Vào tháng trước, Jacob Harlan – người sáng lập công ty China Horizons (Mỹ), và phó giám đốc Alyssa Petersen đã bị an ninh Trung Quốc bắt giữ tại tỉnh Giang Tô. Hôm 17/10 vừa qua, người phát ngôn Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xác nhận vấn đề này. Có quan điểm nghi ngờ động thái của phía Trung Quốc nhằm trả đũa những hành động của Chính phủ Mỹ đối với quan chức Trung Quốc.

TQ bắt hai công dân Mỹ để trả đũa
Tại buổi họp báo thường kỳ vào ngày 17/10, người phát ngôn Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ xác nhận thông tin hai công dân Mỹ đã bị bắt. (Ảnh chụp màn hình video)

Công dân Mỹ bị bắt, bị tịch thu máy tính và điện thoại

Ngày 16/10, Thời báo Washington đưa tin, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ họ đã theo sát tình hình hai công dân Mỹ bị cảnh sát ĐCSTQ bắt giữ ở Giang Tô, “Chính quyền tỉnh (ĐCSTQ) đã đưa ra các cáo buộc đối với họ”. Quan chức này thông tin rằng Bộ Ngoại giao Mỹ luôn đảm bảo trách nhiệm hỗ trợ công dân Mỹ ở nước ngoài, đã bám sát tình hình.

Nguồn tin cho biết, hai công dân Mỹ nêu trên là Jacob Harlan – người sáng lập China Horizons, và phó giám đốc Alyssa Petersen. Hồi tháng 9, họ đã bị bắt tại Giang Tô với cáo buộc “đưa nhân viên qua biên giới trái phép”, hiện họ đang bị giam giữ tại một nhà tù ở tỉnh Giang Tô.

Công an Giang Tô bắt giữ Harlan khi ông đang ở trong một khách sạn ở thị trấn Trấn Giang, lúc đó có cả con gái ông bên cạnh, cảnh sát không chỉ tịch thu điện thoại di động của ông mà còn lấy cả máy tính của ông; sau vụ việc, một quan chức Chính phủ Mỹ đã xác nhận thông tin, đồng thời cho biết nhân viên phụ trách đã theo dõi tình hình.

Nguồn tin kể rằng, thời điểm hai công dân Mỹ bị bắt gần tương đồng thời điểm một quan chức Trung Quốc bị bắt tại Mỹ vì tội gian lận visa, vì vậy nghi ngờ hành động của Trung Quốc nhằm chống lại và trả đũa Mỹ.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản hồi

Về vấn đề này, tại buổi họp báo thường kỳ vào ngày 17/10, người phát ngôn Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ xác nhận, hai công dân Mỹ Harlan và Peterson bị bắt ngày 27/9 và 29/9 vì nghi ngờ “tổ chức cho người vượt biên trái phép”, bị công an tỉnh Giang Tô giam giữ hình sự.

Ông Cảnh Sảng cũng cho biết phía Trung Quốc sẽ sắp xếp cho nhân viên Lãnh sự quán Mỹ đến thăm và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật.

Khi các phóng viên hỏi liệu vấn đề có liên quan đến mối quan hệ Trung-Mỹ hiện nay không, người phát ngôn Cảnh Sảng đáp rằng không thấy bất kỳ mối liên hệ cụ thể nào giữa hai người bị bắt.

Thứ Sáu tuần trước (11/10), công ty China Horizo​​ns đã ra thông điệp trên Facebook rằng, các vấn đề chính trị và kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng nghiêm trọng, hiện nay công ty không thể đảm bảo an toàn nhân thân của nhân viên đến Trung Quốc, vì vậy vông ty sẽ kết thúc hoạt động vào cuối tháng Mười.

China Horizo​​ns cũng tuyên bố rằng những tội trạng mà Harlan và Peterson bị buộc tội là “không cần thiết”, hiện “người thân của họ đang cố gắng tìm luật sư quốc tế để giúp họ quay trở lại Mỹ”.

Nghi vấn trả đũa Mỹ

Trang thông tin trực tuyến của China Horizon chỉ ra rằng, Harlan đã dạy tiếng Anh ở Trung Quốc từ năm 2002, còn Peterson ra vào Trung Quốc thường xuyên trong 8 năm qua.

Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Peterson học tại cơ sở Idaho của Đại học Brigham Young từ 2014 đến 2017, gần đây cha mẹ cô đã mất liên lạc với cô và sau đó mới phát hiện ra rằng cô đã bị chính quyền ĐCSTQ bắt giữ vào khoảng cuối tháng Chín.

Gia đình cô đã cho biết các cáo buộc của ĐCSTQ chống lại Peterson là bịa đặt, vì công việc hiện nay cô làm đã trải qua 8 năm mà không có vấn đề gì.

Nhiều quan sát liên tưởng đến vụ việc tại New Jersey vào ngày 13/9 khi Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã bắt giữ Liễu Trung Tam, đại diện của Hiệp hội Trao đổi Tài năng Quốc tế Trung Quốc trú tại New York, cáo buộc nghi ngờ tội lừa đảo giúp đỡ các nhân viên hợp đồng của chính phủ ĐCSTQ có được thị thực J-1 của Mỹ. Đây là thị thực dành cho học giả đi viếng thăm giao lưu, giúp họ vào Mỹ nhằm hỗ trợ Bắc Kinh tuyển dụng những tài năng hàng đầu để làm việc tại Trung Quốc.

Không chỉ vậy, quan sát cũng chỉ ra, sau vụ bắt giữ Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu của Huawei vào tháng 12 năm ngoái, ĐCSTQ cũng đã bắt giữ ít nhất 11 công dân Canada với các cáo buộc hình sự bị nhiều nhận định cho là “có vấn đề”.

Huệ Anh

Xem thêm: