Sau năm 2000, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu lợi dụng Ngũ mao (Wumao, hay đội quân 50 xu) trên mạng để phát tán thông tin giả nhằm kiểm soát và dẫn dắt dư luận. Gần đây, Ngũ mao ĐCSTQ trong nước lại phát động cuộc chiến chửi nhà văn Vũ Hán Phương Phương; trên mạng xã hội ngoài Trung Quốc, từ phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ và chiến tranh thương mại Mỹ – Trung năm ngoái, cho đến gần đây là sự kiện dịch virus Trung Cộng (virus viêm phổi Vũ Hán), đều có lượng lớn thông tin giả được lan truyền, khiến cho cộng đồng quốc tế lo lắng. 

Embed from Getty Images

“Ngũ mao” một hiện tượng đặc biệt của ĐCSTQ cũng khiến cho phương Tây chú ý. Trước đó đã có học giả phương Tây tiến hành nghiên cứu học thuật về hiện tượng này, Đảng Ngũ mao mỗi năm đăng khoảng 448 triệu bài, một con số khiến ngoại giới vô cùng kinh ngạc.

Hòm thư Văn phòng tuyên truyền mạng của ĐCSTQ rò rỉ ra ngoài

Tháng 12/2014, chủ một Blog nặc danh “Xiaolan” phơi bày hơn 2.300 bức thư điện tử gửi và nhận từ năm 2013 – 2014 của Văn phòng tuyên truyền mạng thuộc quận (khu) Chương Cống thành phố Cám Châu tỉnh Giang Tây, trong đó đại đa số là thư từ qua lại giữa Văn phòng tuyên truyền mạng và Ngũ mao, bao gồm báo cáo công tác của Ngũ mao và chỉ định nhiệm vụ.

Giáo sư Gary King của Đại học Harvard, Phó Giáo sư Jennifer Pan của Đại học Stanford và Phó Giáo sư Margaret E. Roberts của phân hiệu San Diego Đại học California, sau khi nhận được tài liệu này đã tiến hành nghiên cứu phân tích trên quy mô lớn và công bố luận văn vào ngày 9/4/2017 trên Tạp chí Bình luận Khoa học Chính trị Mỹ (American Political Science Review), luận văn có tiêu đề “Chính phủ Trung Quốc làm thế nào biên tạo các bài viết trên mạng truyền thông xã hội để tạo chiến lược phân hóa (đánh lạc hướng) mà không sa vào tranh luận” (How the Chinese Government Fabricates Social Media Posts for Strategic Distraction, Not Engaged Argument).

Nghiên cứu ngày cho thấy, đại đa số bài đăng của Ngũ mao là do các tài khoản chính thức của các cơ quan ĐCSTQ đăng, ví dụ Cục Thương mại, Tòa án, Cục thuế địa phương, Cục Nhân lực và An sinh xã hội, Văn phòng khu dân cư, Văn phòng đảng thị trấn v.v…; còn bài đăng thực sự từ các cơ quan tuyên truyền chỉ chiếm khoảng 20%.

Do đó có thể thấy, cơ quan đảng và chính quyền các cấp cùng nhân viên công vụ có thể kiêm nhiệm cả vai trò Ngũ mao, có sự khác biệt so với suy đoán trước đây của ngoại giới cho rằng Ngũ mao là người dân bình thường.

Nghiên cứu còn chỉ ra, nội dung bài đăng của Đảng Ngũ mao được chia làm 5 loại, bao gồm nhạo báng nước ngoài, tranh luận về thời sự chính trị với cư dân mạng, bày tỏ sự hài lòng đối với ĐCSTQ, thuần túy tuyên dương các các chính sách của ĐCSTQ, cho đến khen ngợi ĐCSTQ và cái gọi là yêu đảng yêu nước. Trong đó, nội dung loại cuối cùng chiếm tỷ lệ hơn 60%, còn các nội dung loại khác chiếm tỷ lệ thấp hơn 20%.

ab6c9e079e13f0f5efb10ed34fc5e71a
Mối quan hệ giữa thời gian và số lượng bài đăng của Ngũ mao (Ảnh từ luận văn)

Nghiên cứu cũng phát hiện, Đảng Ngũ mao không phải là tùy ý đăng bài và đăng bất cứ lúc nào. Theo thống kê mối quan hệ giữa thời gian và lượng đăng bài, các đơn vị, các cơ quan chỉ khi xảy ra sự kiện lớn hoặc hoặc thời điểm đặc biệt mới đăng bài với mật độ dày đặc. Nếu sự kiện đặc biệt có khả năng gây ra tranh cãi trong người dân, thì các bài viết liên quan sẽ đặc biệt nhiều.

31797a4e944d3a65ed0dd2b6a34d331f
Biểu đồ tỉ lệ 5 dạng bài viết của Ngũ mao (Ảnh từ luận văn)

Thống kê nghiên cứu, mỗi năm ĐCSTQ tổ chức đăng khoảng 448 triệu bài, nghĩa là cứ trong khoảng mỗi 179 bình luận có một bình luận là từ Ngũ Mao. Đảng Ngũ mao không phải là muốn thông qua biện luận để thay đổi suy nghĩ của người khác; mục đích chủ yếu của họ là chuyển dịch sự chú ý của người dân đối với sự kiện đặc biệt, tạo ra sự phân hóa, phân tâm, chứ không phải là tiến hành giao tiếp theo kiểu trình bày và chứng minh một cách bình thường với người khác.

Ngũ mao ĐCSTQ can nhiễu đến dư luận quốc tế

Nhiều năm qua, liên tiếp có rất nhiều sự kiện Ngũ mao khiêu khích và gây hấn ở bên ngoài Trung Quốc và xu thế ngày càng mạnh hơn đã khiến cộng đồng quốc tế lo lắng.

Tháng 11/2018, trong thời gian diễn ra bầu cử 9 trong 1 của Đài Loan, trên mạng internet tại Đài Loan dấy lên “làn sóng Hàn Quốc Du”, ông Hàn Quốc Du có tỷ lệ ủng hộ trên mạng cực cao, về sau cũng trúng cử làm Thị trưởng thành phố Cao Hùng.

Tháng 1/2019, Tạp chí CommonWealth nổi tiếng tại Đài Loan thông qua phân tích dữ liệu lớn (big data) phát hiện, trên hệ thống bảng thông báo điện tử nổi tiếng nhất Đài Loan PPT (www.ptt.cc), nghi ngờ có Ngũ mao của ĐCSTQ dùng nhiều tài khoản, trong thời gian bầu cử đã đăng bài ủng hộ ông Hàn Quốc Du với mật độ dày đặc, để dẫn dắt định hướng dư luận trên mạng.

Trong tháng 6/2019, Tạp chí Foreign Policy tại Mỹ cũng xuất bản bài viết tiết lộ, một nhánh nghi là thuộc đội quân trên mạng của ĐCSTQ thông qua nhiều tài khoản mạng xã hội giúp đỡ ông Hàn Quốc Du tạo thanh thế và tạo tin tức giả để tấn công đối thủ chính trị, đồng thời để lại bình luận công kích những người phê bình ông Hàn Quốc Du.

Tháng 11/2018, Phó Cục trưởng Cục An ninh Quốc gia Đài Loan Trần Văn Phàm trả lời câu hỏi tại Viện Lập pháp, khi được hỏi đến vấn đề liệu ĐCSTQ có phải đã tham gia vào dẫn dắt dư luận Đài Loan, ông Trần Văn Phàm trả lời, “Đây là điều không phải nghi ngờ”.

Năm 2019, trong thời gian diễn ra phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông, vì để che giấu thông tin chân thực về phong trào này, ĐCSTQ đã phái lượng lớn Ngũ mao bôi nhọ trên các mạng xã hội như Twitter, Facebook.

Ngày 19/8/2019, Twitter đã ngừng hoạt động 936 tài khoản, bởi vì họ “phát tán tin giả” nhằm “tổn hại tính hợp lý của phong trào chính trị tại Hồng Kông”. Công ty Twitter còn cho biết, những tài khoản này có liên quan đến chiến tranh thông tin mà ĐCSTQ hỗ trợ.

Cũng trong cùng ngày, Facebook đóng 7 trang fanpage, 3 nhóm và 5 tài khoản, bởi vì họ liên quan đến “hành vi không đúng và cùng nhắm vào Hồng Kông”. Tuyên bố của Facebook cho biết, “mặc dù những người đằng sau những hành vi này có ý giấu thân phận của họ, nhưng điều tra của chúng tôi phát hiện những người này có liên quan đến Chính phủ Trung Quốc”.

Năm 2020, ĐCSTQ che giấu thông tin dẫn đến dịch bệnh lây lan ra toàn thế giới. ĐCSTQ cũng vì thế mà xuất kích tứ phía, phái Ngũ mao ở nước ngoài điền vào chỗ trống theo bản thảo đã lập sẵn, phát tán tin đồn trên mạng internet, trang web và truyền thông ở các nước, để tạo sự hoang mang tại địa phương, tạo hình tượng ĐCSTQ chống dịch có hiệu quả.

4f254249b8e1e546d850ef427d6c6172
Tháng 3/2020, truyền thông ngoài Trung Quốc phát hiện có lượng lớn những tin đồn với nội dung tương đồng, những tin đồn này được cho là hành động thống nhất của Ngũ mao ĐCSTQ đang gây rối loạn ở các nước. Trong ảnh là bài đăng cùng một nội dung, chỉ khác nhau tên nước Nhật Bản (trái) và tên nước Pháp (bên phải).
3fa4ae900a010d7e9e1590de5a273174
Tháng 3/2020, truyền thông ngoài Trung Quốc phát hiện có lượng lớn những tin đồn với nội dung tương đồng, những tin đồn này được cho là hành động thống nhất của Ngũ mao ĐCSTQ đang gây rối loạn ở các nước. Trong ảnh là bài đăng cùng một nội dung, chỉ khác nhau tên nước Canada (trái) và tên nước Úc (bên phải).

Tài liệu bồi dưỡng đào tạo Ngũ mao bị lộ

Tháng Ba năm nay, Tăng Tranh (Jennifer Zeng) – một người làm truyền thông cá nhân, phơi bày một văn kiện ĐCSTQ chỉ đạo Ngũ mao làm thế nào để “đánh thắng cuộc chiến tin tức dư luận trên mạng”.

Văn kiện nói, cuộc chiến dư luận trên mạng có quan hệ đến sự tồn vong của chính quyền ĐCSTQ, Ngũ mao cần “chuẩn bị mọi lúc” để “bảo vệ phòng tuyến internet”.

Văn kiện yêu cầu Ngũ Mao phải khéo léo che giấu thân phận thật; lĩnh hội “tinh thần cao nhất” của cấp trên; hợp tác “xuyên khu vực, xuyên ngành nghề”, chấp hành nhiệm vụ chỉ định đặc biệt; duy hộ việc dẫn dắt định hướng dư luận trên mạng.

Ví dụ như, trong thời gian cần thiết, Ngũ mao còn tạo tin tức giả giật gân và phân tán sự chú ý của dân mạng; đối với diễn đàn có lượng người theo dõi nhiều, Ngũ mao “đầu tiên cần làm là tạo ra sự hỗn loạn, tiến hành can thiệp bằng cách thông qua các bài viết tưởng đúng nhưng thực tế là sai, theo dõi và có ý bình luận giải thích méo mó một cách phi lý tính, để tạo ra hiểu nhầm và tranh luận, dịch chuyển lực chú ý của cư dân mạng”.

Bài viết còn nói, đối với những trang mạng ngoài Trung Quốc tương đối khó kiểm soát, Ngũ mao dùng các bài viết ngắn không thực chất và phi lý tính để làm nhiễu loạn trang chủ, khiến người đọc mất hứng thú đọc tiếp.

Số lượng quân đội mạng của ĐCSTQ

Ngày 5/4, nhà kinh tế học độc lập “Mắt lạnh Tài chính Kinh tế” (@财经冷眼) đăng tweet tiết lộ, ĐCSTQ đang chiêu mộ người trẻ tuổi để thành lập bộ đội mạng, theo nhiệm vụ mà ĐCSTQ ra lệnh cho Đoàn Thanh niên tại 32 tỉnh thành và 8 cơ cấu như cơ quan trực thuộc Trung ương, cơ quan quốc gia, doanh nghiệp Trung ương, Binh đoàn Tân Cương v.v, có vẻ như ĐCSTQ đang chiêu mộ 4 triệu tình nguyện viên mạng trong hệ thống các trường giáo dục bậc cao, và 6,23 triệu tình nguyện viên mạng ở các đơn vị khác. “Tình nguyện viên mạng” chính là “đảng ngũ mao điển hình”, số người lên đến chiêu mộ lên đến hơn 10 triệu.

58b6679f78eb248d89e30a6d42b3e304
Thông tin trên mạng cho thấy, ĐCSTQ chiêu mộ tình nguyện viên mạng ở các nơi, số người trong danh sách lên đến 10 triệu người (Ảnh từ internet)

Mặc dù hiện nay ngoại giới vẫn chưa thể biết được “đảng ngũ mao” của ĐCSTQ rốt cuộc có bao nhiêu người, nhưng nhà kinh tế học độc lập “@Mắt lạnh Tài chính Kinh tế” hôm 5/4 đăng hình ảnh cho thấy, ĐCSTQ chuẩn bị hoặc đang chiêu mộ “tình nguyện viên mạng”, chính là “đảng ngũ mao điển hình”, số người lên đến 10 triệu. Tweet đăng tiết lộ, ĐCSTQ đang chiêu mộ người trẻ tuổi để thành lập bộ đội mạng, theo nhiệm vụ mà ĐCSTQ ra lệnh cho Đoàn Thanh niên tại 32 tỉnh thành và 8 cơ cấu như cơ quan trực thuộc Trung ương, cơ quan quốc gia, doanh nghiệp Trung ương, Binh đoàn Tân Cương v.v, có vẻ như ĐCSTQ đang chiêu mộ 4 triệu tình nguyện viên mạng trong hệ thống các trường giáo dục bậc cao, và 6,23 triệu tình nguyện viên mạng ở các đơn vị khác.

Ngoài ra, tờ Epoch Times ở Mỹ đã nhận được 4 văn kiện nội bộ của huyện Phương Chính thành phố Cáp Nhĩ Tân, bao gồm: “Chuẩn tắc xây dựng đội ngũ quân mạng của Ủy ban Chính trị Pháp luật huyện Phương Chính”, “Đội quân mạng chuyên nghiệp của huyện Phương Chính”, “Đội quân mạng địa phương của huyện Phương Chính”, “Tổng kết công tác quân mạng của Ủy ban Chính trị Pháp Luật huyện Phương Chính (năm 2019)”, và bức ảnh hiện trường buổi đào tạo huấn luyện quân mạng của huyện Phương Chính.

Screen Shot 2020 04 10 at 10.59.58 AM
Ủy ban Chính trị Pháp luật huyện Phương Chính (thành phố Cáp Nhĩ Tân) họp về công tác quân đội trên mạng. (Ảnh: Epoch Times)

Văn kiện cho thấy, nhiệm vụ chủ yếu của Tiểu tổ lãnh đạo công tác bình luận trên mạng là: Định kỳ chiểu theo nội dung nóng trên mạng, tiến hành đào tạo một cách hệ thống đối với bình luận viên trên mạng; để các bình luận viên trên mạng nắm được “ngôn ngữ quần chúng”, “ngôn ngữ chính quyền”; trong trường hợp điển hình, bình luận viên mạng tiến hành “tuyên truyền chính diện và dẫn hướng dư luận” trên Weibo, WeChat, tin tức chủ đề, diễn đàn; đối với những “chủ đề” có tranh luận, tổ chức cho bình luận viên mạng tăng cường phạm vi tuyên truyền, đăng lại trên các trận địa của mình như Blog, diễn đàn, Tieba, v.v.

Văn kiện còn tiết lộ, “cần huy động tính tích cực của bình luận viên mạng”, từ “hai phương diện vật chất và chính trị tiến hành thưởng hoặc khích lệ”, tiến hành khen thưởng đối với bình luận viên mạng có thành tích nổi trội, dùng việc này để nâng cao số lượng bình luận trên mạng.

Ngoài ra, từ năm 2013, ĐCSTQ đã có hơn 2 triệu “chuyên gia phân tích tình cảm dư luận trên mạng”. Tháng 10/2013, tờ Tân Kinh báo (Beijing News) từng tiết lộ, những chuyên gia phân tích này phân bố trong các cơ cấu như cơ quan tuyên truyền của đảng, cổng thông tin, công ty thương mại, v.v. Công việc của họ là kiểm tra thông tin mạng internet, phân tích xu hướng dư luận, nghiên cứu hoàn cảnh dư luận, v.v, và chỉnh lý những phân tích nghiên cứu này thành báo cáo, sau đó trình cho những người ra quyết sách.

Theo một bản tin của Đài Á Châu Tự do (RFA) ngày 10/9/2018, bộ đội mạng của Trung Quốc rất lớn, tổng số người lên đến hàng chục triệu. Bao gồm cảnh sát mạng của cơ quan công an các cấp, “chuyên gia phân tích tình cảm dư luận trên mạng” cũng thuộc “đặc vụ mạng” và các thẩm duyệt viên nội dung trên mạng thuộc biên chế nhân viên công vụ quốc gia nằm trong “Phòng An ninh mạng” các cấp. Số này không bao gồm thành viên “đảng ngũ mao” với số lượng khổng lồ mà ĐCSTQ đang nắm giữ.

Trí Đạt (t/h)

Xem thêm:

MỜI NGHE PODCAST: Báo cáo của chính quyền Trump lên án “nhiều hành vi xấu” của ĐCSTQ