Hôm Chủ nhật (11/8), cảnh sát Hồng Kông đã mạnh tay đàn áp phong trào biểu tình phản đối dự luật dẫn độ của người Hồng Kông, thậm chí khiến một phụ nữ bị thương mù mắt bên phải. Tuy nhiên quan chức và truyền thông Đại Lục không chỉ bênh vực cảnh sát Hồng Kông mà còn đưa tin giả rằng cảnh sát Hồng Kông bị những người biểu tình dùng bom xăng ném vào người gây bỏng nặng.

CCTV 1
CCTV liên tục đưa tin giả về việc cảnh sát Hồng Kông bị người biểu tình ném bom xăng vào người (Ảnh chụp màn hình CCTV)

Hôm Chủ Nhật, lượng lớn người Hồng Kông đã biểu tình dọc các tuyến phố ở Tsim Sha Tsui Hồng Kông. Thời gian này cảnh sát Hồng Kông đã cho bắn đạn túi vải vào người biểu tình. Tối hôm đó, Đài CCTV (Truyền hình Trung ương) của ĐCSTQ đã chia sẻ thông điệp trên Weibo: “Có kẻ bạo loạn ném bom xăng vào cảnh sát ở đường Tai Nan quận Sham Shui Po Hồng Kông làm nhiều cảnh sát bị bỏng nặng.” Trong thông tin còn dẫn kèm hình ảnh 4 cảnh sát đang bị lửa thiêu cháy.

Hai tiếng sau công bố trên Weibo, CCTV lại bổ sung thêm “tin mới” cho biết vào khoảng 18 giờ tối hôm đó, một cảnh sát đã bị trúng bom xăng trong trụ sở cảnh sát, bị bỏng khoảng 10% chân trái và 3% chân phải.

CCTV 2
Ngày 11/8 CCTV đã đăng tải trên Weibo thông tin giả mạo rằng cảnh sát Hồng Kông bị người biểu tình ném bom xăng làm bỏng nặng (Ảnh chụp màn hình Weibo CCTV)

Đến ngày 13/8, CCTV đã đưa lại thông tin liên quan và dẫn lời ông Đặng Bính Cường, Phó giám đốc Cảnh sát Hồng Kông, phát biểu trong buổi họp báo vào ngày 12/8. Ông Đặng khẳng định người biểu tình đã ném bom xăng vào đồn cảnh sát Tsim Sha Tsui khiến một cảnh sát bị cháy hai chân, gây bỏng chân cấp 2. Khi CCTV đưa tin đã dùng lại hình ảnh trong Weibo lúc trước.

Tuy nhiên, thông tin trong 3 bài đăng trên Weibo này có nhiều vấn đề. Bài đăng trên Weibo đầu tiên của CCTV cho biết những người biểu tình ở Hồng Kông đã ném bom xăng tại đường Tai Nan, còn bài thứ hai cho biết vụ việc xảy ra trong đồn cảnh sát. Trong bài này, CCTV nhấn mạnh rằng cảnh sát đã bị bỏng hai chân (khoảng 10% chân trái và 3% chân phải), còn phát biểu của ông Đặng Bính Cường vào ngày 12 cho biết hai chân của một cảnh sát bị cháy, lòng bàn chân bị vết bỏng cấp 2.

Trong một diễn biến liên quan khác, Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến cũng đăng một video trên Twitter quay cảnh vụ nổ bom xăng. Khi đăng tải ông Hồ Tích Tiến cho biết: “Người làm loạn đã nâng cấp hành vi bạo lực ném bom xăng làm một cảnh sát bị bỏng. Đoạn video này ghi lại một khoảnh khắc vụ nổ bom xăng.” Tuy nhiên người ta đã đối chiếu hình ảnh đầu tiên do CCTV đăng tải và hình ảnh video sau đó ông Hồ Tích Tiến đăng tải và thấy khung cảnh hai hình giống nhau hoàn toàn, từ cảnh nền kiến ​​trúc, nhân vật, xe cộ, biển báo giao thông và ngọn lửa trên mặt đất; nhưng trong cùng sự kiện tại cùng một địa điểm mà hình ảnh của CCTV lại có cảnh nhân vật khác biệt.

CCTV 3
(Ảnh bên trái là của ông Hồ Tích Tiến đăng tải lên, ảnh bên phải là Weibo của CCTV)

Ngoài ra những hình ảnh do CCTV công bố trên Weibo liên quan đến “thương tích của cảnh sát” cũng có nhiều nghi vấn, vì qua hình ảnh cho thấy vết thương rõ ràng là loại vết trầy xước do té ngã chứ không phải vết bỏng.

Có bình luận chỉ ra rằng, theo hiểu biết thông thường về y tế thì vết bỏng không thể chảy máu, rõ ràng hình ảnh tay phải chảy máu của người bị nạn mà CCTV đưa ra đủ chứng minh rằng đó không phải là vết bỏng. Cũng có người trong ngành y chỉ ra bỏng được chia thành ba cấp độ, một là chín đỏ, thứ hai là phồng rộp gây chảy dịch thể, và thứ ba là nghiêm trọng. Vết thương trong ảnh do CCTV đăng tải chỉ có màu đỏ, chắc chắn không phải là “vết bỏng cấp 2” như phát biểu của quan chức cảnh sát, còn vùng thương tích ở chân cũng còn xa mới gọi là bỏng “10%” và “3%” như CCTV chỉ ra.

CCTV 4
Hình ảnh trên Weibo của CCTV cho rằng cảnh sát đã bị người biểu tình ném bom xăng làm bỏng (Nguồn: Weibo CCTV)

Giới chức Đại Lục không chỉ tung tin tức giả mạo rằng cảnh sát đã bị những người biểu tình ném bom xăng làm bỏng, mà còn công bố bài viết nhằm đánh lừa dư luận có tên “Xung đột Tsim Sha Tsui: Sự thật thương tích của người phụ nữ áo đen”. Bài viết vào ngày 11 cho biết, người phụ nữ đồ đen trúng đạn bị mù là bị trúng bi sắt của “đồng đội heo”, mục đích cố gắng chứng minh cảnh sát hoàn toàn vô tội. Nhưng Đài RFA (Á châu Tự do) chỉ ra, qua video trực tiếp hiện trường vụ việc của NOW News và Nhật báo Apple Hồng Kông cho thấy, trên kính bảo vệ mắt của cô gái bị thương rõ ràng có cắm vào đạn túi vải do cảnh sát bắn ra.

Tuyết Mai

Xem thêm: