Sau khi Trung Quốc Đại Lục bùng phát bệnh viêm phổi do coronavirus mới vào năm 2019 (COVID-19), còn được gọi: ‘viêm phổi Vũ Hán’ hay SARS-CoV-2), do về di truyền loại virus này gần giống như SARS khiến ban đầu nhiều chuyên gia tin rằng dịch bệnh lây lan tương tự như tình trạng bùng phát của hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) từ năm 2002 đến 2003. Tuy nhiên, mới đây có nhà khoa học đã cảnh báo COVID-19 dễ lây lan hơn nhiều so với SARS, ở mức cao nhất thậm chí có thể gấp 1000 lần SARS.

shutterstock 1648162273
Có cảnh báo từ giới khoa học, mức truyền nhiễm mạnh nhất của COVID-19 có thể đạt tới gấp 1000 lần SARS (Nguồn: Shutterstock)

Theo Daily Mail (Anh) hôm 28/2, dịch SARS năm 2002 đã lây nhiễm hơn 8000 người trên toàn thế giới và khiến 774 người tử vong. Do về di truyền COVID-19 (SARS-CoV-2) gần giống virus SARS nên nhiều chuyên gia tin rằng xu hướng bùng phát của COVID-19 cũng sẽ đi theo quỹ đạo của SARS trước đây.

DailyMail
(Ảnh chụp màn hình Daily Mail)

Tuy nhiên, thực tế COVID-19 nghiêm trọng hơn nhiều, chỉ trong hai tháng đã lây nhiễm ít nhất 82.000 người trên toàn thế giới và đã khiến ít nhất 3.000 người thiệt mạng (theo số liệu công bố công khai từ các quốc gia).

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Nam Khai (Nankai) ở Thiên Tân – Trung Quốc đã phát hiện phương thức kết hợp của COVID-19 với tế bào người theo cách tương tự như các loại virus nguy hiểm như HIV và Ebolavirus, khiến mức độ truyền nhiễm của COVID-19 cao hơn nhiều so với SARS.

Sau khi xâm chiếm cơ thể con người thông qua các hướng như miệng, mũi và mắt, virus SARS liên kết với protein thụ thể ACE2 (Angiotensin-converting enzyme 2) mới gây bệnh cho người. Tuy nhiên, điều may mắn là ở người khỏe mạnh, ACE2 không tồn tại với số lượng lớn, đó là một trong những lý do khiến mức lây lan của SARS  năm 2002 bị hạn chế.

Sau khi xem xét trình tự bộ gen của COVID-19, các nhà nghiên cứu tại Đại học Nam Khai đã phát hiện ra trong virus này có một đột biến không có trong virus SARS. Đột biến này khiến cho protein S của coronavirus có “vị trí protease cắt” tương tự như virus AIDS và virus Ebola. Coronavirus thường ở trong trạng thái không hoạt động, chúng chỉ có thể được kích hoạt sau khi protein S bị cắt bởi các protease.

HIV và Ebola nhắm vào một loại enzyme gọi là Furin trong cơ thể người. Enzyme này chịu trách nhiệm cắt và kích hoạt những những virus này khi chúng xâm nhập vào cơ thể người. Những virus này lừa Furin để nó kích hoạt chúng và tạo ra một “phản ứng tổng hợp trực tiếp” giữa virus và các tế bào cơ thể người. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Nam Khai đã phát hiện COVID-19 gắn vào các tế bào người cũng theo cách tương tự như vậy.

Họ cho biết: “Phát hiện này cho thấy coronavirus mới vào năm 2019 có thể rất khác với coronavirus SARS.”

“So với cách SARS xâm nhập (tế bào người), hiệu quả của phương pháp liên kết này (của COVID-19) cao gấp 100 đến 1000 lần so với SARS ở trạng thái không hoạt động.”

Bài viết nghiên cứu này của các nhà nghiên cứu tại Đại học Nam Khai đã được xuất bản trên trang web Chinaxiv.org, là địa chỉ mà Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc sử dụng để xuất bản các bài báo khoa học chưa qua đánh giá chính thức. Chỉ trong 2 tuần, bài báo này đã trở thành bài báo được xem nhiều nhất trên trang web này.

Trong một nghiên cứu tiếp theo, nhóm nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Công nghệ (Hoa Trung/Huazhong) thuộc thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, nằm trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất của dịch bệnh, đã ủng hộ kết quả nghiên cứu này.

Bài báo của Đại học Nam Khai cũng cho biết, không thể tìm được đột biến kể trên ở các virus như SARS hay Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS). Đây có thể là “nguyên nhân giải thích COVID-19 lây nhiễm mạnh hơn các coronavirus khác”, bởi vì khi loại virus này hợp thành hạt virus mới, chúng có thể trực tiếp hợp thành hạt virus trong trạng thái đã kích hoạt theo cách tương tự như virus AIDS.

Nguyên Anh

Xem thêm: