Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ tổ chức lễ truy điệu cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân của họ vào ngày hôm nay (6/12), ban lễ tang đã thông báo rằng sẽ không có lễ tiễn biệt thi thể – động thái làm dấy lên gây nghi vấn về thời điểm ông Giang qua đời.

id13879062 ckYr sxHnNJY1q82wNoFT9xNCIDwHc7EVd3sjVXd7I0 600x400 1
Ông Hồ Cẩm Đào đã tham gia tang lễ ông Giang Trạch Dân. (Ảnh chụp màn hình video)

Thảm họa hỏa hoạn ở Urumqi ngày 24/11 có phần nguyên nhân do việc phong tỏa COVID-19 nghiêm ngặt đã thổi bùng làn sóng “Phong trào Giấy trắng” trên khắp Trung Quốc và tiếp tục lan rộng ra cộng đồng người Hoa ở hải ngoại. Đúng vào thời điểm này, hôm 30/11 truyền thông Trung Quốc đã đưa tin về cái chết của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Diễn biến gây chú ý mới đây là Ban lễ tang ĐCSTQ thông báo lễ truy điệu ông Giang sẽ được tổ chức vào lúc 10:00 sáng ngày 6/12 nhưng sẽ không tổ chức lễ tiễn biệt thi thể.

Về vấn đề này, có chuyên gia truyền thông chia sẻ về khả năng thời điểm công bố cái chết của ông Giang nhằm chuyển hướng chú ý dư luận, để giảm bớt tập trung vào ‘Phong trào Giấy trắng’ chống ‘Zero COVID’ tại Trung Quốc.

Giới quan sát phân tích cũng cho biết rằng đây là cách làm phá thông lệ, bởi vì tang lễ các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ thường tổ chức buổi lễ cáo biệt thi thể, nhưng lễ này không áp dụng đối với ông Giang thì có khả năng là ông ấy đã không còn uy thế gì trong cuộc đấu đá chính trị.

Nhưng cũng có quan điểm khác nhìn từ việc ông Tập Cận Bình dẫn đầu đoàn ra đón thi thể ông Giang tại sân bay, qua đó nhận định địa vị ông Giang trong ĐCSTQ vẫn còn, trong trường hợp này có thể suy đoán khả năng khác là vì thi thể ông Giang đã quá khủng khiếp đến nỗi lớp trang điểm cũng không thể che đậy được!

Ngoài ra, giới quan sát cũng nghi ngờ về khả năng ông Giang Trạch Dân có thể đã chết lâm sàng từ lâu, nhưng ngày 30/11 mới cho rút nội khí quản. Liên quan vấn đề này, ngay từ ngày 13/11 phóng viên Qin Feng của đài truyền hình Hồng Kông là cháu gái của cựu Ngoại trưởng ĐCSTQ Li Zhaoxing (Lý Triệu Tinh) đã đăng trên Weibo câu ám chỉ “Giang thủy đông lưu khứ” (dòng sông chảy về đông). Sau khi tin tức về cái chết của ông Giang được truyền thông ĐCSTQ công bố vào ngày 30/11, phóng viên Qin Feng lại đăng, “Nhắc lại lần nữa ‘Giang thủy đông lưu khứ’” kèm hình ngọn nến, dường như ngụ ý rằng Giang Trạch Dân đã chết nửa tháng trước. Chia sẻ liên quan này đã bị xóa bỏ.

Tương tự, cũng trong ngày 13/11 đó, có thông báo từ Baidu được cộng đồng mạng người Hoa lan truyền trên mạng xã hội ở Trung Quốc và nước ngoài rằng chuẩn bị chuyển tất cả nội dung ứng dụng sang màu trắng đen, khi đó cộng đồng mạng suy đoán có thể liên quan đến nhân vật quan trọng nào đó qua đời.

Ngoài ra còn có tin đồn rằng thi thể của ông Giang Trạch Dân đã được chuyển từ Thượng Hải đến Bắc Kinh sớm nhất là vào ngày 16/11. Chuyên gia truyền thông Trung Quốc Gao Yu đã đăng trên mạng xã hội vào ngày 30/11: “(Cái chết của Giang Trạch Dân) giới truyền thông Hồng Kông đã đưa tin rồi, chỉ chờ thông báo chính thức”.

Một người làm truyền thông tên Wang Bo nói với Đài VOA (Mỹ) vào ngày 5/12 rằng dựa trên phán đoán của ông, thì ông Giang Trạch Dân có thể đã chết trước đó ít nhất cũng trong thời điểm ĐCSTQ tổ chức Đại hội 20, vì nếu chỉ cần ông Giang còn hơi thở là ĐCSTQ cũng làm mọi cách lôi ông ta vào Đại hội để dự lễ đăng quang của “hoàng đế”, đây là truyền thống của “xã hội đen” [ĐCSTQ] nhằm nhấn mạnh tính hợp pháp và chính đáng “đăng cơ”.

Ông Wang Bo cũng cho hay rằng thông lệ của ĐCSTQ là khi nhà lãnh đạo cấp nguyên thủ hấp hối sẽ dùng thủ thuật để lại hơi thở duy trì sự sống, đợi Ủy ban Trung ương của ĐCSTQ ra chỉ thị mới được rút ống nội khí quản. Do đó, có thể ông Giang Trạch Dân đã sớm qua đời, nhưng nhà cầm quyền giữ lại trạng thái sống thực vật chờ dịp tuyên bố. Một trong những thủ đoạn thường thấy của ĐCSTQ là quyết định thời điểm nhân vật quan trọng nào đó chết, hiện tại khi đó trong bối cảnh ông Tập Cận Bình ‘đăng cơ’ tại Đại hội 20 thì không thể để ông Giang chết vào lúc đó.