Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang lao vào nhiều cuộc xung đột ngoại giao quốc tế: với Mỹ đang diễn ra trên nhiều mặt trận, với Hồng Kông là tăng cường kiểm soát dẫn đến xu thế biểu tình leo thang, với Ấn Độ là vấn đề tranh chấp biên giới không có hồi kết, việc xử lý dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán do virus corona khiến cộng đồng quốc tế chỉ trích…

2566776 PH
Ảnh từ internet

Dưới đây là tổng hợp về một số xung đột hệ trọng giữa ĐCSTQ và các nước:

Mỹ

Mối quan hệ giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới Mỹ và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Tranh chấp giữa hai nước bao gồm thương mại và khoa học công nghệ, Mỹ cũng chỉ trích Trung Quốc trong hành động phòng ngừa dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, trong khi Trung Quốc cáo buộc Mỹ ủng hộ các cuộc biểu tình ở Hồng Kông.

Hồng Kông

Việc ĐCSTQ thông qua Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông đã khiến Mỹ đang thúc đẩy biện pháp đáp trả, trong khi các nước phương Tây khác cũng phản ứng bất bình. Đáng chú ý là nước Anh nơi Hồng Kông là từng là thuộc địa, tuyên bố rằng họ có ý định nới lỏng quyền cấp thị thực của Anh cho người nước ngoài (BNO) đối với người mang hộ chiếu Hồng Kông.

Bệnh viêm phổi Vũ Hán do virus corona

Vào cuối năm ngoái dịch bệnh đã bùng phát ở Vũ Hán – Trung Quốc, sau đó lan rộng ra toàn thế giới. Nhiều nước mà tiêu biểu là Mỹ và Úc… đã yêu cầu truy cứu trách nhiệm đối với ĐCSTQ do tắc trách khi dịch bệnh khởi phát. Một số nước cũng chỉ trích ĐCSTQ vì thực tế tệ hại trong ngoại giao phòng chống dịch bệnh.

Đài Loan

Trong nỗ lực muốn thôn tính Đài Loan, ĐCSTQ đang tăng cường áp lực ở cấp độ ngoại giao và quân sự đối với nước này. Tuy nhiên tại Đài Loan, bà Thái Anh Văn theo xu hướng chống ĐCSTQ đã đắc cử Tổng thống vào cuối tháng Một với số phiếu áp đảo phe thân ĐCSTQ, cho thấy rõ ý dân Đài Loan về tương lai của họ.

Ấn Độ

Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra xung đột quân sự tại biên giới ở mức tồi tệ nhất kể từ năm 2017, và binh sĩ của hai nước đã đối đầu nhau ở khu vực Ladakh xa xôi.

Tân Cương

Cách ĐCSTQ đối xử với người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương đã gây nhiều chỉ trích từ cộng đồng quốc tế. Tháng trước, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật với số phiếu chiếm áp đảo liên quan đến biện pháp trừng phạt đối với các quan chức chịu trách nhiệm đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.

Huawei

Chính phủ Mỹ chỉ ra rằng thiết bị viễn thông của Huawei Trung Quốc có những lo ngại về bảo mật, qua đó cảnh báo các đồng minh sử dụng thiết bị mạng Huawei có thể bị đình chỉ trong việc chia sẻ thông tin tình báo có giá trị. Vào tháng trước, Mỹ đã có động thái mới nhằm chặn các nhà cung cấp chip toàn cầu cung cấp cho Huawei, nhưng Huawei phủ nhận việc thiết bị của họ có nguy cơ bảo mật.

Canada

Kể từ cuối năm 2018 khi giám đốc tài chính của Huawei là bà Mạnh Vãn Châu bị bắt tại Canada, quan hệ Canada-Trung Quốc không ngừng leo thang căng thẳng. Không lâu sau khi Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu theo yêu cầu của Mỹ, giới chức ĐCSTQ đã trả đũa bằng việc bắt giữ hai người Canada và tạm ngừng nhập khẩu một phần hạt cải dầu Canada. Vào tháng trước, một phán quyết của tòa án Canada đã khiến giấc mơ tự do của bà Mạnh Vãn Châu bị ngăn lại, quá trình dẫn độ về Mỹ sẽ tiếp tục triển khai.

Liên minh châu Âu (EU)

Vào thời điểm tình hình ở Hồng Kông đang đầy lo ngại, vào tuần trước các Bộ trưởng ngoại giao EU đã đạt được đồng thuật trong tăng cường chiến lược chống lại phong cách ngoại giao ngày càng độc đoán của ĐCSTQ. EU luôn không hài lòng trong ứng xử của ĐCSTQ đối với giới doanh nghiệp của họ khi thâm nhập thị trường Trung Quốc. Nguồn tin từ giới ngoại giao chỉ ra, ĐCSTQ đã cố gắng ngăn EU đưa ra báo cáo cáo buộc Trung Quốc lan truyền tin tức sai lệch về dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.

Úc

Tháng trước ĐCSTQ đã áp thuế nhập khẩu đối với lúa mạch Úc, trở thành trường hợp mới nhất về căng thẳng leo thang giữa hai nước. Kể từ năm 2018 khi Úc cấm Huawei tham gia xây dựng mạng băng rộng 5G của Úc đã khiến quan hệ giữa hai nước xấu đi. ĐCSTQ cũng không hài lòng với lời kêu gọi của Úc yêu cầu điều tra độc lập về dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.

Biển Đông

Biển Đông rất giàu năng lượng và là một kênh thương mại quan trọng. ĐCSTQ tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông trùng với phạm vi mà Đài Loan, Philippines, Brunei, Việt Nam và Malaysia tuyên bố chủ quyền. Mỹ cũng cáo buộc ĐCSTQ lợi dụng thời cơ khi các nước bận rộn với dịch bệnh để mở rộng ảnh hưởng ở Biển Đông.

Tuyết Mai

Xem thêm: