Truyền thông Nhật Bản đưa tin, 6 năm trước, chính phủ Mỹ đã bắt đầu tiến hành điều tra đối với người sáng lập Huawei. Trong một bản báo cáo của chính phủ Mỹ, có tới 52 trang nội dung nói chi tiết về ông Nhậm Chính Phi, nhất là thông tin cho rằng ông Nhậm Chính Phi có quan hệ mật thiết với quân đội Trung Quốc. 

nhậm chính phi
Ông Nhậm Chính Phi – người sáng lập công ty Huawei (Ảnh từ Sohu)

Ngày 9/12, tờ Sankei Shimbun tại Nhật đưa tin cho biết, năm 2005, sản phẩm điện tử của Huawei được đưa vào thị trường Nhật Bản và đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản. Thời gian qua, điện thoại di động của Huawei đứng đầu về doanh số điện thoại thông minh của Nhật Bản, trong khi máy tính bảng của Huawei đứng thứ ba về về doanh số so với sản phẩm tương tự của các hãng khác. Tuy nhiên, sau khi Mỹ công bố thông tin liên quan đến an toàn thông tin, doanh số của Huawei đã bị ảnh hưởng.

Bản tin cho biết, có nguồn tin tiết lộ, Chủ tịch của Huawei Nhậm Chính Phi khi còn trong quân đội Trung Quốc đã được huấn luyện về thu thập tình báo. Năm 1987, ông Nhậm Chính Phi sáng lập công ty Huawei, công ty này có trụ sở tại Thâm Quyến. Cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Huawei Tôn Á Phương (Sun Yafang) tham gia vào Huawei năm 1992, đã từng có thời gian dài làm việc tại Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc, do đó dư luận nghi ngờ rằng Huawei có bối cảnh liên quan đến quân đội, vừa liên quan đến cơ quan an ninh.

Hiện tại, Huawei là nhà sản xuất điện thoại thông minh đứng thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Samsung. Tuy nhiên bối cảnh bí ẩn của Huawei đã khiến Mỹ phải cảnh giác.

Năm 2000, khi Huawei và doanh nghiệp Mỹ bắt đầu hợp tác, doanh nghiệp Mỹ liền xảy ra sự kiện cáp dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp Mỹ bị đánh cắp, và còn dẫn tới kiện tụng. Năm 2009, Cục An ninh quốc gia Mỹ (NSA) bắt đầu tiến hành bí mật điều tra và theo dõi ông Nhậm Chính Phi cùng những thân tín bên cạnh ông.

Năm 2012, Quốc hội Mỹ đã công bố một báo cáo, trong đó nói có thể Huawei có liên quan đến các hoạt động gián điệp, đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ. Trong bản báo cáo này, có 52 trang có nội dung liên quan đến ông Nhậm Chính Phi.

Khi đó, có rất nhiều chứng cứ cho thấy, Trung Quốc sử dụng hacker để thực hiện rất nhiều vụ tấn công nhắm vào Mỹ. Thực tế, loại tấn công này được cho là có quan hệ mật thiết với công ty viễn thông Huawei. Do đó, đương nhiệm Tổng thống Mỹ khi đó là ông Obama đã đề xuất vấn đề này đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông đến thăm Mỹ. Do ông Tập Cận Bình không phủ nhận, đồng thời còn nói sẽ xác minh lại nên cũng gián tiếp cho thấy những vẫn đề mà phía Mỹ điều ra đúng là có tồn tại.

Từ đầu năm nay, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cục An ninh quốc gia Mỹ (NSA) thông báo cho biết sản phẩn của các doanh nghiệp viễn thông Trung Quốc như Huawei có chứa các thiết bị đánh cắp thông tin tình báo, đồng thời kiến nghị chính phủ Mỹ cấm sử dụng các thiết bị này. Tháng 8 vừa qua, Tổng thống Trump đã ký mệnh lệnh hành chính, cấm nhân viên chính phủ Mỹ sử dụng điện thoại của Huawei để tránh lộ các thông tin mật.

Không chỉ có Mỹ, từ lâu Canada cũng đã có sự đề phòng với Huawei, trước khi đáp ứng yêu cầu bắt bà Mạnh Vãn Châu của chính phủ Mỹ, phía Canada đã nhiều lần từ chối đơn xin đến Canada của nhân viên Huawei. Hiện tượng này sau đó cũng lần lượt xuất hiện tại một số nước như Úc, Anh Quốc.

Bên cạnh đó, mới đây công ty viễn thông Anh Quốc (BT Group) đã cấm Huawei tham gia đấu thầu các thiết bị mạng 5G cốt lõi của nhà mạng này, trước đó Úc, Zewzealand cũng đã có hành động tương tự.

Chính phủ Nhật Bản cũng không đứng ngoài cuộc. Theo hãng thông tấn Jiji Press tại Nhật đưa tin, ngày 7/12, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga tuyên bố, chính phủ Nhật Bản sẽ không đưa các sản phẩm của Huawei và ZTE vào danh sách mua sắm thiết bị thông tin. Đáp lại thông tin này, chính phủ Trung Quốc đưa ra đe dọa, hành động này có thể phá hoại triển vọng hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Có phân tích chỉ ra, việc Huawei nhanh chóng bị nghi ngờ và bị bài xích, nguyên nhân lớn nhất chính là ở chính phủ Trung Quốc. Có nguồn tin đáng tin cậy cho biết, Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông Trung Quốc đã vươn ra thị trường nước ngoài thành công, phải có trách nhiệm đưa ra hành động để phối hợp với yêu cầu của chính phủ Trung Quốc. 

Thượng nghị sĩ Ted Cruz chia sẻ trên Twitter vào ngày 6 tháng 12 rằng “Huawei là một cơ quan gián điệp Trung Quốc, đã che lên tấm mạng che mặt mỏng của một công ty thiết bị viễn thông, mạng lưới nghe lén của Huawei đã trải khắp toàn cầu.”

Trí Đạt

Xem thêm: