc được công bố ra bên ngoài, nhưng các giới vẫn không hiểu được văn kiện quan trọng này làm thế nào mà lại bị tuồn từ trong nước Trung Quốc ra nước ngoài được.

Theo Asiye Abdulaheb – 46 tuổi, nữ giới, người Duy Ngô Nhĩ trú tại Hà Lan trả lời phỏng vấn của tờ Báo Nhân dân Hà Lan đã nói, bà chính là người đã công bố 24 trang “tài liệu Tân Cương”. Sau khi bà công khai nội dung tài liệu, để đảm bảo cho an toàn bản thân và người nhà nên đã quyết định thông qua phỏng vấn để công khai thân phận mình. 

Báo Nhân dân Hà Lan (De Volkskrant) căn cứ vào phỏng vấn bà Asiye Abdulaheb và chồng cũ của bà là Jasur Abibula để đi đầu đưa tin về tác dụng mà bà đã khởi được trong quá trình công khai loạt tài liệu thứ hai về Tân Cương. Asiye Abdulaheb và chồng cũ đều là công dân Hà Lan, từ năm 2009 đến nay họ vẫn sinh sống ở Hà Lan, họ có một con gái 8 tuổi và con trai 6 tuổi. 

Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại của Đài Tiếng nói nước Đức, Asiye Abdulaheb cho biết hồi tháng 6 năm nay bà có được 24 trang tài liệu mật này thông qua một người hiểu nội tình sự việc này. Bà nói, sau khi nhận được tài liệu này trong lòng bà luôn thấp thỏm, bởi vì bà biết rõ tài liệu này vô cùng quan trọng đối với báo cáo về trại tập trung Tân Cương, nhưng đồng thời bà cũng không rõ nên xử tài liệu này như thế nào. Thế là bà đã đem một trong tài liệu này chia sẻ lên Twitter, hy vọng phóng viên hoặc học giả quan tâm đến trại giáo dục cải tạo Tân Cương có thể liên hệ với bà. 

Ông Adrian Zenz – Chuyên gia người Đức về vấn đề Tân Cương đọc được tweet của bà Asiye Abdulaheb và đã chủ động liên hệ với bà, và giúp bà xác nhận tính chân thực của tài liệu. Ông Adrian Zenz cho biết, phạm vi sử dụng và phương thức sắp chữ của tài liệu này giống với văn kiện hành chính của Trung Quốc, ông tin chắc những tài liệu này là chân thực. Nhưng đồng thời ông cũng nói thẳng tiết lộ tài liệu đối với người Duy Ngô Nhĩ mà nói là hành vi có rủi ro rất cao, bởi vì họ có thể bị xử 10 năm tù, thậm chí là đối mặt với tử hình. 

Ông Adrian Zenz và một chuyên gia nghiên cứu Tân Cương khác đã giúp bà Asiye Abdulaheb liên lạc với một phóng viên. Sau đó, Liên minh Phóng viên điều tra quốc tế và 17 tổ chức khác gồm cả New York Times cùng liên thủ, họ đã đăng bài viết căn cứ vào tài liệu dài 24 trang này để tiết lộ chi tiết cách hoạt động cụ thể của “trại giáo dục cải tạo Tân Cương”.

Ngoài ra, theo Đài NBC (Mỹ) đưa tin, tài liệu này là cơ sở để NBC và hơn 75 phóng viên tin tức của 14 quốc gia và khu vực cùng điều tra và phơi bày thực trạng giam giữ người trong trại tập trung Tân Cương. 

Phóng viên phương Tây đã cùng nhau phối hợp điều tra tiết lộ chi tiết về nơi mà các chính phủ phương Tây gọi là một trong những nơi thảm họa nhân quyền lớn nhất thời cận đại; những nghiên cứu về phương diện này trước đây chủ yếu là thông qua miêu tả của những người bị giam giữ, bản đồ vệ tinh và săn tin. 

Đe dọa tử vong đến từ Bắc Kinh

Sau khi Asiye Abdulaheb có được tài liệu cơ mật này, bà cũng bắt đầu nhận được các kiểu dọa nạt và quấy nhiễu. 

Theo New York Times đưa tin, tại Hà Lan, từ tháng 6 khi đăng tweet liên quan đến tài liệu này, Asiye Abdulaheb phát hiện một số tài khoản mạng xã hội và một tài khoản Hotmail của bà đã bị hacker xâm nhập. 

Trên Facebook Messenger, bà nhận được một dòng tin nhắn bằng ngôn ngữ Duy Ngô Nhĩ nói rằng: “Nếu không dừng lại, bà sẽ bị cắt thành từng miếng vứt trong thùng rác màu đen trước cổng nhà bà.”

“Việc này khiến tôi rất sợ hãi”, bà nói. 

Sau đó, đến đầu tháng 9, một người bạn của Jasur Abibula (chồng cũ của bà Asiye Abdulaheb) từng làm việc tại một tòa án ở Tân Cương đã liên hệ với ông. Người này mời Jasur Abibula đến Dubai và sẽ chi trả mọi chi phí cho ông. Asiye Abdulaheb nói, ngày 9/9, ông đã đến Dubai, đã gặp mặt người bạn này và một số người Hán là nhân viên Quốc an Trung Quốc.

Theo Đài Tiếng nói nước Đức đưa tin, sau khi đến Dubai, những người đợi chồng cũ của bà Asiye Abdulaheb là người bạn và một số cảnh sát Trung Quốc. Asiye Abdulaheb nói những cảnh sát này đã đưa cho chồng cũ của bà một chiếc USB chứa phần mềm chuyên biệt, bảo ông sau khi trở về Hà Lan hãy cắm nó vào máy tính của Asiye Abdulaheb để họ xâm nhập vào máy tính của bà. Bà Asiye Abdulaheb nói với Đài Tiếng nói nước Đức rằng: “Họ nói, nếu ông ấy phối hợp, chính phủ Trung Quốc sẽ cấp visa để ông có thể về Trung Quốc bất cứ lúc nào. Họ còn đe dọa, nếu có người giết ông ở Dubai rồi vứt xác ông ở nơi hoang vắng, 20 – 30 năm cũng không có ai phát hiện ai đã giết ông, cũng không có ai phát hiện được xác của ông cả.”

Từ người phụ nữ chính trong gia đình đến người phơi bày sự thật

Sau khi chồng cũ của bà Asiye Abdulaheb trở về Hà Lan, ngày hôm sau, ông đã kể hết tất cả mọi việc với bà, bà khuyên chồng cũ của mình nên đến cảnh sát địa phương báo án. Mặc dù Asiye Abdulaheb lo lắng bản thân và người nhà mình có thể bị trả thù vì công khai tài liệu cơ mật này, nhưng bà cho rằng bản thân mình ở thế giới tự do, không thể không mạo hiểm. 

Bà nói với Đài Tiếng nói nước Đức: “Tôi sống ở một quốc gia pháp trị, cho nên sự an toàn sinh mạng của tôi được bảo vệ, nhưng người giao tài liệu này cho tôi đang sống trong sự kiểm soát của chính phủ Trung Quốc, ông ấy đã mạo hiểm tính mạng để giao tài liệu cho tôi. Lẽ nào tôi không thể mạo hiểm như ông ấy? Tôi cho rằng mình cần phải mạo hiểm để công khai tài liệu.”

Asiye Abdulaheb từng có thời gian dài làm việc cho chính phủ Trung Quốc, năm 2009, do liên quan đến công việc nên đã rời khỏi Trung Quốc. Sau khi ra nước ngoài, bà mới bắt đầu thấy kinh ngạc khi phát hiện “có nhiều việc bất thường”, cho nên trong tình huống bất đắc dĩ nên bà đã nộp đơn xin tị nạn chính trị lên chính phủ Hà Lan. 

Bà nói với Đài Tiếng nói nước Đức: “Trước đó tôi không phải là người rất tích cực tham gia các hoạt động nhân quyền, bời vì tôi vẫn luôn bận rộn với cuộc sống của mình, bao gồm cả việc chăm sóc con cái và học ngôn ngữ địa phương. Thời điểm đó, tình hình Tân Cương vẫn chưa nghiêm trọng như hiện nay, nhiều người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài còn có thể liên hệ với người nhà ở Trung Quốc, có một số người thậm chí còn có thể về nước, cho nên khi đó tôi chưa từng nghĩ đến tham dự chính trị.”

Nhưng bà nói cách đây 2 – 3 năm, rất nhiều người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài đã bị gián đoạn liên lạc với người nhà ở Tân Cương, cảm giác nguy cấp đã buộc bà bắt đầu tham gia vào hoạt động nhân quyền ở nước ngoài.

Trong trả lời phỏng vấn, ông Adrian Zenz nói, đối với Asiye Abdulaheb mà nói, “việc lộ diện một cách công khai sẽ giúp bà an toàn hơn”, tránh được khả năng bị trả thù. “Đó là bởi vì nếu bà xảy ra chuyện gì, thì đó sẽ là câu chuyện mới”, ông Adrian Zenz nói “im lặng có khả năng sẽ tồi tệ hơn.”

Asiye Abdulaheb nói, sau khi tiết lộ thân phận của mình, bà cảm thấy nhẹ nhõm hơn. 

“Tôi đã nói ra tất cả”, bà nói, “Hiện tại tôi rất bình tĩnh.”

Tiếng nói mạnh mẽ ngày Nhân quyền quốc tế

Ngày 3/12, Hạ viện Mỹ đã biểu quyết thông qua “Đạo luật Chính sách Nhân quyền Tân Cương” với 470 phiếu thuận và 1 phiếu chống. Trước đó, hồi giữa tháng 11, New York Times đã phơi bày hơn 400 trang tài liệu liên quan đến “Trại tập trung Tân Cương”.

Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã phát biểu tuyên bố nhân ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12, trong đó chỉ ra, chính phủ Trung Quốc tiếp tục áp chế thành viên tôn giáo và dân tộc thiểu số Tại tân Cương, Tây Tạng và các khu vực khác; hơn nữa còn phá hoại tự do của người Hồng Kông được bảo đảm bởi “Tuyên bố chung Trung – Anh” và “Luật Cơ bản”. Chính quyền  Iran, Syria và Venezuela mỗi ngày đều phạm hành vi xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng, những hành vi bạo lực này đã làm chấn động lương tri của con người. 

Mỹ sẽ có hành động tấn công những hành vi hủ bại và xâm phạm nghiêm trọng quyền con người. Những hành động này nhắm vào hành vi xâm phạm quyền con người và hủ bại nghiêm trọng trên quy mô toàn cầu, nó cho thấy Mỹ có hành động đối với những người pháp hoại pháp chế, không nhìn nhận quyền con người được quốc tế công nhận, đe dọa ổn định chính trị và hệ thống kinh tế quốc tế, khiến họ phải gánh chịu tất cả những hậu quả thực tế và nghiêm trọng mà họ đã gây ra.

Trí Đạt

Xem thêm: