Ngày 15/2, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc) Phạm Nhất Phi tiết lộ, đã phân phối 600 tỷ Nhân dân tệ (CNY) tiền mặt, trong đó phân phối khẩn cấp cho Vũ Hán 4 tỷ CNY. Ở Trung Quốc, thanh toán trên mạng, thanh toán di động trở thành phương thức thanh toán chủ yếu, việc chính quyền khẩn cấp phân phối tiền mặt để chi trả này, bị nghi là bước chuẩn bị cho ngắt mạng Internet.

Hành động phân phối tiền mặt khẩn cấp của Ngân hàng Trung ương được cho là bước chuẩn bị cho ngắt mạng Internet
Hành động phân phối tiền mặt khẩn cấp của Ngân hàng Trung ương được cho là bước chuẩn bị cho ngắt mạng Internet (Ảnh: maoyunping/Shutterstock)

Ngày 15/2, tại cuộc họp báo về cơ chế liên hợp phòng và kiểm soát dịch của Quốc vụ viện, ông Phạm Nhất Phi, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết, cần tăng cường cung ứng và quản lý lưu thông tiền mặt để đảm bảo sử dụng an toàn tiền mặt. Ngân hàng Trung ương đã phân phối 600 tỷ CNY, lựa chọn biện pháp đặc thù cung ứng tiền mặt đối với tỉnh Hồ Bắc – khu vực có dịch bệnh tương đối nghiêm trọng; khẩn cấp phân phối cho Vũ Hán 4 tỷ CNY, để tăng thêm nguồn cung tiền mặt. Đồng thời yêu cầu các chi nhánh của Ngân hàng Trung ương dốc toàn lực đảm bảo nguồn cung ứng tiền mặt, trong thời điểm dịch bệnh ngân hàng sẽ làm tốt công tác tiêu độc tiền mặt lưu thông. 

Về phương diện chuyển tiền, số liệu mà ông Phạm Nhất Phi công bố cho thấy, ngày 24/1 – 14/2, các hệ thống thanh toán lớn và nhỏ đã xử lý tổng cộng hơn 393.500 giao dịch thanh toán từ 10 triệu CNY trở lên, với số tiền 77,37 nghìn tỷ CNY. Đồng thời, hệ thống thanh toán đồng CNY xuyên biên giới (CIPS) cũng mở kênh đặc thù thanh toán xuyên biên giới. Sau ngày 3/2 còn kéo dài thời gian vận hành hệ thống thanh toán số tiền lớn, để đảm bảo nhu cầu giao dịch thị trường liên ngân hàng và hoạt động tái cấp vốn đặc biệt của Ngân hàng Trung ương. 

Về việc này, người dân Trung Quốc có bình luận: “Còn có bao nhiêu người dùng tiền mặt, hành động đúng là việc thừa, hãy suy nghĩ làm thế nào để khôi phục sản xuất và kinh tế đi.”

Cũng có người nói: “Thanh toán điện tử tiện lợi và nhanh gọn thế, sao lại lôi tiền ra thanh toán? Thiếu là thiếu vật tư.”

Thanh toán qua mạng, thanh toán di động đã trở thành phương thức thanh toán chính ở Trung Quốc, dưới đây là con số thống kê năm 2019:

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công bố số liệu thống kê nghiệp vụ thanh toán Quý 1 năm 2019 cho thấy, cơ cấu phi ngân hàng đã xử lý thanh toán qua mạng 11148,532 tỷ giao dịch, số tiền là 58 nghìn tỷ CNY, so với cùng kỳ năm trước (2018) lần lượt tăng trưởng 34,8% và 13,44%. Cơ cấu tài chính Ngân hàng xử lý 48,151 tỷ giao dịch thanh toán điện tử, với số tiền 742,01 nghìn tỷ CNY. Trong đó, 16,286 tỷ giao dịch thanh toán trên mạng với số tiền 622,68 nghìn tỷ CNY; 19,69 tỷ giao dịch thanh toán di động, số tiền 86,62 nghìn tỷ CNY, so với cùng kỳ năm trước (2018) tăng trưởng lần lượt là 79,60% và 22,32%; thanh toán qua điện thoại là 4.500 lượt, số tiền 2,29 nghìn tỷ CNY, tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước là 2,07% và 8,76%. 

Ngày 4/2/2020, số liệu mà UnionPay tiết lộ cho thấy, từ ngày 24/1 – 30/1 (trong dịp Tết), số lượng giao dịch chuyển tiếp trên mạng của UnionPay là 1,38 tỷ giao dịch, tăng 13,21% so với cùng kỳ năm ngoái; số tiền trong giao dịch chuyển tiếp là 1318,455 tỷ CNY, tăng 13,3% so với cùng kỳ. Trong đó giao dịch thanh toán qua mạng tăng trưởng nhanh nhất 46,79% so với cùng kỳ năm ngoái. Thanh toán di động của UnionPay tăng trưởng, giao dịch thanh toán qua ứng dụng tăng trưởng 23% so với cùng thời kỳ năm ngoái. 

Ngày 14/2, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, chính quyền Bắc Kinh triệu tập hội nghị để ứng phó với dịch bệnh viêm phổi COVID-19, yêu cầu Hồ Bắc, đặc biệt là Vũ Hán tăng nhanh tốc độ phân loại “4 nhóm người” tập trung điều trị hoặc cách ly, các khu vực như Hiếu Cảm, Hoàng Cương yêu cầu áp dụng biện pháp cách ly giống như Vũ Hán. 

Trước đó vào ngày 13/2, người dùng Twitter “号角” (@QXc92sXFfLDx1py) cho biết, “Thông tin hôm nay, rất nhiều khu vực Vũ Hán đã thực thi ngắt mạng”. Tweet bày tỏ lo lắng, người Vũ Hán về sau bị bệnh nguy kịch thậm chí chết ở nhà có thể cũng không ai biết.

Mới đây, cư dân Vũ Hán tiết lộ với Epoch Times, nhiều tiểu khu ở thành phố Vũ Hán phát đi thông báo vào tối ngày 10/2 nói rằng do thông tin tiêu cực trên mạng quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới phán đoán tình hình dịch bệnh, nên khu vực này trong hai ngày gần đây sẽ bắt đầu ngắt mạng cục bộ.

Trên mạng Internet có bài viết phân tích, ngắt mạng ineternet là việc trong dự liệu sau khi phong tỏa thành phố, đây là khoanh vùng hoạt động, triệt để cắt đứt nguồn thông tin, để tất cả người dân vây khốn trong thành phố Vũ Hán, từ đó đạt được mục đích khiến dịch bệnh biến mất. Điều này cho thấy rõ cục diện đã không thể nào kiểm soát được, hiện tại ngắt mạng cục bộ là một cách thử, chính quyền muốn xem phản ứng của xã hội. Nếu phản ứng không mạnh, thì sẽ mở rộng phạm vi ngắt mạng, cho đến khi ngắt mạng toàn thành phố Vũ Hán. 

Huệ Anh

Xem thêm: