Theo BBC dẫn nguồn tin từ truyền thông Trung Quốc Đại lục cho biết, hôm 3/1, tàu thăm dò “Hằng Nga 4” của Trung Quốc đã đáp xuống khu vực Von Kármán, đây là lần đầu tiên tàu thăm dò của nhân loại đi tới Nửa không nhìn thấy của Mặt trăng (hay còn gọi là Vùng tối của Mặt Trăng).

hằng nga 4
Hình ảnh cận cảnh đầu tiên mà Hằng Nga 4 gửi về từ Vùng tối của Mặt Trăng (Ảnh từ Xinhua)

 

Sau khi hạ cánh, tàu đổ bộ tĩnh và xe Mặt Trăng sẽ được phân tách ra để làm nhiệm vụ khác nhau trên mặt của Mặt Trăng, cả hai đều mang theo hàng loạt những thiết bị thăm dò, để thăm dò đặc trưng địa chất của khu vực này, và tiến hành một thực nghiệm sinh học.   

Trước đó truyền thông Trung Quốc đưa tin, quá trình đáp xuống Mặt Trăng không thể nhìn trực tiếp từ hướng của Trái Đất được. Hố Mặt Trăng Von Kármán là nơi mà các nhà khoa học rất quan tâm, bởi vì nó nằm ở bề mặt chịu tác động va chạm lớn nhất và lâu nhất của Mặt Trăng – tức vùng lòng chảo Nam Cực – Aitken, vùng này có thể được hình thành bởi va chạm với một tiểu hành tinh khổng lồ từ hàng tỷ năm trước.

Giáo sư Vật lý Andrew Coates, công tác tại Phòng thí nghiệm Khoa học Vũ trụ thuộc Đại học Luân Đôn, cho biết: “Khu vực lòng chảo khổng lồ này có đường kính hơn 2500 km và sâu 13 km. Đây là một trong những hố thiên thạch lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, cũng là khu vực lòng chảo lớn nhất, sâu nhất và lâu đời nhất trên Mặt Trăng.” 

Các nhà khoa học cho rằng, năng lượng để tạo thành lòng chảo này khi xưa có thể là cực lớn, nó có thể đã xuyên qua vỏ Mặt Trăng, chạm vào tầng đáy lớp phủ. Hằng Nga 4 có thể đang nghiên cứu nham thạch lớp phủ bị lộ ra khi xảy ra va chạm.  

Mấy thế kỷ trước, con người vẫn thông qua sách vở, thi ca để miêu tả về Vùng tối của Mặt Trăng, nhưng đến hiện nay, các thiết bị thăm dò của con người mới lần đầu tiên tiếp xúc đến khu vực bí ẩn này. Hôm thứ Năm (3/1), Cục Hàng không Vũ trụ Trung Quốc đã phát đi thông tin tàu thăm dò không người lái Hằng Nga 4 đáp thành công xuống Nửa không nhìn thấy của Mặt Trăng, thông tin sau đó cũng đã thu hút được sự chú ý và bàn tán sôi nổi của dư luận.

Tờ The Daily Telegraph tại Anh, Giáo sư Andrew Coates đã trả lời một số vấn đề liên quan đến lần hạ cánh xuống Mặt Trăng này của Hằng Nga 4.

Vì sao lại là “Nửa không nhìn thấy của Mặt Trăng”? 

“Nửa không nhìn thấy của Mặt Trăng” (hay Vùng tối Mặt Trăng) là bề mặt chưa được khám phá của Mặt Trăng, là khu vực mà không thể nhìn thấy từ Trái Đất.”

hằng nga 4
Hình ảnh tàu thăm dò Hằng Nga 4 của Trung Quốc đáp xuống Vùng tối của Mặt Trăng hôm 3/1 (Ảnh từ Cục Hàng không Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc )

“Khóa thủy triều” giải thích rằng: Mặt Trăng và Trái Đất dùng phương thức dịch chuyển khóa trọng lực, Mặt Trăng sẽ quay cùng tốc độ với hành tinh mà nó quay quanh, điều này có nghĩa là từ Trái Đất chỉ có thể nhìn được một phần của Mặt Trăng. Giáo sư Andrew Coates cho biết, cùng với sự dịch chuyển thời gian, do sự thay đổi nhỏ của tốc độ quỹ đạo Mặt Trăng, từ Trái Đất, chúng ta có thể nhìn thấy quá nửa hình dáng bề mặt Mặt Trăng.  

Lần hạ cánh này có gì đặc biệt?

Hình ảnh mà Hằng Nga 4 gửi về sau khi hạ cánh không phải Vùng tối của Mặt Trăng mà lần đầu tiên con người nhìn thấy. Ngày 7/10/1959, khi mà cuộc cạnh tranh thăm dò không gian thời chiến tranh lạnh lên đỉnh điểm, Tàu thăm dò Luna 3 của Liên Xô đã chụp được nhiều ảnh Vùng tối của Mặt Trăng mà trước đó không nhìn thấy được, các tàu thăm dò sau đó có thể tạo ra bản đồ địa hình chi tiết hơn. Tuy nhiên, Hằng Nga 4 là thiết bị đầu tiên của con người hạ cánh thành công xuống Vùng tối của Mặt Trăng.

Trọng điểm của lần thăm dò này là gì?

Các nhà nghiên cứu hy vọng Hằng Nga 4 có thể có được những phát hiện khoa học trọng điểm. Họ rất quan tâm đến cấu tạo vùng lòng chảo Nam Cực – Aitken. Giáo sư Andrew Coates nói, “Hy vọng có thể nhìn được thành phần của nham thạch, … điều này có thể cung cấp các thông tin thú vị liên quan đến sự hình thành của Mặt Trăng và lịch sử của Hệ Mặt Trời.” Điều này được xây dựng trên cơ sở tiến bộ khoa học những năm 60 của thế kỷ 20, khi thiết bị thăm dò của Mỹ đã phát hiện ra vùng đồng bằng ở mặt hướng về Trái Đất của Mặt Trăng, nó cho thấy lịch sử núi lửa phun trào, và địa điểm Statio Tranquillitatis mà tàu Apolo hạ cánh xuống Mặt Trăng đã trở thành nơi nổi tiếng.

Nửa không nhìn thấy của Mặt Trăng là vùng yên tĩnh hiếm có

Do tín hiệu rất dễ bị nhiễu, việc sử dụng tín hiệu vô tuyến thiên văn (dùng sóng vô tuyến để do thám Hệ Mặt Trời) trên mặt đất vô cùng khó khăn, còn Nửa không nhìn thấy của Mặt Trăng lại không chịu ảnh hưởng bởi tín hiệu vô tuyến từ Trái Đất. Hiện nay Hằng Nga 4 đã hạ cánh, Nửa không nhìn thấy của Mặt Trăng có thể trở thành khu vực rất tốt đế sử dụng tín hiệu vô tuyến thiên văn.  

Làm thế nào để liên lạc với thiết bị thăm dò?

Khi không thể nào thu được tín hiệu vô tuyến, Hằng Nga 4 chỉ có thể “bắn ngược” tín hiệu thông qua vệ tinh độc lập trên quỹ đạo, sau đó tín hiệu từ vệ tinh sẽ tuyền về Trái Đất để truyền thông tin cho các nhà khoa học ở Trái Đất. Tất cả vệ tinh trung chuyển “cầu ô thước” của Hằng Nga 4 dùng để truyền thông tin với Trái Đất đều được hoàn thành từ nửa năm trước.

Quốc kỳ của Mỹ có còn hay không?

Năm 1969, Phi hành gia người Mỹ Neil Armstrong lần đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, và đã cắm quốc kỳ Mỹ tại đây. Giáo sư Andrew Coates nói, quốc kỳ của Mỹ có vẻ chắc chắn vẫn còn ở đó. “Theo chúng tôi biết, nó vẫn còn tồn tại. Trên Mặt Trăng không có gió … do đó nó không bị thổi bay, nhưng nó sẽ bị ảnh hưởng bởi vì còn có gió Mặt Trời. Nó đã tồn tại gần 50 năm trong môi trường gió Mặt Trời. Tôi nghĩ nó vẫn như mới.”

Tất cả đều có liên quan đến chính trị?

Hằng Nga 4 đáp xuống Nửa không nhìn thấy của Mặt Trăng đã khiến cho nhiều nhà khoa học trên thế giới vô cùng vui mừng, trong đó có nhiều nhiều người tỏ thái độ lạc quan đối với những tiến triển trong việc tìm hiểu về vũ trụ. Tuy nhiên cùng với việc thám hiểm vũ trụ, các nhà khoa học cũng không tách rời khỏi nhân tố chính trị. Trên thực tế, Cục Hàng không Vũ trụ Trung Quốc công bố rất ít thông tin liên quan đến nhiệm vụ của Hằng Nga 4, ngày 3/1, Trung Quốc chính thức tuyên bố tàu thăm dò đã hạ cánh thành công, dường như trong tình huống có thể xuất hiện thất bại Trung Quốc công bố thông tin là để cố làm mờ nhạt nhiệm vụ thăm dò lần này.

Huệ Anh

Xem thêm: