Khu vực phía Nam Trung Quốc từ tháng Sáu liên tiếp xuất hiện mưa lớn, dẫn đến nhiều thảm họa lũ lụt, đất đá sạt lở, áp lực phòng chống lũ tại đập Tam Hiệp tăng mạnh. Truyền thông Đại Lục đưa tin, mực nước ở khu vực đập Tam Hiệp đang tiếp tục tăng, hiện tại đã cao hơn so với mực nước giới hạn kiểm soát lũ gần 2 mét.

Đập Tam Hiệp
Đập Tam Hiệp tại Trung Quốc. (Ảnh: isabel kendzior / Shutterstock).

Theo kênh CCTV-2 của Trung Quốc đưa tin ngày 21/6, mực nước đập Tam Hiệp tăng cao. Ngày 20/6, lưu lượng nước chảy vào đập Tam Hiệp tăng lên 26.500 mét khối mỗi giây, tăng 6.000 mét khối mỗi giây so với lưu lượng ngày 19/6 (20.500 mét khối mỗi giây). Hiện tại mực nước trong đập đã lên gần 147 mét, vượt gần 2 mét so với mực nước giới hạn phòng chống lũ.

3204708 2 1
Kênh truyền hình Tài chính Kinh tế CCTV-2 tại Trung Quốc thừa nhận, mực nước đập Tam Hiệp tiếp tục dâng cao, đã vượt qua mực nước giới hạn phòng chống lũ 2 mét. (Ảnh chụp màn hình).

Trong cuộc họp báo ngày 11/6 của Văn phòng thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc, cơ quan này cho biết, hiện Trung Quốc đã bước vào thời kỳ lũ định kỳ toàn diện, lượng mưa cao hơn cùng kỳ năm ngoái 6%, tổng cộng có 148 dòng chảy sông xảy ra lũ vượt trên mực nước cảnh báo. Giang Nam, Hoa Nam và đông bộ vùng Tây Nam từ ngày 2/6 đã có mưa lớn, phạm vi lớn nhất, thời gian dài nhất từ đầu năm đến nay. Nhánh sông Bắc Giang, Tây Giang thuộc lưu vực sông Chu Giang, nhánh sông Tương Giang thuộc lưu vực sông Trường Giang và hệ thống nước Hồ Bà Dương, hệ thống sông Tiền Đường tỉnh Chiết Giang, đều vượt mức cảnh báo. Một số sông xuất hiện mực lũ vượt các trận lũ trong lịch sử.

Thứ trưởng Bộ Thủy lợi Trung Quốc Diệp Kiến Xuân cũng cho biết, năm nay cần đặc biệt chú ý đến “3 rủi ro lớn” phải đối mặt, đó là mực lũ vượt mức cảnh báo, thảm họa có thể xảy ra từ các đập nước, lũ quét. Ông giải thích, công trình phòng chống lũ của Trung Quốc có thể phòng được lũ lớn nhất từ năm 1949 đến nay, nhưng mực lũ vượt quá mức tiêu chuẩn có khả năng vượt quá năng lực phòng chống hiện có, trở thành sự kiện “thiên nga đen”. Ông còn nhất mạnh, tỉnh Hồ Bắc có nhiều sông ngòi, gần đây lại ảnh hưởng kép bởi dịch bệnh và lũ định kỳ. Ông hy vọng Hồ Bắc không tiếp tục xuất hiện vấn đề lớn.

Theo thông tin trên trang web của Đài Khí tượng Trung ương hôm 21/6: Dự báo mới nhất cho thấy, từ ngày 21 – 25/6, hầu hết vùng Giang Nam, phía bắc vùng Hoa Nam, phía đông vùng Tây Nam v.v. đều xuất hiện mưa lớn. Trước đó, ba đợt mưa lớn cộng thêm thượng nguồn Tam Hiệp xuất hiện sạt lở đất đá, khiến cho thông tin về đập Tam Hiệp năm ngoái bị biến dạng và gây hậu quả vỡ đập lại tiếp tục gây xôn xao.

Ngày 17/6, trên mạng xã hội hải ngoại lưu truyền thông tin trong một vòng tròn bạn bè “Hoàng Tiểu Khôn tại Ninh Đức tỉnh Phúc Kiến”, trong đó viết: “Dưới Nghi Xương hãy chạy, nói một lần cuối cùng!”

Theo thông tin công khai, ông Hoàng Tiểu Khôn có nhiều danh hiệu như Kỹ sư về kết cấu hạng nhất của quốc gia, Hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ, Kỹ sư trưởng của công ty Jianyan Technology. Tuy nhiên, hiện vẫn không rõ chính xác liệu thông tin từ nhóm này có phải là đúng của “Kỹ sư về kết cấu hàng đầu quốc gia” Hoàng Tiểu Khôn hay không.

Ngày 18/6, tờ Epoch Times đã có cuộc phỏng vấn với ông Vương Duy Lạc – chuyên gia nổi tiếng về vấn đề đập Tam Hiệp. Ông hiện đang cư trú tại Đức. Về khả năng vỡ đập Tam Hiệp, ông Vương Duy Lạc cho biết, ông Hoàng Tiểu Khôn kiến nghị người dân ở hạ nguồn Tam Hiệp chạy thoát, nhưng chạy đi đâu? Hạ nguồn Trường Giang là nơi có dân cư đông đúc, biết chạy đi đâu, không có chỗ nào để chạy.

Ông Vương Duy Lạc cho biết, một khi đập Tam Hiệp xảy ra vấn đề, hậu quả sẽ khó mà tưởng tượng. Trước đó ông đã từng xem một video, trong đó có đưa ra một suy diễn, nơi đầu tiên bị ảnh hưởng đó là thành phố Nghi Xương, sau đó là Nhạc Dương, rồi đến Vũ Hán, tiếp tục đi đến Thượng Hải – thành phố được coi là tốt nhất Trung Quốc, và là nơi kinh tế phát triển nhất Trung Quốc.

p2716261a250886617 ss
Nhà giáo dục nổi tiếng Trung Quốc Nhiếp Thánh Triết (Nie Shengzhe) và giáo sư luật học Hạ Vệ Phương (He Weifang) thảo luận về vấn đề Tam Hiệp trên WeChat. (Ảnh chụp màn hình).

Nhà giáo dục Trung Quốc Nhiếp Thánh Triết và Giáo sư Luật học Đại học Bắc Kinh Hạ Vệ Phương thảo luận trong một nhóm trò chuyện trên WeChat rằng tình hình hiện tại ở Tam Hiệp đã vô cùng gay go. Ông Hạ Vệ Phương nói với ông Nhiếp Thánh Triết: “Người anh em, hiện giờ là lúc cần càng nhiều người hơn nữa lên tiếng, có lẽ người trong nội bộ cũng nghĩ như thế này”.

Ông Nhiếp Thánh Triết trả lời ông Hạ Vệ Phương: “Ngành thuỷ điện Đại học Tứ Xuyên rất mạnh, rất có kinh nghiệm, thiết kế vô số thuỷ điện, có không ít sinh viên tốt nghiệp làm việc ở các đập thủy điện, hiện báo cáo như thế này: Những người học trường này đã nói không biết làm thế nào. Nổ, không biết nổ như thế nào, phá, cũng không biết phá thế nào, duy trì cũng không biết duy trì thế nào… Vô cùng nguy cấp, mỗi ngày đều trong lo sợ.”

Trí Đạt

Xem thêm: